221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1272389
"Gươm lạc giữa rừng hoa", không thể "gươm lạc giữa rừng gươm"(II)
0
Article
null
'Gươm lạc giữa rừng hoa', không thể 'gươm lạc giữa rừng gươm'(II)
,

- Sáng tác của ảnh là rung động của người chụp, lại hoàn toàn thật, không được photoshop. Thêm yếu tố hên- may mắn, như chụp đúng lúc, không đụng chạm. Chụp mà theo đơn đặt hàng, khó xúc động, sợ chạm “húy”… sẽ cho những bức ảnh “chết” - Nick Út.

Mô tả ảnh.
Nick Út và "em bé napal" Kim Phúc

Ông có ghé thăm “chiến trường“ xưa ở VN ? Ông có gặp được ai- nhân vật trong ảnh ông ngày ấy? Cảm xúc của ông như thế nào khi nhìn lại nơi đã từng xảy ra cuộc chiến, nhất là vùng Trảng Bàng-Tây Ninh, nơi ông chụp ảnh Kim Phúc-em bé napal?

Tôi có về lại nơi này, rất bồi hồi. Muốn gặp lại vài người xưa. Nhưng không gặp ai. Người cũ chắc chiến tranh đã làm cho kẻ đi xa, người về cõi vô định. Tôi cũng hay ghé Trảng Bàng, người dân ở đây nhận ra tôi (nhờ truyền thông VN). Tôi cũng thăm ngôi nhà cũ của gia đình Kim Phúc, người anh trai chạy cùng cô ấy ngày xưa cũng đã mất cách đây 5 năm.

Tò mò chút ít, ông quan niệm về phương tiện tác nghiệp như thế nào?

Máy ảnh không quyết định tạo ra ảnh có giá trị. Máy thường, chụp đúng lúc, đúng người… sẽ ra ảnh giá trị. Tuy nhiên nghề nghiệp đòi hỏi máy chụp có thể làm việc theo óc của mình muốn. Máy làm được chức năng này, dĩ nhiên đắt. Ống kính thì nhiều, tele đắt tiền, nhưng ít khi nào ống kính tele tạo ra ảnh có giá trị, vì ảnh báo chí là cận cảnh. Nhưng không có sẽ cảm thấy thiếu.

Thời chiến tranh VN tôi thường dùng 4 máy, lúc nào cũng có gần 100 cuộn phim đen trắng, màu. Hiện nay Digital camera quá tốt, chỉ cần 2-3 máy với cái laptop là tôi tự do chuyển ảnh về AP trong vòng vài phút để lên mạng và truyền hình.

Theo như thông tin từ Quỹ tưởng niệm các nhà báo Đông Dương-IMMF, tháng 5.2010 ông sẽ có mặt ở VN và tham gia một chương trình workshop trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chụp ảnh với các phóng viên trẻ của VN. Nếu có thể ông sẽ trao đổi với họ những vấn đề gì về ảnh báo chí?

Mô tả ảnh.
Đứng trên xác pháo đài bay B-52 ở Hà Nội. Ảnh: Nick Út

Tôi có mặt ở VN dịp này trao đổi cho vui. Và vui nhất là được gặp gỡ lại các bạn cũ như Tim Page và một số bạn khác.

Nguyên tắc về ảnh báo chí, ai làm báo cũng phải biết là làm sao tạo ra ảnh giá trị. Giá trị ở chỗ nó cũng như một bài báo mang nhiều thông tin. Nó còn giá trị ở chỗ làm sao hình ảnh tạo được cảm xúc của người xem, ấn tượng vào lương tri, suy nghĩ của họ… Và giá trị nhất là ảnh hưởng của bức ảnh sau đó tác động ở mức độ nào với xã hội, với cộng đồng…

Nguyên tắc báo chí, “Hoa lạc giữa rừng gươm” hoặc “Gươm lạc giữa rừng hoa” chứ không thể “Hoa lạc giữa rừng hoa” hoặc “Gươm lạc giữa rừng gươm” mà thành bức ảnh nổi tiếng được. Nếu thay thế cô Kim Phúc bằng một cô chiến sĩ hay ông chiến sĩ, hình có gởi cũng chỉ được một vài báo đăng

Lấy từ kinh nghiệm bản thân ông, một phóng viên ảnh báo chí đúng chuẩn của truyền thông thế kỷ 21 cần phải có những tố chất nào về kỹ năng nghề, về kỹ thuật phương tiện, về cả phẩm chất và trình độ kiến thức cá nhân?

Mô tả ảnh.
Sự cố ngư dân trên biển. Ảnh: Nick Út

Nói về một phóng viên ảnh báo chí đúng chuẩn, tôi sợ tôi không có khả năng nói. Vì mang cái gọi là “chuẩn” ở AP với “chuẩn” ở VN thì rất khó vì nhiều khác biệt. Giá của một tấm ảnh được đăng báo ở nước ngoài khoảng 100 USD đến vài trăm USD, nhưng có thể dao động đến hàng triệu USD tùy theo mức độ quan trọng của sự việc, sự kiện. Ví dụ bức ảnh chụp cảnh tai nạn máy bay của Kennedy “con” có thể được trả tới 1 triệu USD.

Kiến thức về ảnh báo chí thì ai làm báo cũng biết định nghĩa chữ TIN.

Gọi là tin là nói đến một sự kiện hay hình ảnh mới lạ. Nói vui như trong làng báo chí VN từ xưa, con chó cắn người không gọi là tin vì việc chó cắn người là việc thường xảy ra, ngược lại, người cắn chó chắc chắn sẽ là tin.

Ảnh báo chí VN hiện nay ít được các hãng truyền thông, thông tấn báo chí nước ngoài sử dụng, và trong giải ảnh báo chí WPP, Pulitzer hàng năm cũng vắng mặt. Theo ông, ảnh báo chí VN cần có những yếu tố gì để có thể sánh cùng các đồng nghiệp nước ngoài?

Mô tả ảnh.
Đi xe Vespa ở Việt Nam. Ảnh: Nick Út

Ảnh vào được WPP, Pulitzer là những ảnh giống như sáng tác. Sáng tác không phải là tác phẩm có tình tiết éo le, gay cấn… mà có thể là tác phẩm bình thường nhưng tác giả đưa ra được một quan niệm mới, triết lý mới, nhân sinh quan mới…

Sáng tác của ảnh là rung động của người chụp, lại hoàn toàn thật, không được photoshop. Thêm yếu tố hên- may mắn, như chụp đúng lúc, không đụng chạm. Chụp mà theo đơn đặt hàng, khó xúc động, sợ chạm “húy”… sẽ cho những bức ảnh “chết”.

Ảnh báo chí VN theo ý riêng tôi là ít thông tin, na ná nhau ở sự kiện, kể cả góc máy, cảm xúc từ bức ảnh không nhiều… Không phải là VN không có thông tin mang tầm quốc tế mà vì các bạn chưa nhìn ra.Ví dụ những hình ảnh về môi trường biến đổi khí hậu…

Riêng ông có nhận xét gì về ảnh báo chí VN và những phóng viên ảnh báo chí VN hiện nay?

Mô tả ảnh.
Cách Hải Phòng không xa. Ảnh: Nick Út

Theo tôi được biết ở VN thường phóng viên viết là chụp ảnh luôn, ít có phóng viên ảnh thuần như chúng tôi. Vì thế có thể ảnh báo chí ở VN lượng thông tin ít vì đã có bài viết kèm theo rồi.

Phần khác tôi cũng thấy ảnh báo chí VN thường dùng ảnh đơn lẻ, ít ảnh xây dựng kiểu một phóng sự ảnh- câu chuyện ảnh.

Qua mấy lần cùng các bạn phóng viên ảnh tham dự workshop ở VN tôi thấy các bạn có nhiệt tình, ham học cái mới, nhưng hình như không ai bỏ sức như một đam mê kiểu như chúng tôi, sống-chết với nghề. Cũng có thể do điều kiện hoàn cảnh ở VN khác nên cũng khó đòi hỏi hơn.

Nếu như không có gì trở ngại, ông có thể giới thiệu chút ít về cuộc sống bây giờ của ông, gia đình và những gì ông muốn chia sẻ với mọi người về hạnh phúc?

Tôi đã lập gia đình hơn 30 năm, được 2 con, 1 trai, 1 gái, và 2 cháu ngoại. Tôi làm việc cho AP hơn 44 năm rồi và tiếp tục cho tới ngày hưu. Mà có về hưu thì vẫn tiếp tục cầm máy, vì tôi mê mẩn cái nghề này quá rồi. Mỗi ngày thấy ảnh của mình trên mạng, trên các báo hay trên truyền hình là niềm vui của tôi.

Nghe ông tâm sự với một ít người bạn, khi về hưu ông sẽ chọn VN để định cư? Ông có nghĩ là khi đó cũng sẽ làm một điều gì đó đóng góp cho ảnh báo chí VN với tư cách là một người VN không phải của AP?

Về VN, ở VN hưởng tuổi già là mong ước của tôi. Tôi cũng mong được đóng góp giúp các bạn trẻ chụp ảnh với tấm chân tình và vô tư vô lợi. Ngoài ra khi về hưu, tôi sẽ thực hiện những cuốn sách ảnh mà mình ấp ủ lâu nay, là những tổng kết cuộc đời cầm máy.

Cảm ơn báo điện tử VietNamNet đã cho tôi cơ hội chia sẻ chút ít về mình với mọi người

  • Hoài Hương (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,