>> 80 năm rồi mỹ nhân sơn cước...
>> HH xứ Mường từ tột cùng nhung lụa đến cơn vật thuốc(II)
>> Những bông hoa rừng đa sắc của miền Tây bắc
Cuộc thi hoa hậu lần thứ 2 dưới thời Pháp thuộc tại xứ Mường được tổ chức tại châu Lương Sơn (nay là huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) vào năm 1942 và đây cũng là cuộc thi cuối cùng. Cách mạng tháng Tám thành công (1945) đã đặt dấu chấm hết cho mưu đồ lập nên những “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị” của thực dân Pháp.
Bà Đinh Thị Nụ (ngồi ngoài cùng bên trái). Ảnh tư liệu gia đình |
Hoa hậu của cuộc thi này là người đẹp Đinh Thị Nụ (sinh năm 1925, mất năm 2006). Người đẹp Đinh Thị Nụ là cô gái Mường Bi, nay là xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Thân sinh hoa hậu Mường Bi là ông Đinh Công Chung (em trai Tuần phủ Đinh Công Thịnh, đồng thời ông Chung cũng là chú ruột của Tri châu Lương Sơn Đinh Công Niết).
Sinh thời, ông
Đinh Thị Nụ lớn lên được cha cho đi học trường huyện 3 năm (lớp é lemantes). Năm Nụ 16 tuổi, nhan sắc đã nức tiếng khắp Mường. Người ta vẫn kể câu chuyện, mỗi lần nàng Nụ lội suối hay tắm suối Mường, hàng ngàn cặp mắt trai Mường đều đắm đuối hướng về nơi nguồn suối, để được nhìn làn da trắng ngần lồ lộ của nàng he hé sau những đám cây rừng…
Á hậu của cuộc thi Hoa hậu xứ Mường năm 1942, người đẹp Hoàng Thị Liên, nay vẫn còn sống giữa mường Cời... - Ảnh tư liệu. |
Một ngày, Tri châu Đàm Quang Vinh tới nhà Đinh Công Chung chơi, gặp cô con gái chủ nhà xinh đẹp đã khuyên ông
Cuộc thi hoa hậu xứ Mường năm 1942 được tổ chức tại châu Lương Sơn, cách Hà Nội 40km, lại đúng vào thời điểm người Pháp mở hội chợ Két-mét ở Lương Sơn, nên hàng ngàn người đã bỏ cả xem hội chợ để chiêm ngưỡng các người đẹp.
Sau khi được vinh danh hoa hậu, người đẹp mường Bi Đinh Thị Nụ được Quan chánh sứ người Pháp Rênhie (Regniere), lúc ấy đang công cán ở Hòa Bình, cho về Hà Nội thăm thú các danh lam thắng cảnh, học nhảy đầm và tiếp xúc với cuộc sống phương Tây.
Những thiếu nữ Mường ngày nay, dường như được thừa hưởng linh khí xứ Mường, để da trắng, tóc dài, eo thon... ngời ngời như thế. |
Đầu năm 1945, một thương gia người Kẻ Chợ ở phố Hàng Khay say mê sắc đẹp của bà, đã bỏ ngàn vàng để cưới bà làm vợ. Phóng viên tờ báo Đông Pháp đã tới viết bài, chụp ảnh về đám cưới của người đẹp Đinh Thị Nụ như là một sự kiện văn hóa khiến hàng ngàn người quan tâm vào thời điểm bấy giờ.
So với người đẹp Quách Thị Tẻo, người đẹp Đinh Thị Nụ vốn xuất thân từ gia đình thường dân, chỉ có một chút liên quan đến giới chức sắc, quý tộc phong kiến đương thời vì những người họ hàng trong gia đình giữ chức tri châu (tương đương chức chủ tịch huyện bây giờ). Có lẽ vì thế mà cuộc đời người đẹp đất Mường Bi cũng bình lặng hơn, ít điều tiếng, ít bị thiên hạ gièm pha, dòm ngó…
Song, không có bất hạnh này thì lại phải chịu bất hạnh khác. Nỗi buồn đau lớn nhất của người đẹp Đinh Thị Nụ là đến tận cuối đời, lúc nhắm mắt xuôi tay, người đẹp này cũng vẫn chỉ một thân một bóng. Người đẹp Đinh Thị Nụ không có khả năng sinh nở.
Cách mạng thành công, Đinh Thị Nụ trở về xứ Mường nơi bà đã được sinh ra. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi với người chồng làm thương gia, chưa có gì ràng buộc, níu kéo người đẹp, bởi từ lúc kết hôn, cho đến lúc trở về cố xứ, bà cũng vẫn một thân, một mình, vẫn chưa sinh được cốt nhục cho gia đình chồng.
Người dân Mường Bi lại sớm sớm chiều chiều được chiêm ngưỡng người đẹp một thời của bản Mường, dẫu lúc này đã qua thời thiếu nữ, đã trở thành đàn bà, nhưng Đinh Thị Nụ mới ngoài 20 tuổi, vẫn ngời ngợi sắc hương, bớt đi cái vẻ hoang dại, trở nên đằm thắm hơn.
Một thời gian sau, bà Nụ đi bước nữa. Người đàn ông may mắn này, cũng đã có một đời vợ, có hai đứa con riêng. Sau kháng chiến chống Pháp, bà cùng gia đình chuyển về sinh sống ở phố Hàng Bài, khi người chồng chuyển công tác về Ngân hàng Trung ương. Éo le một điều, với người chồng thứ hai, người đẹp Mường Bi cũng không sinh được người con nào.
Sau khi chồng mất, mặc dù hai người con riêng nhất mực giữ bà ở lại phụng dưỡng, bà vẫn dứt áo về lại Mường Cơi. Năm 2006, hoa hậu Mường Bi nhắm mắt xuôi tay, để những câu chuyện ly kỳ về hai cô hoa hậu xứ Mường.
-
Kiên Trung
Bài 4: “Á hậu” của cuộc thi người đẹp xứ Mường năm 1942 – người đẹp Hoàng Thị Liên, là người đẹp duy nhất còn sống, năm nay đã bước sang tuổi 80. Bà vẫn còn minh mẫn, lại còn nói vui rằng: “Ngày nay, người ta thi người đẹp sao mà rắc rối. Thời của chúng tôi, thì người đẹp nó khác bây giờ…”.