221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1263179
NS Chí Trung: Tôi cũng từng chen cướp,chụp giật, xô đẩy...
1
Article
null
NS Chí Trung: Tôi cũng từng chen cướp,chụp giật, xô đẩy...
,

 - "Chúng ta vừa chạy nhanh, vừa phải xếp hàng, vì thế thiếu thời gian nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Một thời chúng ta chỉ có cái ta, thiếu cái tôi, giờ chúng ta chỉ có cái tôi, mà thiếu cái ta", nghệ sĩ ưu tú Chí Trung bày tỏ những suy nghĩ về văn hóa đô thị.

Anh sắp ra mắt một vở hài kịch về đề tài khá bức bối: Văn hóa chung cư. Điều gì khiến anh trăn trở mỗi khi ngắm nhìn những tòa nhà cao tầng ấy?

- Văn hóa đô thị của chúng ta đang yếu, những ngôi nhà thì ngày một cao nhưng văn hóa không lên, nếu không muốn nói là đi theo chiều ngược lại. Trong những chung cư mới xây, con người được trang bị những tiện nghi hiện đại nhưng bên trong vẫn là văn hóa làng xã. Tôi đồ rằng, khoảng 70% cư dân sống tại các tòa nhà cao tầng là khách ngoại tỉnh du nhập về.

Mô tả ảnh.
Nghệ sĩ Chí Trung.

Tôi không có ý phân biệt người tỉnh lẻ nhưng đúng là có những gia đình hoàn toàn chứa đựng văn hóa làng xã. Bằng chứng là, họ mở bung cửa sang nhà khác, đổ rác từ trên cao hay phơi quần áo ngoài cửa. Ngược lại, cũng có người khép kín vì không hòa đồng nổi với cuộc sống. Họ vẫn có thói quen nhìn qua lỗ khóa xem nhà bên cạnh hôm nay ăn gì, thấy trộm ăn cắp nhà hàng xóm cũng mặc kệ.

Mô tả ảnh.
Vợ chồng nghệ sĩ Chí Trung
Ở những khu dân cư này, ta thấy treo biển văn hóa bên ngoài nhưng bên trong lại chứa đựng những sóng gió khủng khiếp. Nhưng ở Phố cười, tôi chỉ muốn nói đến văn hóa ứng xử. Chung cư nào cũng có nội quy nhưng sống trong đó lại là những người ở những độ tuổi khác nhau, cá tính rất mạnh. 

Vì sao anh khẳng định, khoảng 70% số người sống trong chung cư hiện đại xuất thân từ tỉnh khác?

- Người Hà Nội gốc hầu như đã có nhà ở trung tâm thành phố hoặc họ cũng.. nghèo. Theo tôi, thường những nhà giàu mới nổi mới có số tiền khá lớn để mua chung cư cao cấp, trong khi người Hà Nội gốc ít có cơ để giàu đột xuất. Đoàn tôi, chị Tú Oanh có nhà chung cư ở phố Ngọc Khánh bảo, mở cửa ra thấy như đang ở… “nước ngoài” vì xung quanh là tiếng nói véo von các vùng miền. Bọn trẻ con học nhau, nên về nhà ngỡ ngàng khi con mình nói giọng miền Trung, đó là sự hội nhập vùng miền thôi.

Phải chăng, sự nhập cư của những người ngoại tỉnh vào Hà Nội làm văn hóa nơi đây ít nhiều bị ảnh hưởng?

- Tôi không dám nói văn hóa của người Hà Nội cao hơn, bởi vì ngay tôi đây, sống từ nhỏ ở đất này cũng chen cướp, chụp giật, xô đẩy chứ, nhiều lúc không muốn xếp hàng, thi thoảng tiện tay ném rác ra cửa ô tô như thường. Nói thật, ngày xưa không có chuyện ấy, một phần vì Hà Nội thưa vắng, không chen chúc, không có ngã tư đèn đỏ, cuộc sống cứ bình thường trôi. Không khí này chỉ trở lại vào sáng mồng 1 tết, thật đậm chất Hà Nội.

Mô tả ảnh.
Cảnh trong vở Phố cười.

Nhưng thực ra, ở mỗi vùng đất đều có bản sắc riêng. Mọi người vẫn bảo, người Hà Nội thanh lịch dịu dàng nhưng tôi đi các nơi thì thấy người Lạng Sơn, Đà Nẵng đặc biệt là Huế, ăn nói  rất nhẹ nhàng, có khi còn hơn cả thủ đô. "Nhập gia tùy tục", tôi muốn rằng, người dân các nơi đã về với Hà thành thì cũng nên gìn giữ xây dựng những tinh hoa của đất này. Đấy, tôi rất thích từ tinh hoa Hà Nội, nó rất khó giải thích hay so sánh nhưng rất hợp khi nói về mảnh đất ngàn năm.

Chùm hài kịch Phố cười của hai đạo diễn Chí Trung - Sĩ Tiến sẽ được các nghệ sĩ đoàn kịch 2 Nhà hát Tuổi Trẻ trình làng vào ngày 19/2 (tức mồng 6 tết) tại rạp Thanh Niên, 37 Trần Bình Trọng. Các tiểu phẩm Ghen ngược, Nào ta cùng ném, Quán rượu ven đường, Vị khách đêm giao thừa, Bố ơi con sắp về rồi, Gia đình nhiều năm văn hóa…khai thác những câu chuyện hài hước về văn hóa chung cư, nơi có sự giao lưu của những người dân đến từ những vùng miền khác nhau. Chương trình có sự tham gia diễn xuất của những nghệ sĩ Lê Khanh, Ngọc Huyền, Vân Dung, Hiệp gà, Đức Khuê, Tú Oanh… 

Người ta nhận xét, người Hà Nội khéo quá thành ra… giả dối, miệng nói một đằng, bụng nghĩ một nẻo. Anh nghĩ sao? Có khi nào anh ăn nói không đúng với lòng mình?

- Có thể nói, người Hà Nội sống hơi…không thật, theo tôi đó là do thổ nhưỡng, khí hậu. Thời tiết ở đây, ngoài lạnh trong nóng, trong lạnh ngoài nóng, lung tung cả lên khiến người dân dễ trở thành… con biến sắc. Người ta vẫn bảo: thật chẳng biết dân Bắc Kỳ nghĩ gì, tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng nói thật ý nghĩ của mình, đôi khi trong phát ngôn, cũng nói vống lên tí chút nhưng cũng phải kiểm soát chứ.

Hà Nội đang thiếu những yếu tố cơ bản để tạo nên văn hóa đô thị, sự hội nhập vùng miền càng làm cho quá trình này trở nên rối rắm, phức tạp. Theo anh, vì sao chúng ta phải khó nhọc xây dựng văn hóa này đến thế?

- Đời sống thị trường phát triển với tốc độ quá nhanh, ai cũng lao vào kiếm tiền và điều đó trở thành công việc chính đáng. Chúng ta vừa chạy nhanh, vừa phải xếp hàng, vì thế thiếu thời gian nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Một thời chúng ta chỉ có cái ta, thiếu cái tôi, giờ chúng ta chỉ có cái tôi, mà thiếu cái chúng ta, khó là vì thế.

Vì sao, người nước ngoài hay đi du lịch sang nước khác? Tôi nghĩ, họ không chỉ quan sát, hưởng thụ mà còn để tĩnh tại tâm hồn, tạo điểm dừng. Còn ta, luôn hối hả làm việc, như anh em tôi phải làm đến 30 Tết chẳng hạn. Sự vất vả khiến mình còn không quan tâm đến bản thân, thì làm sao yêu kẻ khác được. Nhiều người lấy sự bận rộn biện minh cho sự xao nhãng việc thăm hỏi bố mẹ già, trong khi tiền vẫn gửi đều.

Anh vừa nói, phải làm việc đến 30 Tết. Bận bịu thế, anh có thời gian để nhìn lại chính mình và quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ?

- Cái này thì tôi cực kỳ… vô văn hóa vì luôn phải đi triền miên, về nhà là nằm vật ra, chả lẽ lúc ấy lại bò đến nhà mẹ bảo: mẹ ơi, con yêu mẹ lắm. Chính vì thế, tôi cũng không có thời gian để nhìn lại chính mình. Cái này, tôi nghiệm từ bản thân: được giáo dục, đi nhiều, biết nhiều mà vẫn thấy như không, chỉ đến khi ra nước ngoài mới hiểu mình thiếu hụt cái gì.

Mô tả ảnh.

Thi thoảng vứt rác ra đường, không có thời gian kiểm điểm lại mình, ít có thời gian quan tâm đến người khác, vậy anh đã làm gì cho  cái "ta”?

- Nhiều năm đóng táo Giao thông nên tôi rất trăn trở vấn đề này. Phải nói, văn hóa giao thông của chúng ta quá kém. Nhiều người vừa thấy đèn đỏ là… vọt dù không vội, một số người lấy còi là niềm vui, coi việc bóp còi như ...tập thể dục.  Bản thân tôi thực hiện cái này rất nghiêm, ví như đèn đỏ lâu thì có thể tắt máy để đỡ mùi xăng, tiếng ồn. Đúng là chỉ cần một chút ý thức, ra ngay con người văn hóa.

Anh hay dựng những vở hài về đề tài xã hội mà thiên chức của những tác phẩm nghệ thuật là hướng khán giả đến tầm thẩm mỹ cao hơn. Anh có nghĩ, những vở diễn của mình đủ sức làm thay đổi nhận thức của khán giả hay chỉ “mua vui” trên sân khấu "một vài trống canh"?

- Trước đây, người ta phong cho nghệ sĩ nhiều thiên chức như kỹ sư tâm hồn, người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.... Ngày xưa, người ta gọi những người diễn trò là xướng ca vô loài, hề của thiên đình, hề của toàn dân. Nghệ sĩ làm sao giáo huấn khán giả được? Chúng tôi chỉ đưa đến cho họ những quan niệm, câu chuyện hấp dẫn, qua đó họ tự suy ngẫm về mình. Trong thời điểm này, chúng tôi muốn làm giải trí, đến lúc nào đấy, khán giả no nê tiếng cười họ sẽ hướng đến giá trị khác như cảm nhận nỗi đau của người xung quanh và xoa dịu nỗi buồn bản thân.

Có bao giờ anh nghĩ, mình sẽ làm những sản phẩm gây cười khác mà không diễn ra trên sân khấu?

- Khi đi máy bay, tôi thường được xem những phim ngắn, hài hước. Ở đó, cách người ta làm phim là tung ra một tình huống giả định để mọi người phản ứng với sự chứng kiến của nhiều người khác. Mấy người bạn bảo: sao Chí Trung không làm những phim hài tình huống như thế này, hay thế cơ mà. Một trang web cũng đề nghị tôi làm một seri hài tình huống gồm 100 tập nhưng tôi bảo văn hóa hiện nay chưa cho phép chúng ta quay ngẫu hứng như vậy. Đơn giản, mình mà làm gì đấy giữa phố thì dễ bị… ăn tát hoặc chửi, nếu họ phát hiện ra bị quay phim, lập tức sẽ nhảy vào đánh luôn người cầm camera.

  • Thu Huyền (thực hiện) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,