221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1244765
Cảnh "nóng" gây sốc trong một vở kịch Tây Ban Nha
1
Article
null
Cảnh 'nóng' gây sốc trong một vở kịch Tây Ban Nha
,

- Em trao anh đôi mắt em được chuyển thể từ một tác phẩm điện ảnh từng nhận 7 giải thưởng Goya, trong đó có giải cho phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc, đồng thời được chú ý tại một số liên hoan phim quốc tế.

Mô tả ảnh.
Nhân vật thể hiện cảnh tình yêu trên sân khấu.

Và lần này, tác phẩm xuất hiện trên sân khấu kịch Việt Nam dưới bàn tay dàn dựng của nữ đạo diễn người Tây Ban Nha Carme Portaceli, diễn viên Gabriela Flores và tập thể nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam. Nghệ sĩ hai nước cùng diễn, diễn viên nước nào nói tiếng nước đó và khán giả có thể theo dõi phụ đề lời thoại trên màn hình lớn. Điều này không còn lạ với khán giả yêu sân khấu kịch.

Vở diễn mở đầu với cảnh chạy trốn của Pilar khỏi ngôi nhà, nơi có người chồng hay ghen và ưa thói bao lực. Pilar về nhà mẹ đẻ và được em gái giới thiệu đến làm việc tại một bảo tàng. Tuy nhiên, chồng Pilar đã tìm đến và nói những lời đường mật, khuyên cô nên trở về mái ấm của mình vì cô là tất cả tình yêu của anh. Trong khi em gái khuyên cô hãy rời xa cuộc sống như tù ngục và tự sống cuộc đời của mình thì  mẹ cô luôn tìm cách khuyên con gái quay về với chồng vì theo bà, một người phụ nữ  nên chịu đựng tất cả.

 Bên bạn bè, Pilar đã có những phút giây vui vẻ, thanh thản và hạnh phúc. Song cô cũng cho rằng, chồng mình không hẳn là người xấu và đã về sống với chồng, nhưng cuộc sống của cô vẫn bị bủa vây bởi những lời đe dọa, cấm đoán của anh.

Khi nhận được lời mời đến một thành phố khác để tổ chức triển lãm, Pilar bị chồng đánh đập dã man, thậm chí lột cả áo quần vì nghĩ cô đến đó để gặp những người đàn ông khác. Không được sống như chính mình mong muốn, bạo lực gia đình khiến cô rơi vào cảm giác sợ hãi. Pilar không nói một lời nào, cũng không đếm xỉa gì đến chồng khiến anh không chịu nổi phải cắt gân tay tự vẫn. Chồng Pilar thoát chết nhưng đã đến lúc cô cần chọn cho mình hướng đi đúng.

Với chủ đề phê phán bạo lực gia đình, Em trao anh đôi mắt em chứa đựng một nội dung không mới, nếu không muốn nói là đã quá quen với khán giả vốn hay quan tâm đến các vấn đề xã hội, gia đình. Tuy nhiên, bằng tài năng của mình, nữ đạo diễn Carme Portaceli đã phản ánh phần nào thực tế đời sống tình cảm của một bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội khi sự bình đẳng nam nữ chưa được quan tâm đúng mức.

Mô tả ảnh.
Hai vợ chồng Pilar và Antonio trong vở kịch Em trao anh đôi mắt em

Pilar, đại diện cho những cô gái xinh đẹp, hiền hành, yêu chồng và nhu nhược. Antonio chồng cô là công thức chung của những anh chồng ít học, hay ghen và quen thói cư xử bằng các cú đấm, đá. Nỗi đau khổ không bắt nguồn từ bản chất mà bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, quan niệm về cuộc sống của mỗi con người trong xã hội.

Không thực sự hấp dẫn về đề tài, nội dung, song Em trao anh đôi mắt em lại ấn tượng về cách trang trí, dàn dựng. Khác với những bục bệ mang tính chất tượng trưng như vẫn thường thấy trên sân khấu, nữ đạo diễn Carme Portaceli sử dụng luôn những đạo cụ thật. Chị đưa lên sân khấu chiếc cầu thang, cánh cửa của đời thường, tạo không gian diễn xuất thoải mái cho diễn viên và cảm giác gần gũi với người xem.

Diễn biến vở kịch cũng không ngắt theo từng cảnh mà cảnh nọ gối liền lên cảnh kia, đây là cách kể khá lạ trên sân khấu Việt, nên đôi lúc khiến người xem hơi rối. Bên cạnh đó, diễn viên thường đóng hai vai nên ngay trong một cảnh, khi người mẹ vừa bỏ bộ tóc giả, lập tức biến thành cô bạn gái. Với cách làm này, dường như đạo diễn muốn khán giả phải theo dõi một cách tập trung, tinh ý.

Đề tài nặng tính tuyên truyền có thể đã "làm khó" cho nữ đạo diễn của Tây Ban Nha nên nhiều đoạn chị để nhân vật nói như giảng bài, đặc biệt những cảnh nhà tâm lý học phân tích, lý giải cho các ông chồng nguyên nhân dẫn đến những đổ vỡ, bất hạnh trong gia đình họ.

Tuy nhiên, sau đó Carme Portaceli đã cân bằng lại khi để những nhân vật này thể hiện một cảnh khá hài hước, dù vậy khán giả vẫn có cảm giác những đối thoại trước đó rườm rà, có vẻ giống với sân khấu kịch của vài chục năm về trước hơn là sự ngắn gọn, súc tích của kịch hiện đại.

Gây sốc nhất có lẽ là cảnh âu yếm của hai vợ chồng Pilar và Antonio do Gabriela Flores và Minh Hiếu thủ vai. Có lẽ đây là cảnh sexy nhất trên sân khấu kịch miền Bắc từ xưa đến nay khi nhân vật nam, nữ cởi bỏ áo thể hiện tình yêu ngay trên sàn diễn. Cảnh khác, trong lúc đánh đập vợ vì ghen tuông, Antonio phũ phàng lột bỏ quần áo của vợ, lúc này nhân vật nữ chỉ còn bộ quần áo lót.

Có thể, những cảnh "nóng" thế này không quá xa lạ với sân khấu phương Tây, nhất là khi đạo diễn muốn miêu tả chân thực nỗi sợ hãi của bạo lực tình dục trong gia đình. Nhưng, dường như khán giả không biết điều này nên nhiều người đã mang theo cả trẻ em. Thông thường, những tác phẩm biểu diễn có cảnh "nóng" phải cấm trẻ em dưới 16 tuổi.

Trừ  nghệ sĩ Gabriela Flores vào vai nhân vật chính Pilar, các nghệ sĩ của Nhà hát kịch Việt Nam đều đảm nhận hai vai. Mỗi nhân vật chỉ mặc một bộ trang phục từ đầu cho đến khi kết thúc vở diễn. Đó là nét riêng của đạo diễn Portaceli. Chị sinh tại Valencia, học ở Barcelona. Tình yêu sân khấu mãnh liệt đã thôi thúc chị thành lập Công ty biểu diễn nghệ thuật quốc tế (FEI), một trung tâm sáng tạo độc lập nhằm mục đích phổ biến rộng rãi nghệ thuật sân khấu đến với đông đảo quần chúng.

Em trao anh đôi mắt em là sản phẩm hợp tác của Nhà hát kịch Việt Nam và Công ty biểu diễn nghệ thuật quốc tế (FEI) với sự hỗ trợ của Viện sân khấu nghệ thuật và âm nhạc Tây Ban Nha, Bộ văn hóa Tây Ban Nha, Đại sứ quán Tây Ban Nha, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vở diễn tiếp tục ra mắt khán giả vào ngày 8 và 9.11 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.

  •  Thu Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,