221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1240183
Tìm lại ký ức trên cây cầu bắc qua 3 thế kỷ
1
Article
null
Tìm lại ký ức trên cây cầu bắc qua 3 thế kỷ
,

 

- Hàng ngàn người đã đổ về cây cầu Long Biên lịch sử sáng 10/10 để được sống lại với ký ức và thể hiện tình yêu dành cho Hà Nội. Festival cầu Long Biên ở một góc độ nào đó, đã hoàn thành mục tiêu mà nó đã đặt ra là: khơi gợi những ký ức về cây cầu bắc qua 3 thế kỷ. Và dù không muốn nhưng vẫn phải nói "giá như...".

Giá như...

Mô tả ảnh.

Đoàn tàu chỉ sử dụng đầu máy hơi nước cổ, còn lại là các toa tàu hiện đại.

Giá như có nhiều thứ để xem hơn, giá như không gian của cây cầu không quá "trống trải" như trong buổi khai mạc Festival ký ức cầu Long Biên sáng 10/10 thì có lẽ chuỗi ký ức của quá khứ và cả hiện tại sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Chờ đợi thật nhiều khi đến với Festival cầu Long Biên bởi ý tưởng mà nhà tổ chức đưa ra quá "hoành tráng" và hấp dẫn, nhưng nhiều người đến với lễ khai mạc trong buổi sáng ít nhiều thất vọng bởi cây cầu được trang hoàng quá đỗi bình thường. Có không ít người mới chỉ đi được vài trăm mét đã quay lại vì "không có gì để xem".

Giới báo chí đã "đón lõng" ở đầu cầu Long Biên hướng đường Trần Nhật Duật để chờ đợi đoàn tàu cổ chở các quan khách từ ga Gia Lâm sang, nhưng khi tàu tới nơi mới rõ: chỉ có đầu tàu là cổ, còn lại là những toa tàu bình thường vẫn chạy hàng ngày. Không gian trên cầu Long Biên quá rộng, với chiều dài tới gần 1,7km khiến cho những người tham dự festival trên cầu cảm thấy bị loãng. Điểm xuyết vài đoạn dọc chiều dài cầu Long Biên là những khu vực treo các bức tranh vẽ về cây cầu cũng như những hình ảnh tư liệu về HN từng thời kỳ nhưng chưa thực sự bắt mắt vì gần như chúng đã bị không gian quá rộng của cây cầu "nuốt chửng".

Ở lối dẫn lên cầu phía đường Trần Nhật Duật, mùi xú uế bốc lên nồng nặc khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ với các vị khách nước ngoài tới tham dự festival.

Bỏ qua những hình ảnh do "lịch sử để lại" vốn chẳng lung linh và thơ mộng cho lắm xung quanh đó, một cái chợ cóc mọc lên ngay phía dưới khu vực chân cầu với những gian hàng "ăn theo" bán những món đồ "chẳng liên quan" đến cái tên gọi của Festival. Chỗ này gian hàng bán tranh đá quý tranh thủ quảng cáo thêm cho hoạt động dạy nghề, chỗ kia tranh thủ kiếm lời từ mấy con thú bằng bông gắn mô tơ Trung Quốc...

Tìm lại ký ức trên cây cầu bắc qua 3 thế kỷ

Mô tả ảnh.

Khách nước ngoài lưu lại bút tích trên cầu.

Có lẽ điểm nhấn duy nhất trên cây cầu là những tấm vải trắng được cài dọc đường đi để những người tham dự festival lưu lại bút tích của mình. Dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, tất cả đều hào hứng ghi lại những tình cảm dành cho Hà Nội.

Dễ dàng bắt gặp những dòng chữ với những tình cảm đặc biệt của các vị khách nước ngoài đến với Festival cầu Long Biên sáng nay lưu lại bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Từ lời chúc (Chúc mừng Hà Nội, thành phố tuyệt đẹp và con người đáng yêu!) đến khẩu hiệu  (Simón Bolívar (nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19 - PV) và Hồ Chí Minh muôn năm!...) hay đơn giản chỉ là cảm xúc dành cho Hà Nội (Tôi yêu Hà Nội!)...

Mô tả ảnh.

Tái hiện ngày giải phóng thủ đô cách đây 55 năm khiến nhiều người xúc động.

Hoạt cảnh tái hiện ngày giải phóng thủ đô cách đây 55 năm diễn ra trên cầu với hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ, cờ đỏ sao vàng trên tay tiến về Hà Nội trong sự đón chào của người dân Thủ đô cũng để lại cho người tham dự nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người Hà Nội đã từng sống qua thời khắc lịch sử này.

Cảm giác bước đi thong dong trên một cây cầu xưa cũ, yên tĩnh, không xe cộ tấp nập ngược xuôi, chỉ có những đoàn tàu thi thoảng kéo còi chạy qua trong một buổi sáng tháng 10, đúng vào ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng 55 năm trước có lẽ là một trải nghiệm mà chỉ những người đã gắn bó với thành phố này mới cảm nhận được.

Có khá nhiều người lớn tuổi đến với cây cầu Long Biên sáng nay để tìm lại ký ức, thậm chí còn sang ga Gia Lâm từ tối qua để sẵn sàng lên chuyến tàu "lịch sử" từ ga Gia Lâm tới ga Long Biên sáng nay. Ông Phúc Lợi (sinh năm 1952) hôm nay đến với Festival cầu Long Biên cùng hai cháu ngoại cũng bằng tuổi ông khi Thủ đô giải phóng. Ông Lợi tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên hôm nay tôi muốn đến với cây cầu này để ôn lại quá khứ. Biết nói gì đây. Cảm giác hết sức đặc biệt. Tôi không được chứng kiến cảnh Thủ đô giải phóng vì khi ấy còn quá nhỏ nhưng tôi cảm nhận được dư vị của quá khứ khi bước lên cây cầu. Đó đúng là quang cảnh của Hà Nội xưa. Người ta đi trên cầu hết sức thong thả chứ không xô bồ như hiện tại".

Festival cầu Long Biên ở một góc độ nào đó, đã hoàn thành mục tiêu mà nó đã đặt ra là: khơi gợi những ký ức về cây cầu bắc qua 3 thế kỷ. Và quan trọng hơn, đó là sự kiện có thể khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu dành cho Hà Nội thông qua cây cầu đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử thành phố này.

Chùm ảnh Festival cầu Long Biên sáng 10/10

 

Mô tả ảnh.

Toàn cảnh cầu Long Biên
Mô tả ảnh.

Bắt đầu cuộc đi bộ vì Hòa bình trên cầu Long Biên. Ảnh: Nguyên Hoàng

Mô tả ảnh.

Tái hiện hình ảnh xưa.

Mô tả ảnh.

Rất nhiều cựu chiến binh có mặt trong ngày giải phóng thủ đô năm xưa cũng có mặt trong sự kiện này.
Mô tả ảnh.
Và cả những em bé cũng đến chia sẻ dòng lưu bút. Ảnh: Nguyên Hoàng

Mô tả ảnh.

Sống lại không khí lịch sử

Mô tả ảnh.

Múa lân trên cầu trong ngày khai mạc.

Mô tả ảnh.

Tranh thủ chụp ảnh cưới trên nền festival cầu Long Biên.

Mô tả ảnh.

Một khoảnh khắc đẹp...

Mô tả ảnh.

Phút trầm tư
Mô tả ảnh.

Gánh hàng rong vẫn qua cầu như mọi ngày... Ảnh: Nguyên Hoàng

 

  • Bài: Hạnh Phương

  • Ảnh: Phạm Hải

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,