221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1242632
NSND Lan Hương: Chúng tôi muốn sân khấu sống
1
Article
null
NSND Lan Hương: Chúng tôi muốn sân khấu sống
,

  - “Tôi thấy sức mình cũng yếu nhiều nhưng vẫn cố làm với hy vọng sân khấu sẽ khởi sắc”, nghệ sĩ Lan Hương tâm sự trong buổi ra mắt vở kịch hình thể Hamlet do chị làm đạo diễn.

Dựng kịch kinh điển của Shakespeare  bằng ngôn ngữ hình thể, điều gì “làm khó” chị nhất?

Mô tả ảnh.
NSND Lan Hương
- Kịch quan trọng nhất phần lời, vậy bỏ thoại đi thì làm thế nào lột tả hết nội dung câu chuyện? Hình thể nhấn vào động tác, hành động song hành động cũng không thể quá cụ thể mà cũng không thể quá tượng trưng giống như múa. Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều, mặc dù lúc xin tài trợ của Hội nghệ sĩ sân khấu thì mới chỉ phác thảo được mấy nét.

Lời thoại của đại văn hào Shakespeare rất tuyệt nhưng ở thời điểm này lại thành... nói nhiều. Nếu diễn đúng theo kịch bản thì phải mất hơn ba giờ đồng hồ nhưng vở này tôi rút gọn còn hơn một giờ. Làm thế nào để khán giả hiểu, trong Hamlet tác giả muốn nói gì? Ở những vở kịch mà sự thật luôn bị bưng bít, về tính pháp lý mình có thể dùng biểu tượng cán cân. Nhưng ở đây thì sao?

Rồi tôi nhớ ra, bên châu Âu vào thời điểm của tác phẩm, Chúa là tối thượng, vì thế ai đó muốn giết người mà nhìn thấy cây thánh giá thì cũng không dám. Với một người tội lỗi vô cùng nhưng bị giết lúc đang quỳ bên cây thánh giá cũng được lên thiên đường. Hamlet cứ rình giết ông chú vì mối thù của cha nhưng toàn gặp lúc ông đang cầu nguyện nên không thể. Ở đây, tôi để Hamlet trèo lên cao lấy cây thánh giá để Chúa nhìn thấy sự thật, cho dù sự thật nào cũng phải trả giá.

Vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, ở vở này, ngôn ngữ hình thể có chuyển biến gì so với các tác phẩm trước?

- Đây là kịch hình thể kết hợp với múa đương đại, một vài cảnh có múa tuồng. Các vở trước như Vườn thiên đàng, Hàn Mặc Tử, Biến vỹ tình yêu, diễn viên diễn kịch nhiều. Ở đây, tuyến kịch vẫn còn nhưng diễn viên không đứng mà diễn nữa. Nếu có thể, gọi là vở múa đương đại cũng đuợc.

Vì được tài trợ với mức kinh phí khiêm tốn là 50 triệu nên chị rút ngắn một nửa thời gian của tác phẩm?

Mô tả ảnh.
Một cảnh trong vở kịch hình thể Hamlet.

 - Không phải vậy mà bởi kịch hình thể không nên quá dài, người xem sẽ chán, diễn viên cũng rất mệt. Ở nước ngoài khi xem ballet, khán giả được nghỉ giữa vở, ra ngoài nói chuyện, ăn uống nhưng khán giả mình quen xem một mạch rồi.

Kế hoạch công diễn vở này sẽ thế nào? Nói thật, chị có nghĩ nó sẽ gây hứng thú với khán giả?

- Trước mắt, chúng tôi diễn một buổi theo hợp đồng với Hội Nghệ sĩ sân khấu, sau đó đi xin tài trợ để tiếp tục công diễn cho đông đảo người xem.

Đáng lẽ, như mọi năm ngày
Shakespeare toàn cầu, vở kịch sẽ được truyền hình trực tiếp nhưng năm nay tôi không đồng ý vì vở này chưa từng diễn. Nếu truyền trực tiếp thì còn ai đi xem tác phẩm của mình nữa.

Song thú thật, tôi nghĩ chắc cũng khó có khách. Hiện nay, trừ loại nhạc kịch có pha pop, rock, hầu như sân khấu thế giới đang lắng xuống. Ở mình sân khấu kịch nói còn khó lòng trụ vững nữa, như ngày 20/10, tôi cũng ngạc nhiên khi đoàn kịch hài của anh Chí Trung không có suất diễn tại nhà hát. Còn nhớ, ngày xưa một vở chúng tôi diễn liền bốn suất, tác phẩm nào cũng phải được mấy trăm buổi diễn, thế nhưng hiện nay, vở hài kịch cũng chỉ được khoảng 20 buổi là bắt đầu lay lắt khách, đấy là anh Chí Trung còn chịu khó đi khua chiêng gõ mõ khắp các ngóc ngách. Mọi thứ như đang nép vào để chờ đợi một điều gì đó.

Biết khó có khách, sao chị vẫn dựng, đặc biệt kịch hình thể khiến chị và diễn viên phải quá vất vả như thế?
 

Mô tả ảnh.
 

- Nghệ sĩ không thể hoàn toàn buông xuôi theo khán giả. Có thể chúng tôi chưa đưa đến cho khán giả đúng cái họ cần nhưng những gì họ thích cũng chưa phải là chuẩn. Bởi thế, bắt buộc chúng tôi phải tồn tại theo hai xu hướng, một thương trường chiều khách và một nghệ thuật ít khách. Chúng tôi muốn làm để sân khấu sống và để chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới, hy vọng khi đó thể loại này khởi sắc. Trên thế giới, kịch hình thể phát triển từ lâu lắm rồi, mình đang chậm. 

Theo chị, nếu kịch hình thể khai thác những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội thì sẽ gặp phải những trở ngại gì?

- Tôi cũng muốn làm những vở có tính thời cuộc ấy lắm, nhưng phải có kịch bản hay đã chứ. Đặc biệt, phải nhiều kịch tính mới dựng được kịch hình thể. Vở Biến vỹ tình yêu của tôi cũng mang tính thời sự đấy chứ, đó là tình trạng trẻ em nông thôn lên thành phố làm thuê.

Kịch hình thể thường chuộng nhiều diễn viên, sao vở này chỉ có 10 người?

- Tôi rút kinh nghiệm từ những lần trước, vở nhiều người quá xin đi nước ngoài diễn toàn nhận được cái lắc đầu. Ví như có quốc gia nào mời mình sang diễn, họ cũng muốn giới hạn từ 10-12 người. Nhiều vở mình sử dụng mấy chục diễn viên, rất đẹp, hoành tráng nhưng đối tác nước ngoài nhìn là... chán. Tôi muốn hướng đến hội nhập nhiều hơn.

Trên thế giới, tôi thấy có sân khấu rất hoành tráng và chỉ bốn người diễn vở Romeo&Juliet. Một người có thể đóng hai, ba vai. Hiện nay mình chỉ chú trọng vào đạo diễn mà không quan tâm đến diễn viên, trong khi cái “tinh” của diễn viên cũng quyết định nhiều. Ví dụ, ở phương Tây, diễn viên ngoài làm những việc sở trường vẫn có thể tận dụng sở đoản. Bên cạnh diễn xuất, họ bỏ tiền để học các thứ khác. Nhiều người cũng mặc rách rưới, túi sứt quai, ăn cái bánh mì còn một nửa cũng cất đi. Nhưng khi biết đoàn nào sắp dựng vở là họ đâm đơn đến xin thử vai dù nhà hát đã có rất nhiều diễn viên, được vai cỏn con thôi họ cũng tập tành đổ mồ hôi. Diễn viên kịch của mình sướng hơn vì không phải cạnh tranh.

  • Thu Huyền (thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,