221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1231612
30 năm truy lùng cổ vật quý
0
Article
null
30 năm truy lùng cổ vật quý
,

 - Không có nhiều hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM được trưng bày nhân 30 năm lập bảo tàng này, nhưng rất ấn tượng.

Kế thừa hiện vật của Bảo tàng Blanchard de la Brosse (1929 -1956) và Viện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn (1956 - 1975), sau đó tiếp tục sưu tầm, phát triển, số hiện vật hiện có của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM đã lên con số hơn 37.000 món.

Cổ vật thu nhận được của bảo tàng có nhiều hiện vật quý hiếm, độc bản, không chỉ thuộc văn hóa lịch sử nước nhà mà còn đến từ nhiều nền văn hóa khác. Cổ vật được truy lùng từ nhiều nguồn như từ những cuộc khai quật, mua trong nhân dân, cơ quan chức năng giao lại từ những vụ buôn bán trái phép...

Chỉ có hơn 1% của số cổ vật trên được đem ra trưng bày cho công chúng và người trong nghề thưởng lãm nhân kỷ niệm 30 năm thành lập bảo tàng này, nhưng cũng đã cho thấy phần nào sự quý giá của kho báu mà tiền nhân để lại.

 

Sách đồng
DSCF2170.jpg
Bình sứ Bertin

 

Trong số này có bộ cổ khí được đúc cầu mong đất nước thái bình, dân chúng ấm no từ những năm 1838 - 1839 thời vua Minh Mạng, với nhiều thông tin khác nhau về số lượng. Có tài liệu nói bộ cổ khí gồm 33 món, có sách ghi 330 món, thậm chí tới 990 cái. Nhưng có một thực tế, dù là bao nhiêu, bộ cổ khí hiện cũng chỉ còn lại 13 món.

Câu chuyện của 12 trong 13 cổ khí hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng cũng khá ly kỳ. Theo lời kể của nhà sưu tập tư nhân Hoàng Văn Cường, 12 món đồ được chính bà Từ Cung bán cho gia đình ông. Đến đời ông Cường sở hữu, ông thuê một thương gia người Italia tên Mario Consolo đưa ra nước ngoài nhưng bị hải quan giữ lại.

Đợt trưng bày này, bảo tàng chỉ đưa ra 8 món cổ khí độc như: đỉnh phỏng theo đỉnh Văn Vương đời Chu (dùng để đựng thức ăn tế lễ), ấm phỏng ấm Phụ Phủ Đinh đời Thương (đựng rượu tế), liễn phỏng liễn Ngữ thời Chu (đựng xôi tế)...
 

P8230084.jpg P8230055.jpg
P8230142.jpg Mô tả ảnh.

 

Trong số những cổ vật đến từ nền văn hóa bên ngoài, có hai chiếc bình sứ Bertin hạng nhất mang đặc trưng kỹ thuật của lò sành sứ quốc gia Sèvres, Pháp giữa thế kỷ 19. Điểm đặc biệt của hai chiếc bình này là hoa văn trang trí được đắp nổi bằng bột kaolin, một sáng tạo chỉ có ở lò Sèvres vào năm 1858.

Loại bột này giúp hai chiếc bình Bertin mùa xuân và mùa đông, trở thành món đồ cổ đặc sắc khi đổi màu tùy theo ánh sáng. Bình có màu lục nhạt hơi ngả xám trong ánh sáng tự nhiên, nhưng khi đặt dưới ánh đèn, bình chuyển sang màu phớt hồng.

Trong những cổ vật quý hiếm còn có cuốn sách đồng được chế tác bằng đồng lá, chép mệnh lệnh của vua Tự Đức về việc khôi phục chức Phú Bình Công cho chú của vua là Nguyễn Phúc Miên Áo, con thứ sáu của Minh Mạng, và hiền phi Ngô Thị Chính - con danh tướng Ngô Văn Sở. Đây là hiện vật thu giữ trong một vụ buôn lậu đồ cổ do công an TP.HCM trao lại vào năm 1995.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

 

 

Nhóm cổ vật do cơ quan chức năng giao lại còn có các loại hiện vật từ những con tàu đắm như: Gốm Chu Đậu từ tàu đắm Cù Lao Chàm trục vớt năm 1997 - 1999 với những món mang đậm phong cách tạo hình ảnh hưởng gốm Nguyên - Minh, Trung Quốc, điển hình là bình tỳ bà. Gốm men xanh trắng thời Khang Hy từ con tàu đắm ở Cà Mau được trục vớt tháng 6/1990. Gốm men xanh trắng thời Ung Chính từ con tàu đắm ở Hòn Cau, Bình Thuận, khai quật năm 1998.

Bà Trần Thị Thúy Phượng, giám đốc bảo tàng cho biết số lượng hiện vật của bảo tàng tăng dần theo mỗi năm, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm, độc đáo được mua bổ sung. Hiện vật mua từ các tổ chức, cá nhân chiếm hơn một nửa nguồn thu thập của bảo tàng, không chỉ làm đầy kho hiện vật mà còn góp phần chống nạn chảy máu cổ vật.

Trong số này, đặc biệt có nhà sưu tập tư nhân người Bình Dương, Nguyễn Đức Tùng đã nhượng lại cho bảo tàng hơn 3.000 cổ vật quý, trong đó có gần 300 hiện vật gốm Gò Sành thế kỷ 13 - 15, dòng gốm từng được phát hiện trong các di chỉ khảo cổ học ở Ai Cập, Malaysia...

  • V.Tiến - Ảnh: Nguyễn Hiển

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));