221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1203094
Xóa bỏ hạn ngạch nhập phim, tăng cường khâu thẩm định
1
Article
null
Xóa bỏ hạn ngạch nhập phim, tăng cường khâu thẩm định
,

- Bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim là một trong những vấn đề được Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng kiến nghị Quốc hội khoá XII tiếp tục nghiên cứu để bổ sung vào Luật Điện ảnh hiện hành. 

Tai nạn trên phim trường luôn rình rập nhưng Luật Điện ảnh lại chưa có quy định về bảo hiểm cho các thành viên đoàn làm phim.
Chiều 20/5, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) đã trình bày trước Quốc hội khoá XII Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh.

Luật Điện ảnh đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. Tuy nhiên, với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới và trước những thay đổi thực tế, một số quy định của Luật Điện ảnh hiện hành không phù hợp với cam kết quốc tế của VN trong lĩnh vực này.

Qua khảo sát thực tiễn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh, Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ có một số ý kiến về các vấn đề dự kiến sửa đổi trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh (Dự thảo Luật) như: Việc thành lập và quản lý doanh nghiệp điện ảnh, điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh, sản xuất phim đặt hàng, xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu phim, lưu chiểu phim.

Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ cũng đã kiến nghị một số nội dung cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung về: hội đồng thẩm định phim, thuế nhập khẩu phim, quản lý Nhà nước về điện ảnh, quốc tịch phim, bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim cũng như một số vấn đề kỹ thuật.

Về vấn đề hạn ngạch nhập khẩu phim (Điều 30 Luật Điện ảnh), có ý kiến cho rằng quy định như trong Dự thảo luật là phù hợp nhưng đa số các thành viên Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ nhất trí rằng đây là điểm không hợp lý và là bước lùi so với Luật Điện ảnh hiện hành. Để kiểm soát nội dung phim nhập khẩu thì khâu thẩm định phim mới là quan trọng. Do vậy Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ kiến nghị bỏ điều kiện "có rạp" mới được nhập khẩu phim đối với tất cả các doanh nghiệp điện ảnh, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động của hội đồng thẩm định phim.

Đa số ý kiến thành viên Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ đề nghị Chính phủ quy định rõ chức năng, trách nhiệm, cơ cấu của Hội đồng thẩm định phim và tiêu chí đánh giá phim để góp phần thống nhất quản lý hoạt động điện ảnh trên toàn lãnh thổ. Thực tế cho thấy các hội đồng duyệt phim (của Bộ VHTTDL và Tổng giám đốc Đài THVN cũng như Giám đốc đài PTTH cấp tỉnh) có cách nhìn nhận khác nhau vì vậy không có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá. Điều này dẫn đến tình trạng có những phim bị cấm phổ biến hoặc bị cắt những cảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN nhưng lại được chiếu rộng rãi trên truyền hình.

Để bảo hộ nền điện ảnh non trẻ của Việt Nam, Dự thảo Luật tiếp tục giữ quy định về tỷ lệ phim nước ngoài được chiếu ở rạp (Điều 33) và được chiếu trên truyền hình (Điều 35). Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ khẳng định đây là giải pháp hợp lý để bảo vệ điện ảnh trong nước và đề nghị bổ sung thêm một số quy định nhằm thực hiện nghiêm túc yêu cầu về tỷ lệ phim VN, phim nước ngoài chiếu trên truyền hình. Liên quan đến vấn đề nhập khẩu phim, Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ cho rằng mức thuế 5% áp dụng từ 1/1/2009 vẫn chưa phù hợp khi chúng ta mở cửa thị trường phim ảnh, số lượng phim nhập khẩu tăng cao.

Đáng chú ý là Luật Điện ảnh hiện hành chưa có quy định về bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim. Trên thực tế, để sản xuất một bộ phim thì việc phải tổ chức quay phim tại hiện trường là khâu dễ xảy ra tai nạn đối với thành viên đoàn làm phim. Bên cạnh đó, trong sản xuất phim dễ xảy ra hiện tượng một bộ phim có nội dung tốt, có tính nghệ thuật cao nhưng vì một yếu tố khách quan nào đó như việc diễn viên trong phim vi phạm pháp luật hoặc gây dư luận không tốt trong xã hội... mà nhà sản xuất phải ngừng quay hoặc phim không được phép phổ biến, gây thiệt hại cho nhà sản xuất. Do vậy, Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ kiến nghị Quốc hội nghiên cứu vấn đề trên để bổ sung vào Luật những quy định cần thiết.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh sẽ được Quốc hội thảo luận vào chiều 22/5 tới.

  • Hạnh Phương

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,