221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1173790
Dựng "Chiếu dời đô" thay vì xây đền Lý Thái Tổ
1
Article
null
Dựng 'Chiếu dời đô' thay vì xây đền Lý Thái Tổ
,

- Hà Nội may mắn có Chủ tịch thành phố là một KTS, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý Kiến trúc-quy hoạch, tôi tin chắc ông hiểu những vấn đề quy hoạch đô thị, tổ chức không gian đô thị, Chắc chắn ông sẽ thấy xây đền thờ ở đây bất cập và mâu thuẫn.

Tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Tôi cũng mới biết chuyện thành phố quyết định xây đền thờ Lý Thái Tổ cách đây 1 tuần qua báo chí. Thành phố nói đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến giới chuyên môn, nhưng đa số trong giới trí thức nói chung và KTS nói riêng lại chỉ biết chuyện này cách đây khoảng một tuần. Tại sao vậy?

Khi tôi trao đổi ý kiến với các bạn bè, đồng nghiệp, tất cả họ đều ngỡ ngàng không hiểu vì sao người ta lại có thể có ý nghĩ xây đền thờ trong không gian đó?

"Tôi có biết Thông báo số 82 của Thành uỷ Hà Nội về kết quả thực hiện giai đoạn 1 của kế hoạch rà soát quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn sau hợp nhất.  Tôi và các đồng nghiệp kiến trúc sư vui mừng trước nhận xét thẳng thắn: Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số dự án chưa phù hợp quy hoạch chung, quy mô và mục đích sử dụng đất chưa phù hợp, kết nối hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ; quy trình, thủ tục phê duyệt cần được thẩm định chặt chẽ.. của thông báo này vì đi kèm với Thông báo số 82 là quyết định huỷ bỏ những dự án không hợp lý như tổ hợp thương mại 64 tầng ở Công viên Tuổi trẻ. 

Điều này chứng tỏ Hà Nội đã thực sự quyết liệt với quản lý Kiến trúc-Quy hoạch đô thị." 

Ở góc độ người làm Kiến trúc - quy hoạch, tham gia cuộc thi quy hoạch hồ Gươm, khi khảo sát hiện trạng không gian tổng thể, hầu như chỉ có trục Ngân hàng Nhà nước - Tượng đài vua Lý Thái Tổ kiến trúc đã định hình, tổ chức không gian tương đối chuẩn.

Định hình vì hai bên là tuyến phố kiến trúc Pháp tỉ lệ cân đối, Ngân hàng nhà nước đã trăm tuổi mà vẫn hiện đại, đủ tầm chốt giữ trục không gian mở ra hồ Gươm. Không gian này có hạt nhân là tượng đài Lý Công Uẩn, có nhà Bát giác (nhà kèn) nhẹ nhõm đơn giản, cộng với những khoảng xanh rất dịu, thoáng.

Ngôn ngữ kiến trúc khá đồng nhất, ngay cả nhà khách Chính phủ xây sau này cũng "đứng" được. Đó là không gian vừa có tính lễ nghi nhưng cũng là nơi nhiều người già, trẻ con vui đùa tung tăng, thân thiện.

Thử tưởng tượng trong không gian ấy, 4 phương 8 hướng đều đầu đao, rồng phượng mọc lên thì sẽ ra sao? Những mâu thuẫn về chuyên môn đã được các bậc tiền bối của tôi, KTS Nguyễn Trực Luyện, KTS Hoàng Đạo Kính... phân tích thấu đáo, tôi không nhắc lại nữa. 

Tôi biết có ý kiến: trong vườn hoa đã có tượng đài thì nên xây luôn đền thờ đằng sau cho tiện việc dâng hoa, dâng hương. Lập luận đó theo tôi không thuyết phục. Chẳng nhẽ ở những vị trí "trang trọng", sau lưng tượng danh nhân (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quang Trung, Nguyễn Trãi...) sẽ lại tiếp tục mọc lên các đền thờ theo lối nghĩ này?

Hà Nội may mắn có Chủ tịch thành phố là một KTS, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý Kiến trúc - quy hoạch, tôi tin chắc ông hiểu những vấn đề quy hoạch đô thị, tổ chức không gian đô thị, Chắc chắn ông sẽ thấy xây đền thờ ở đây bất cập và mâu thuẫn.

Nhà Kèn phía sau tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Ta đã có hệ thống đền thờ Vua Lý ở Bắc Ninh như phân tích của GS Nguyễn Quang Ngọc, ở trung tâm Hà Nội đã có tượng đài tôn vinh Vua Lý, không nên và không thể gượng ép dựng đền thờ sau lưng tượng đài. Tôi cũng ủng hộ đề xuất của KTS Nguyễn Trực Luyện, xây một phương đình phía sau khắc toàn bộ Chiếu dời đô. Chẳng một tôn vinh, tưởng nhớ công lao người xưa nào bằng những hành động cụ thể, thiết thực làm cho thủ đô Hà Nội trong sáng và trật tự hơn.

  • KTS Hoàng Thúc Hào (Giải nhì cao nhất cuộc thi Ý tưởng quy hoạch, thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;