221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1143952
Du lịch "bụi" ngày Tết : "Đặc quyền" của giới trẻ?
1
Article
null
Du lịch 'bụi' ngày Tết : 'Đặc quyền' của giới trẻ?
,

 - Hầu như những người trẻ thích “xê dịch” đều chọn cho mình cách “xách ba lô và lên đường” để thưởng thức một cái Tết theo cách rất riêng. Họ đi khắp ngang cùng, ngõ hẻm của mảnh đất hình chữ S, hay chứng kiến những khoảnh khắc rượu champagne được khui, hòa cùng bản nhạc Happy New Year ở trời Tây. Xu hướng “xê dịch” ngày Tết đã trở thành một trào lưu mới, hạnh phúc, ấm áp và không kém phần vất vả.

 

Du lịch “bụi” để tâm hồn không phủ “bụi”

 

Trong những hành trình rong ruổi khắp Tổ quốc, các bạn trẻ thường chọn thời điểm Tết tây đến Tết ta để thực hiện, và đều mang theo một thông điệp rất rõ. Dường như cái tiêu chí “đi để không thấy mình cũ kĩ” luôn là hành trang xuyên suốt những chuyến đi. Người theo “chủ nghĩa xê dịch”, “mới và cũ” gần như thoát khỏi ngữ nghĩa trừu tượng và hiện diện trong những cuốn Facebook dầy cộp với chuyến rong ruổi.

 

Trần Linh

 

Trần Linh và Vũ Thanh Minh, cặp đôi này vừa trải qua kì nghỉ Giáng sinh trên đỉnh Lũng Cú (Hà Giang), chàng và nàng mong ngóng đón cái rét căm căm luôn thường trực dưới 10 độ và thực hiện chuyến đi một vòng Hà Giang bằng xe máy. Không biết từ bao giờ, hễ chàng có chuyện buồn hay stress vì công việc là xách ba lô đi đâu đó một tuần, lâu dần thành quen, nàng xin đi theo và cứ vậy, cặp đôi “hợp cạ” này thỉnh thoảng lại đi.

 

Những dịp như Tết tây hay Tết ta lại càng phải đi, đi để thấy quê hương mình phong phú và đẹp như thế nào. Nếu Noel tại Hà Nội, những người khác đang thể hiện niềm tự hào dân tộc trên các nẻo đường ngõ phố cùng lá cờ đỏ sao vàng mừng chiến thắng của bóng đá Việt Nam, thì Linh và Minh lại chọn cho mình một cách yêu Tổ quốc rất riêng trong chính tâm hồn họ.

 

Vũ Thanh Minh tại Hà Giang

 

Với Thanh Hòa, hiện đang có mặt trên Tây Bắc được hai ngày, có lí do rất riêng về chuyến đi: “Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Chưa đi, chưa tiếp xúc, chỉ sống bằng những lời “màu hồng, màu đen” trong đống sách vở khô khan thì quá khó để tưởng tượng ra đời sống đồng bào mình như thế nào. Hòa kể: “những câu chuyện du canh, du cư, phá rừng của đồng bào dân tộc thiểu số mình thường được gắn với ý thức kém và thiếu hiểu biết nhưng ai biết rằng, nhiều khi chính họ cũng chỉ là nạn nhân.” Dự tính, Hòa sẽ đón Tết tây trong giá rét để gật gù cùng chén rượu bên bếp lửa về những câu chuyện “chưa đi, chưa thể biết”

 

Bắt đầu nổi lên từ khoảng 5 năm trở lại đây, trào lưu “xê dịch” trong giới trẻ lan tỏa một cách mạnh mẽ. Thích cọ xát, va vấp với thực tế, thích thử thách và chinh phục, đó cũng là một cách học thú vị.  

 

Trần Linh nơi địa đầu tổ quốc

 

Viết tiếp câu chuyện hòa nhập

 

Quang Minh (Sinh viên ĐH Kinh tế Quốc Dân) kể về Kyle Mac Donald bằng triết lý hóm hỉnh: Người Việt mình có câu "Thằng Bờm có cái quạt mo/ Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu…" thì nay, ở phương Tây cũng có người đổi thành công từ cái nhỏ lên cái to. Với chiếc kẹp giấy đỏ cùng lời rao trên chính trang Blog của mình, anh đã đổi thành công một cây bút, bếp du lịch, thùng bia… và rồi một chuyến du lịch tới vùng núi Canada, và qua nhiều lần đổi, anh được một căn nhà.

 

Vũ Thanh Minh đi xe máy một vòng Hà Giang

 

Nếu search trên Google thì kết quả không dưới 50.000 trang và đều cho Kyle MacDonald vào mục chuyện lạ. Câu hỏi Quang Minh đặt ra là: Tại sao Kyle MacDonald làm được thế? Vì anh ấy có những mối quan hệ rộng?Vậy những mối quan hệ đó từ đâu ra? Dĩ nhiên là từ những chuyến đi không mệt mỏi và những cuộc tiếp xúc ngẫu nhiên, Kyle MacDonald đã hiểu ai cần gì và ai có những gì.

 

Vũ Thanh Minh chinh phục điểm cực Bắc của Tổ Quốc, đỉnh Lũng Cú
Khi giới trẻ đang nắm thế chủ động trong việc hòa nhập, học hỏi và giao lưu văn hóa thì những chuyến “xê dịch” luôn là công cụ tốt nhất. Chọn những chuyến “vi vu” ở trời Tây thường là những bạn trẻ khá giả hơn một tý hoặc đi cùng gia đình. 2 chị em sinh đôi Lê Na và Lê Mây kể lại cảm giác thú vị khi hưởng trọn vẹn một cái Tết Tây ở Canada: Vancouver gần đất Mỹ, cái cảm giác đi một mà như thành hai nước này rất đặc biệt, cho đến mảnh đất của những di dân Châu Á, đa số là Ấn Độ và Trung Hoa.

 

Gần hơn một tý, những nước Đông Nam Á, vào dịp cuối năm cũng là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ yêu khám phá. Thái Lan đặc biệt được quan tâm khi vấn đề tiền nong không phải là “quá nặng”. Thái Lan rất mạnh về công nghiệp giải trí, những bạn trẻ sang đây, bên cạnh đi chơi xả hơi còn thỏa mãn tính hiếu kì với những gì không thể có ở Việt Nam.

  

Xê dịch” dĩ nhiên không phải là thứ mốt, nó là "đặc quyền" của những người thích khám phá, yêu những vùng đất lạ và... không ngại vất vả.

 

  • Vĩnh Khang

Ảnh do các nhân vật trong bài cung cấp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,