221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1135711
Bức ảnh triệu đô và ý kiến của các chuyên gia
1
Article
null
Bức ảnh triệu đô và ý kiến của các chuyên gia
,

 - Bức ảnh chụp lăng Bác về đêm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam vừa được mua với giá một triệu đô-la có giống với một bức ảnh đã được chụp cách đây 5 năm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc? Ý kiến phân tích của các chuyên gia về ảnh sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề.

 Bức ảnh triệu đô và nghi án đạo ảnh

Bức ảnh Mặt trời trong lăng sáng tỏa của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam

Ông Chu Chí Thành - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN

Ông có từng thấy bức ảnh Đêm trăng lăng Bác của ông Minh Lộc chưa? Bức ảnh đó có nổi tiếng không?

Ông Chu Chí Thành: Tôi chưa được xem bức ảnh của ông Minh Lộc bao giờ. Tôi cũng chưa thấy ông ấy đăng ở đâu, tạp chí nào. Còn bức ảnh của ông Trần Lam thì Tạp chí Nhiếp ảnh đã giới thiệu trước đó. Tôi là người nhìn thấy bức ảnh và gợi ý đặt tên cho bức ảnh.

Theo ông, bức ảnh của ông Trần Lam có giá trị như thế nào để xứng đáng với gíá triệu đô?

Ông Chu Chí Thành: Giá trị 1 triệu đô là vô cùng. Theo chúng tôi về chuyên môn, bức ảnh này về góc thì tương đối đẹp và thật. Ánh sáng lấy lúc trời nhá nhem tối, có màu trời xanh và ánh đèn che làm lăng hiện lên đẹp. Phía bên kia nhìn thấy cả đường Hùng Vương và đường Hoàng Văn Thụ đi lên tháp Bảo Đại, góc tối đó rất đẹp và kinh thâm. Nói đến Bác Hồ và lăng Bác thì cũng có nhiều người chụp rồi, nhưng tôi thấy bức này cũng là một trong các bức ảnh đẹp. Người bỏ tiền ra mua bức ảnh này với giá triệu đô có ý nghĩa thể hiện lòng kính yêu với Bác và tình người của mình vì số tiền bán bức tranh này dành hoàn toàn cho từ thiện. Tôi nghĩ giá trị của nó quan trọng ở chỗ là đánh giá được tác động và ý nghĩa của nó đối với tâm lý của người dân.

Bức ảnh Đêm trăng lăng Bác của nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc

Làm cách nào để phân biệt sự giống nhau và khác nhau khi chụp một công trình kiến trúc tĩnh?

Ông Chu Chí Thành: Khi chụp một công trình kiến trúc, một ngôi nhà hay một địa hình tĩnh các tác giả có thể chọn một góc độ giống nhau và có khi vô tình trùng nhau. Nhưng dù là cùng góc độ trùng nhau, nhưng thời gian chụp trước sau, hay ống kính rộng hơn sẽ cho hiệu quả khác nhau. Căn cứ vào thời điểm người ta sẽ phân biệt những chi tiết quanh điểm chính và phụ trên ảnh có gì giống nhau hay khác nhau.

Ông Cao Phong - Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp Ảnh

Thoáng nhìn, nhiều người lầm tưởng 2 bức ảnh giống nhau về bố cục, góc độ, hình thức, nội dung thể hiện nhưng xem kỹ sẽ thấy rất nhiều điểm khác từ bố cục hình ảnh, góc độ chụp, không gian thể hiện, nội dung ý tưởng nghệ thuật…

Về bố cục và góc độ hình ảnh: Ảnh của anh Minh Lộc hướng chụp từ đường Bà Huyện Thanh Quan về phía đền Quán Thánh (tức là từ phía chùa Một Cột về phía đền Quán Thánh). Nơi đặt máy chụp khá xa lăng Bác nên ở tiền cảnh bức ảnh ta thấy được cả 3 khóm tre. Về góc độ chụp (vị trí đặt máy) của Minh Lộc, đứng hẳn ở phía ngoài đường bê tông, cách rất xa bãi cỏ, vì vậy đường ranh giữa bãi cỏ và đường bê tông nằm hơi chéo góc trong ảnh, tạo với đường biên ngang phía dưới bức ảnh khoảng 15o – 20o

Ảnh của anh Trần Lam hướng chụp cũng tương tự như của Minh Lộc nhưng vì chỗ đứng đặt máy gần lăng Bác hơn nên trong ảnh chỉ thấy được mấy cây tre rũ xuống làm tiền cảnh. Về góc độ, anh Trần Lam đặt máy trên đường bê tông nhưng gần sát với bãi cỏ nên làn ranh trong ảnh với đường biên ngang phía dưới một góc khoảng 45o – 50o, khác hẳn góc độ của anh Minh Lộc.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xem bức ảnh Mặt trời trong lăng sáng tỏa và ký tên lên bức ảnh. Phía sau, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam (áo xám)

Về không gian thể hiện, ảnh của Minh Lộc lấy không gian rộng, lại chụp lúc trời đã tối từ lâu, nên trời đen kịt và thêm vầng trăng tròn phía trên lăng Bác. Ảnh của Trần Lam vì lấy không gian hẹp hơn và lại chịp lúc mới chập tối, nên ánh sáng đèn cùng nền trời sáng hơn (màu hơi xanh) chứ không đen kịt như nền trời trong ảnh của Minh Lộc. Tất nhiên đang nói về ảnh góc, còn nếu muốn biến đổi màu sắc, hoàn toàn có thể làm được theo ý muốn qua phần mềm Photoshop.

Nội dung và ý tưởng nghệ thuật của ảnh Minh Lộc là muốn thể hiện chủ đề về Bác Hồ vĩ đại. Cuộc sống người VN gắn bó với cây tre, vầng trăng, giếng nước, con đò…ngay từ thưở lọt lòng (Cây tre VN). Bác Hồ vĩ đại nhưng vẫn là người VN bình dị, gắn bó dân tộc với quê hương, mang tâm hồn như bao người VN khác. Anh Minh Lộc muốn thể hiện y như vậy nên ảnh lấy cả 3 khóm tre và gắn thêm vầng trăng tròn vào cho rõ ý tứ.

Còn ảnh của anh Trần Lam cũng lấy cây tre làm tiền cảnh nhưng chỉ vài cây thôi mà tập trung vào chủ đề chính – thể hiện lăng Bác (to hơn), sáng rực rỡ, trong đó có một mặt trời – một con người vĩ đại đang an nghỉ. Vì thế mới nảy ra ý để đặt chú thích cho bức ảnh: “ Mặt trời trong Lăng sáng tỏa”. Như vậy là về ý đồ nội dung, cả 2 bức ảnh của Minh Lộc và Trần Lam đều có điểm chung giống nhau về nội dung là ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ý tưởng cũng như hình thức thể hiện của mỗi người lại khác nhau.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tất Bình  trước đây cũng chụp một bức ảnh tương tự như anh Trần Lam và Minh Lộc, cũng lấy cả hàng tre và có cả vầng trăng nhưng khác là hướng chụp từ đền Quán Thánh về phía chùa Một Cột. Ý tưởng và cách thể hiện cũng gần giống như hai ảnh của Trần Lam  và Minh Lộc. Nếu là tôi, đi chụp ảnh lăng Bác Hồ về đêm, tôi cũng có ý tưởng và cũng chụp như thế ở các góc độ các anh đã chụp. Là người nghệ sĩ, trước một cảnh đẹp hay một người đẹp ai cũng có thể rung cảm và có con mắt nhìn để chọn ra cho mình một góc độ hợp lý nhất, “đắt giá” nhất.

Nói về góc độ, với người nghệ sĩ, ai cũng có thể chọn cho mình một chỗ đứng (góc độ), nó trùng hợp với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên, thậm chí họ sống ở những khoảng không gian, thời gian khác nhau, cách nhau cả vài chục, thậm chí hàng trăm năm. Do đó, không thể nói người này hay người kia ăn cắp ý tưởng, là copy ảnh của nhau được. Anh Trần Lam nhiều lần ra Hà Nội đều tâm sự với anh em chúng tôi là muốn chụp một bức ảnh Lăng Bác Hồ về đêm. Đó là tấm lòng và tâm nguyện của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.

 Một lần ra Hà Nội, anh mời mấy anh em chúng tôi đi ăn tối. Chúng tôi đã chọn một nhà hàng ở cuối đường Điện Biên Phủ gần Bộ ngoại giao, để tối đến anh ra chụp lăng Bác cho tiện. Anh hỏi tôi có chân máy không, nếu không có thì hỏi ai đó chụp giúp anh. Tôi không có nhưng chiều ý anh, ngay trưa hôm đó tôi lẳng lặng đi mua một chân máy to, mới tinh đưa anh đi chụp rồi mới về ăn tối. Chụp xong anh rất phấn khởi về ngay nhà hàng khoe với chúng tôi những bức ảnh vừa chụp. Anh chụp được khá nhiều ảnh và cũng chọn ra được vài kiểu khá tốt. Tôi nghĩ bức ảnh của Trần Lam tuy chưa thật xuất sắc nhưng anh đã nổi tiếng, anh nổi tiếng không phải bức ảnh của anh bán giá 1 triệu đô mà là anh nổi tiếng chính bởi anh có tấm lòng nhân ái.

  • Thanh Chung (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,