221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1133235
Tu bổ chùa Phật Tích: Sai vì nhận thức kém!
1
Article
null
Tu bổ chùa Phật Tích: Sai vì nhận thức kém!
,

- Có thể nói, các bên tham gia tu bổ chùa Phật Tích có sai phạm vì nhận thức về giá trị di sản chưa cao, nhận thức về pháp luật đối với Luật Di sản chưa đúng, tập trung quá nhiều vào tiến độ. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những công trình tu bổ - tôn tạo sau này- Ông Đặng Văn Bài- Cục trưởng Cục Di sản.

Sau khi phát hiện việc trùng tu tôn tạo ngôi chùa cổ Phật Tích có sai phạm VietNamNet đã tìm gặp PGS Tống Trung Tín- Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, để hiểu rõ hơn quy trình khảo cổ học đối với những di sản văn hóa đặc biệt quý hiếm. Vấn đề này càng sáng tỏ hơn qua cuộc phỏng vấn nhanh với ông Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản- Bộ VH-TT-DL.

Ông Đặng Văn Bài- Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL
Trước phản ứng của các nhà khoa học về việc tu bổ - tôn tạo chùa Phật Tích, Cục Di sản đã xử lý ra sao?

- Nhận được thông tin, ngay chiều 24/11 đoàn của Cục Di sản đã xuống kiểm tra, làm việc cả với Sở VH - TT - DL Bắc Ninh và nhà chùa. Ngày 25/11, chúng tôi đã có công văn số 1007/DSVH-DT nói rõ: tạm dừng sửa chữa chùa Phật Tích.

Hôm nay (28/11) chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể gửi lên Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL. Họ đã nhận có sai sót, nên Cục Di sản yêu cầu Sở VH - TT - DL Bắc Ninh thực hiện ngay một số công việc sau:

- Tạm dừng thi công khu vực tháp và quanh chân tháp để bảo vệ phần chân tháp đã phát lộ.

- Tổ chức thăm dò khai quật khảo cổ khu vực thi công, có biện pháp bảo quản, làm tư liệu khoa học cho các hiện vật mới thu thập được.

- Trên cơ sở kết quả thám sát khảo cổ, chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương đề xuất phương án bảo tồn dấu tích khảo cổ.

Việc tu bổ chùa Phật tích có tuân theo quy trình tôn tạo - tu bổ một di tích lịch sử văn hóa quý giá không?

Thi công chùa Phật Tích. Ảnh chụp chiều 23/11..
- Việc chuẩn bị thi công thì theo đúng quy trình khoa học, đã có phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế. Bản thân ngôi chùa trước khi trùng tu cũng chỉ là chùa do dân làng tự dựng lại trong những năm từ 1958 đến 1991 sau khi bị phá hủy vào năm 1947 trong thời chiến tranh. Lần dựng lại chùa thời ấy chủ yếu để bảo vệ pho tượng Phật rất quý, chứ hoàn toàn không tương xứng với quy mô mặt bằng của chùa cổ ngày xưa. Sắp đến dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, địa phương đề xuất phục dựng lại ngôi chùa danh tiếng này cho gần với diện mạo kiến trúc ngày xưa. Trong văn bản 270 BVHTT-KHTC (1/8/2007) Bộ đã yêu cầu tổ chức nghiên cứu khảo cổ trước khi triển khai thiết kế. Đến ngày 15/5/2008, Sở VH - TT - DL có văn bản thông báo kết quả khai quật khảo cổ và đề nghị thiết kế. 26/5/2008, Cục Di sản có văn bản 408 DSVH-DT thỏa thuận thiết kế của Sở.

Nếu đã theo đúng quy trình, tại sao lại có những sai phạm lớn vừa diễn ra? Họ vi phạm Luật Di sản, vì họ không biết giá trị của di sản, hay vì họ muốn đẩy nhanh tiến độ?

- Khai quật khảo cổ ban đầu chỉ là thám sát bên ngoài phạm vi chùa, xem bản vẽ của KTS Louis Bezacier (Pháp) từ những năm trước 1945 về bố cục mặt bằng chùa có chính xác không thôi. Biết chính xác rồi, thỏa thuận thiết kế rồi mới hạ giải chùa để bắt đầu thi công. Lẽ ra quá trình thi công vẫn phải theo quy định của Luật Di sản văn hóa, nếu phát hiện nền móng khảo cổ hay dấu vết di vật thì phải dừng lại để báo cáo cơ quan văn hóa.

Nhờ phản biện xã hội của dư luận mà cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thi công chùa thay đổi quan điểm trong nhận thức xã hội, chấp nhận sự khắc phục. Bản thân chùa Phật Tích là một di sản văn hóa, rất cần ứng xử đúng với giá trị của di sản.
Nhưng việc thi công chùa Phật Tích đã không tuân thủ quy định của Luật. Cũng do kỹ thuật xây dựng hiện đại, để bền vững nên đã có giằng móng bê tông, xây gạch trên đó rồi mới đặt chân tảng, vì thế phải đào móng sâu, mới chạm vào những dấu vết cổ. Cái sai nằm ở nhiều phía.

Có lẽ Nhà chùa muốn công trình hoàn thành đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đơn vị thi công cũng muốn đẩy nhanh tiến độ, nên đã bỏ qua thao tác kỹ thuật cần thiết. Sở VH - TT - DL cũng có lỗi quản lý chưa chặt, trong quá trình thi công phải có người giám sát, thấy có "vấn đề" là phải bắt dừng ngay. Người chủ nhiệm dự án thi công công trình (Công ty CP tu bổ di tích và văn hóa Trung ương) cũng phó mặc cho đơn vị thi công, chứ không để mắt thường xuyên.

Có thể nói, các bên tham gia tu bổ chùa Phật Tích có sai phạm vì nhận thức về giá trị di sản chưa cao, nhận thức về pháp luật đối với Luật Di sản chưa đúng, tập trung quá nhiều vào tiến độ. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những công trình tu bổ - tôn tạo sau này, nhất là với những di sản có giá trị thì đòi hỏi mức độ thận trọng cao. Có tâm với di sản không đủ, mà còn phải có cơ sở luật pháp, cơ sở khoa học, thì mới có công trình phục hồi tôn tạo đúng tầm giá trị lịch sử, giá trị văn hóa.

Khi đã phát lộ di tích quý, hướng giải quyết tiếp theo sẽ như thế nào?

- Có nhiều cách để bảo tồn di tích. Với những phát hiện lớn độc nhất vô nhị thì sẽ xử lý như ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long (dừng toàn bộ việc xây dựng để nghiên cứu, bảo tồn tại chỗ...). Nếu chỉ là những dấu ấn kiến trúc thì đo vẽ làm tư liệu, quay phim chụp ảnh để làm cơ sở nghiên cứu lâu dài, kể cả việc phục dựng sau này. Với những di vật phát lộ thì đánh dấu được nơi phát hiện ra di vật trên bản vẽ, để xác định rõ vị trí nào, địa tầng nào, trạng thái ra sao, sau đó có thể đưa di vật về bảo tàng, hay làm một phòng trưng bày ngay trong khuôn viên chùa. Chính những di tích, di vật ấy là minh chứng cho lịch sử lâu đời của chùa, sẽ tạo thêm sức hấp dẫn. Cũng có thể sau khi nghiên cứu thì lấp cát đi rồi tiếp tục xây dựng nhưng không chạm vào khu vực đó. Có rất nhiều giải pháp bảo tồn, miễn là đúng nguyên tắc khoa học.

Nhờ phản biện xã hội của dư luận mà cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thi công chùa thay đổi quan điểm trong nhận thức xã hội, chấp nhận sự khắc phục. Bản thân chùa Phật Tích là một di sản văn hóa, rất cần ứng xử đúng với giá trị của di sản. Phần quý nhất của ngôi chùa, ngoài tượng Phật, chính là những con giống đá. Tôi đã nhắc việc phải giữ con giống, tạo cảnh quan thật đẹp để tôn vinh giá trị. Nhà chùa cũng chưa chú ý đúng mức đến phần này. Cục Di sản sẽ theo dõi tiếp diễn biến của việc khắc phục này.

Xin cảm ơn Cục trưởng.

  • Khánh Linh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;