221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1011964
Có nên phá vỡ cảnh quan Hồ Gươm?
1
Article
null
Có nên phá vỡ cảnh quan Hồ Gươm?
,

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang xúc tiến kế hoạch phá bỏ trụ sở hiện nay tại 18 Trần Nguyên Hãn (Hà Nội) và trụ sở của nhiều cơ quan khác để lấy hơn 14.000m2 đất xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực (do Công ty cổ phần EVN Land quản lý). Về việc này Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã bày tỏ sự băn khoăn.

Trụ sở EVN tại 18 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội - Ảnh: TNO.
Trụ sở EVN tại 18 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội - Ảnh: TNO.
TNO ra ngày 5/11 cho biết, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vừa có thư góp ý với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương này của EVN.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội cho biết, ông rất băn khoăn về việc phá bỏ toàn bộ cơ sở của Công ty Điện lực Hà Nội - một tài sản lớn của dân và là một di tích truyền thống quý báu của ngành điện lực Việt Nam.

Ông cũng bày tỏ ý kiến lo ngại về việc phá đi một tài sản mới được nâng cấp năm 2004 sẽ ảnh hưởng tới tâm lý người dân khi ngành điện đề nghị tăng giá điện. Ông Nguyễn Văn An cũng đặt câu hỏi về việc xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực theo Thông báo số 200/TB-BXD của Bộ Xây dựng ngày 20/7/2007 có đúng quy hoạch được duyệt?

Việc Bộ Xây dựng ra thông báo số 200/TB-BXD chấp thuận một số thông số xây dựng công trình của EVN Land là trái với quy hoạch được chính Bộ này xây dựng. Cụ thể, mật độ xây dựng theo quy hoạch (quy hoạch chi tiết hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 448/QĐ-BXD ngày 3.8.2006) là 64%, nhưng Bộ Xây dựng cho phép từ 65 - 70%; hệ số sử dụng đất từ 2,39 được "nâng" lên 4 - 4,5 lần; chiều cao được Bộ Xây dựng phóng tay cho phép cao gấp đôi so với quy định (từ 24m cho phép lên 54m).

Trước đây, ngày 22/3/1995, Bộ Xây dựng cũng thông báo ý kiến của Bộ về quy hoạch chi tiết khu vực hồ Hoàn Kiếm, khẳng định: quan điểm chủ yếu đối với quy hoạch chi tiết hồ Hoàn Kiếm là nhằm bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, dáng dấp cổ kính, các di tích văn hóa lịch sử truyền thống, các công trình hiện có giá trị.

Tại văn bản này, Bộ Xây dựng cũng nêu rõ các công trình xây dựng phải đảm bảo thông thoáng với mật độ xây dựng trung bình trong toàn khu vực không được quá 50% tổng diện tích đất; các công trình mới phải đảm bảo không quá tải so với khả năng có thể đáp ứng của mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và không gây ùn tắc giao thông toàn khu vực. Bộ Xây dựng cũng chỉ chấp thuận: công trình thương mại dịch vụ, hệ số sử dụng đất 3,5 lần; cơ quan là 2,5 lần.

Việc EVN vẫn chủ trương thực hiện đề án trên và Bộ Xây dựng đồng ý việc thực hiện công trình là vi phạm nhiều quy định pháp quy đã được đặt ra.

Liên quan đến vụ việc trên, NLĐ ra ngày 03/12 dẫn lời GS-TS Nguyễn Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Các đô thị VN - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, khẳng định: Nếu muốn xây dựng công trình Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực, trước tiên là Bộ Xây dựng phải thay đổi quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm và phụ cận được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 448 ngày 3/8/1996 của chính bộ này. Nếu chưa có quyết định thay đổi quy hoạch nói trên, Bộ Xây dựng đã đồng tình để EVN xây dựng dự án là sai trái.

Theo ông Lân, vấn đề bảo vệ cảnh quan tự nhiên của Hồ Gươm là hết sức quan trọng và giữ vai trò cốt lõi đối với quần thể di tích này. “Cái đẹp của Hồ Gươm là cái đẹp không có kiến trúc, là cây xanh và hồ nước. Đưa công trình vào khu vực này là bất đắc dĩ - ông Lân nói.

Tiếp đó, NLĐ ra ngày 04/12 dẫn lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định bên lề kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội: "Không thể xây toà nhà đồ sộ sát Hồ Gươm" 

Ông Thảo cũng cho biết thêm, nếu công trình trung tâm tài chính thương mại điện lực được xây dựng với quy mô lớn như vậy sẽ phá hỏng cảnh quan xung quanh Hồ Gươm. Chưa kể nếu dùng kiến trúc nhà kính sẽ làm nóng, ức chế khung cảnh tự nhiên nơi này.

Không những thế, việc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) chọn địa điểm xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực cạnh Hồ Gươm (Hà Nội) là vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai 2003.

TPO ra ngày 4/12 trích dẫn lời của Chuyên gia Kinh tế tài chính Lê Hoài Dương cho biết thêm, việc làm trên còn trái với Nghị định số 199 ngày 2/12/2004 của Chính phủ, quy định về quy chế quản lý tài chính ở Cty Nhà nước, Nghị định số 199 ngày 26/6/2007 của Chính phủ xác định giá trị quyền sử dụng đất của các Cty Nhà nước hiện nay.

Điều 5 (điểm 4) Luật Đất đai năm 2003 cũng xác định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất (SDĐ) cho người SDĐ qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ đối với người đang SDĐ ổn định”.

Đặc biệt, Điều 32 còn chỉ rõ: “Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.

Đối chiếu với các điều luật trên, Cty Điện lực I (trong đó có Khách sạn Điện lực là đơn vị trực thuộc) và Cty Điện lực Hà Nội là những chủ đất hợp pháp cả về mặt pháp lý và thực tiễn trên  trụ sở làm việc của mình suốt 53 năm qua (từ 1954 - 2007).

Như vậy về mặt pháp lý và thực tế nếu 2 Cty này không có nhu cầu phải di dời, phá bỏ trụ sở thì không phải giao đất cho EVN xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực. Và sau đó quản lý nó lại là một Cty Cổ phần kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ tài chính, đầu tư bất động sản, chứng khoán…

(Tổng hợp theo TNO/TPO/NLĐ)

Theo bạn, có nên làm hỏng không gian kiến trúc đô thị của Hồ Gươm?:

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,