Hoảng hồn bát, đĩa sứ nhiễm chì
Cập nhật lúc 15:48, Thứ Ba, 02/11/2010 (GMT+7)
Mặc dù đã cấm chì, oxit kim loại nặng trong chế tạo đồ gốm sứ gia dụng nhưng thực tế vẫn còn nhiều mặt hàng trôi nổi chưa được kiểm soát. Điều này đã làm những người nội trợ không khỏi lo lắng.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
>>Phòng thuế nghỉ việc vì bận làm đám cưới >>Bắt được cá hiếm nặng trên 100kg >>Bố Phương Linh chia buồn với gia đình Nghĩa |
Bát đĩa có công đoạn pha chế hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo thì chì có thể tách khỏi men và lẫn vào thức ăn sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh những mặt hàng có nhãn hiệu xuất xứ ở Việt Nam như bát đĩa Hải Dương, Bát Tràng, Minh Long…có giá cả hơi mắc nhưng chất lượng làm yên lòng người tiêu dùng thì hiện nay, cũng không ít những bát đĩa trôi nổi ở các chợ. Những loại bát đĩa này không rõ nguồn gốc vẫn “hút khách” vì giá rẻ (3.000 - 4.000/chiếc).
Hàng gia dụng có thương hiệu luôn làm người tiêu dùng yên tâm (Ảnh minh họa) |
Ông Hà Thế Quang giám đốc công ty CP sứ Hải Dương chia sẻ nguy cơ dễ bị nhiễm chì trên báo Dân trí: “Các đồ sành sứ này này khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axít như dưa chua, nộm, cà phê, sữa, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, canh nóng... lượng chì trong bột mầu sẽ dần dần hoà tan trong thực phẩm, khi tích tụ đến một mức nhất định sẽ gây ra ngộ độc.
Chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người, ít bị thải loại, do vậy, dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ thì sau một thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Trên thực tế, nhiều cơ sở sản xuất biết rõ nguy cơ này nhưng vẫn cố tình làm ngơ, đặc biệt là đối với các sản phẩm rẻ tiền, được sản xuất ở lò thủ công. Những bà nội trợ với tâm lí “chuộng rẻ, mẫu mã đẹp” nên vô tình rước hại về nhà mà không hay biết.
Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo ngại. Chị Quỳnh (Mễ Trì hạ, Từ Liêm) bất an: “Mình chọn loại bát đĩa rẻ để tiết kiệm chi phí nhưng dùng được một thời gian mới thấy các hoa văn trên bát bị tróc dần ra nghe nói về chuyện dễ bị ngộ độc chì từ bát sứ nên cũng rất lo”.
- Lê Ngọc (tổng hợp)
,