Ồ ạt đi săn “của hiếm” bạc tỷ

Cập nhật lúc 16:31, 01/11/2010 (GMT+7)

- Những chuyến săn gỗ sưa, tìm trầm… khiến không ít người phải mạo hiểm cả tài sản, tính mạng để mong “đổi vận”. Hậu quả đã “nhãn tiền” nhưng nhiều người vẫn chưa từ bỏ “cơn lốc” này.

TIN BÀI KHÁC

Rùng mình "siêu công nghệ" sau chiếc bánh bao
Oái oăm cảnh vợ đau, nhưng chồng... chết
Nguyễn Đức Nghĩa không được dự tang cha

"Cơn sốt" mới: săn cây kim cương

Mô tả ảnh.
Bốn em học sinh ở Đăk Tăng (Kon Plông) đi tìm hái cây kim cương trong mưa, gió rét. (Ảnh: PLTPHCM)

Cây kim cương là một loại cây thân mềm, màu tím, mặt trên của lá có nhiều sọc trắng dạng hình thoi. Lời đồn thổi, cây này giá trị cao và có tác dụng chữa bệnh tim mạch. khiến nó được “hét” với giá 600.000đồng/kg dạng thô, 7 triệu đồng/kg khô. Người “săn” cây kim cương có thể kiếm được cả triệu đồng một ngày.

Theo VTC News, hiện tại, mỗi ngày có hàng ngàn người dân các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăkglei, Kon Rẫy (Kon Tum) và các huyện lân cận thuộc tỉnh Quảng Ngãi đi tìm cây kim cương dưới cơn mưa rừng như trút nước, sâu hun hút trong những cánh rừng dọc dãy Trường Sơn.

Ban đầu, loại cây này mọc đầy quanh nhà nhưng bà con trong thôn không ai để ý đến. Chỉ đến khi có người Trung Quốc thu mua người ta mới bắt đầu đi tìm. Giá khởi điểm là 250.000đồng/kg, rồi tăng vọt theo từng ngày. Bởi vậy, chỉ sau một thời gian bị săn lùng bây giờ muốn hái cây kim cương người dân phải lặn lội vào tận rừng sâu.

Của hiếm bán với giá bèo

Gỗ sưa cũng là một loại cây được nhiều người săn lùng. Người ta đồn rằng, nó chứa nhiều công dụng như làm đồ giả cổ, vượng khí trong nhà, khi tán thành bột để ướp xác... “Cơn sốt” loại gỗ này cũng làm người ta kinh ngạc khi vào thời kỳ đỉnh điểm nó được chào mua với giá gần 1 tỷ đồng/m3.

Theo Tiền phong, “cơn sốt” gỗ sưa thời gian qua khiến loài cây này cũng đang phải đối mặt với nạn sưa tặc lén lút săn tìm.

Trước đó, cũng từng diễn ra nhiều “cơn sốt” khác sau khi người nước ngoài thu mua thiết trúc nhân sâm, cỏ nhung…Ban đầu, do không biết công dụng và sự quý hiếm của các loại cây này nhiều người dân đã bán nó với giá rẻ…như bèo.

Người dân đua nhau vào rừng đào bới không biết bao nhiêu nhân sâm để đem bán. Cũng như cỏ nhung, lúc đầu, giá mỗi cân nhân sâm này chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá lên vài triệu một kg, thì tìm được loại nhân sâm ấy không khác gì “đãi cát tìm vàng”.

Sau khi những loài cây như cỏ nhung, nhân sâm… gần như bị tuyệt chủng hay sưa phải đến mức báo động thì người dân mới lờ mờ nhận ra người ta thu mua nó làm gì.

Trầm hương và những lời đồn kì bí chưa bao giờ dứt

Trong thời gian gần đây, thông tin trúng trầm (kỳ nam) ở Kbang và Kông Chro (Gia Lai) bán bạc tỷ làm rúng động cả giới tìm trầm. Hàng trăm người đã lặn lội từ khắp nơi đổ xô đến rừng Kbang và Kông Chro, tỉnh Gia Lai hi vọng vận may này sẽ một lần nữa tái xuất.

Cuộc săn lùng vẫn chưa dứt khi tin đồn lại cho rằng vùng rừng thuộc xã Lơ Ku, huyện Kbang (Gia Lai) vẫn còn nhiều gốc dó bầu có trầm. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã kết luận đó chỉ là tin đồn nhưng nhiều người dân vẫn nửa tin nửa ngờ để kết cục chuốc lấy sự tốn kém, bệnh tật. Đây không phải là lần đầu tin “trúng đậm” trầm hương được tung ra.

Tin đồn đã khiến nhiều người vay mượn, dốc hết gia sản đi vào rừng sâu bỏ lại vợ con bơ vơ.

Người đi tìm thì nhiều mà người trúng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Không chỉ phải đối mặt với những hiểm nguy từ rừng thiêng nước độc mà ngày về họ tiêu cũng đã phải tốn gia sản mà vẫn trắng tay. Tuy nhiên, một đồn mười, mười đồn trăm dường như những cơn sốt săn “của độc” này vẫn chưa thể dừng lại dù hậu quả đã “nhỡn tiền”.

  • Ngọc Trang (tổng hợp)

Ý kiến của bạn

Các tin khác