Wikileaks đã chuẩn bị chiến dịch bí mật như thế nào?

Cập nhật lúc 08:27, 25/10/2010 (GMT+7)

Trước khi công bố 391.832 tài liệu mật của quân đội Mỹ về chiến tranh Irag hôm 22/10, Wikileaks đã chuẩn bị một chiến dịch bí mật phối hợp với nhiều tờ báo trên thế giới.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Ngay từ đầu tháng 10, Wikileaks đã liên hệ với hơn 10 tờ báo lớn trên thế giới như: tờ New York Times (Mỹ), Le Monde (Pháp), CNN (Mỹ), The Guardian (Anh), BBC (Anh), Channel 4 (Anh), SVT (Thụy Điển), Al-Jazeera (Ả rập), Der Spiegel (Đức),… và Văn phòng Báo chí điều tra (Anh), Tổ chức Đếm xác Irag, Tổ chức Các luật sư vì lợi ích chung… Các cơ quan trên đã cam kết với Wikileaks sẽ đồng loạt tung ra tài liệu mật sau ngày 22/10.

Trước khi ngòi nổ được kích, trang Wikileaks cũng khởi động hệ thống tung tin đồn trên mạng Internet, như Wikileaks sẽ công bố tài liệu mật về chiến tranh Iraq vào ngày 18/10, sau đó lại tung tin Wikileaks bị tin tặc tấn công vào ngày 20/10…

Julian Assange, người sáng lập trang Wikileaks (ảnh: The Guardian)

Như vậy, Washington đã buộc phải có phản ứng như công bố số liệu về các dân thường bị thiệt mạng trong chiến tranh Iraq, báo cáo về chiến tranh Iraq và thành lập nhóm 120 người chịu trách nhiệm xử lý hậu quả sau khi Wikileaks công bố các tài liệu về cuộc chiến này.

Sau khi các báo đã đồng loạt tung ra tài liệu, Wikileaks lại chính thức xác nhận bằng cuộc họp báo vào sáng 23/10 tại London (Anh) do Julian Assange, người sáng lập Wikileaks chủ trì.

Để xem toàn bộ tài liệu mật, các độc giả cần vào trang web Owni.fr của Pháp. Đây cũng là trang web của một công ty mới mở ở Paris hợp tác với Wikileaks công bố tài liệu về chiến tranh Afghanistan vào tháng 7/2010. Chỉ trong vòng một giờ sau khi có thông tin tài liệu mật được công bố, trang Owni đã có hơn 100.000 lượt truy cập. Tất cả các phương tiện truyền thông trên thế giới đều lấy tin từ nguồn này.
Trước sự việc trên, các nhà lãnh đạo Iraq có những phản ứng khác nhau. Thủ tướng sắp hết nhiệm kì của Iraq - ông Nouri al-Malaki thì cho rằng việc Wikileaks tiết lộ tài liệu mật được thúc đẩy bởi động cơ chính trị nhằm vào cá nhân ông và làm cản trở sự thành lập một chính phủ mới.

Còn ông Kemal al Saidi, thuộc liên minh Nhà nước của Pháp luật, cho rằng các tài liệu của Wikileaks có mục đích cáo buộc thủ tướng Maliki phải chịu trách nhiệm về những việc tra tấn và giết hại của các đội quân đặc nhiệm.

Bà Wijdan Salim, Bộ trưởng Nhân quyền của Iraq lại khẳng định rằng những điều được tiết lộ trong các tài liệu này không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Tuy nhiên, hầu hết những kênh truyền hình vệ tinh của phe đối lập Sunni tại Iraq chỉ trích cả Hoa Kỳ lẫn chính phủ của ông Maliki đã vi phạm trắng trợn nhân quyền.
  • Phương Linh (theo The Guardian)

Tin liên quan

Các tin khác