Phát hiện cây ăn thịt ở khu vực sông Mekong

Cập nhật lúc 21:08, 14/10/2010 (GMT+7)

Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) vừa công bố những phát hiện mới tại tiểu vùng Mekong, như loại cây ăn thịt cao bảy mét, cá có răng nanh, hay ếch kêu như dế...

Cây ăn thịt cao bảy mét, con cá có răng nanh, và một con ếch kêu như dế là ba trong số 145 loài mới được tìm thấy năm ngoái ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Các loài mới được tìm thấy này khẳng định nơi đây là một trong những vùng sinh học quan trọng nhất trên hành tinh theo Hội nghị về Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc (CBD) ở Nagoya, Nhật Bản.

Theo báo cáo Sức sống Mới: Phát hiện các loài mới của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng năm 2009, trung bình mỗi tuần giới khoa học phát hiện thêm ba loài mới, ví dụ như chim chào mào trụi đầu – loài chim biết hót bị hói duy nhất của châu Á, và loài cá Sucker có tính thích nghi độc đáo: chúng bơi ngược dòng nước chảy xiết bằng cách dính thân vào các hòn đá.

Mô tả ảnh.
Loài cá Sucker có tính thích nghi độc đáo, chúng bơi ngược dòng nước chảy xiết bằng cách dính thân vào các hòn đá.

Ông Stuart Chapman, Giám đốc Chương trình của WWF Tiểu vùng sông Mekong mở rộng cho biết “Ngày nay, tỉ lệ phát hiện các loài mới thường dao động. Mỗi năm, số loài mới được phát hiện tăng lên, và cùng với điều này thì trách nhiệm đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học độc nhất của vùng cũng tăng theo.”

Báo cáo cho thấy, một mặt các phát hiện này làm nổi bật sự đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, đồng thời mặt khác chúng cũng chỉ ra sự mỏng manh về môi trường sống và các loài trong vùng do một số loài đã bị tuyệt chủng.

Các loài đặc sắc mới phát hiện khác bao gồm 5 loài động vật có vú, 2 loài dơi và 3 loài chuột chù, 1 loài rắn Vipe có độc và một loài rắn hoàn toàn mới không có nanh.

Mô tả ảnh.
Chim chào mào trụi đầu – loài chim biết hót bị hói duy nhất của châu Á

Cách thức những loài sinh vật mới được phát hiện ở Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh phía bắc của Yunnan Trung Quốc cũng kỳ lạ như một số đặc điểm của chúng. Trong đó có một số loài nằm vùng giáp ranh ở Quảng Nam (Việt Nam) với nước Lào.

Bản bảo cáo chỉ rõ cơ hội cho chính phủ các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng sử dụng nguồn tài chính thông qua Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), cơ chế tài trợ toàn cầu cho Công ước Bảo toàn Đa dạng Sinh học CBD để tăng nguồn lực trên quy mô lớn nhằm bảo tồn các loài, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đầy sức sống trên toàn vùng.

Ông Chapman cho biết: “Đa dạng sinh học không được phân bố đồng đều trên trái đất. Những loài mới này là một lời nhắc nhở kịp thời về đa dạng sinh học tuyệt vời của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Do đó, cần phân bổ tài trợ hợp lý hơn để đảm bảo các hệ sinh thái quý giá này được bảo vệ”

WWF sẽ thúc đẩy các cơ hội để Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ cho chương trình xuyên quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, một chương trình thừa nhận vai trò của đa dạng sinh học và các hệ sinh thái khỏe mạnh.

(Theo Dân Việt)

Ý kiến của bạn

Các tin khác