Khói mù lại bao phủ khắp Hà Nội

Cập nhật lúc 11:43, 27/10/2010 (GMT+7)
- Mấy ngày gần đây, nhiều người dân Hà Nội liên tục cảm thấy khó chịu bởi hầu hết các đường phố đều bị bao phủ bởi một lớp khói mù dày đặc.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Theo quan sát của phóng viên, bắt đầu từ tối 25/10, tất cả các tuyến phố lớn, có nhiều tòa nhà cao tầng dọc 2 bên đường và có mật độ giao thông đông đúc bắt đầu xuất hiện khói mù. Khoảng 5h chiều là thời điểm tan tầm, dòng người và xe cộ đổ ra đường, đó cũng là lúc cảm nhận rõ nét nhất khói mù.
Ban đầu, khói mù chỉ ở dạng lớp sương nhẹ. Sau đó, càng về chiều tối, lớp khói mù càng trở nên dày đặc. Thậm chí, nhiều người ngồi trong xe ô tô còn không thể nhìn thấy đường do khói mù che hết tầm mắt.
Khói mù bao phủ khắp không gian. (Ảnh: Đất Việt)
Trả lời báo Đất Việt, GS.TS Phạm Bình Quyền (Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam) cho hay: vào chiều tối, nhất là chiều tối những ngày chuyển mùa như tháng 5, 6, tháng 9, 10, không khí trong ngày thường có khoảng chênh lệch rất lớn, chính vì vậy tạo nên sự đối lưu không khí.
Ông Quyền nói rõ, khói mù do đốt rơm rạ, khói do xe máy, ôto xả ra, bụi từ hoạt động xây dựng, giao thông, sản xuất... bình thường được gió phát tán nhưng do đối lưu nên nó cứ luẩn quẩn ở tầng thấp. Càng về đêm, khói, bụi càng tích tụ chính vì thế mới có cảm giác ngày càng khó chịu.

Trước đây, vào những tháng nắng nóng cao điểm của mùa hè, Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận cũng đã từng xuất hiện tình trạng này. Khói mù dày đặc suốt mấy ngày và nhiều người ra đường đều cảm thấy mắt mũi cay cay...

Khi đó, nguyên nhân được các cơ quan chức năng lý giải là do nông dân các khu vực ngoại thành đốt rơm rạ vào ngày mùa lúc chập tối và sự đối lưu không khí bị cản trở, khói không thoát nhanh được.

  • Anh Ngọc

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Xuân Quang, khánh hòa, 15:03, 27/10/2010

Đây là hiện tượng tất yếu của những đô thị lớn, khi sáng sớm hoặc về đêm không còn ánh nắng mặt trời nhiệt độ không khí trên cao nhanh chóng lạnh đi trong khi ở mặt đất còn nóng hừng hực. Vì vậy áp xuất không khí phía trên đè xuống làm khói bụi mặt đất không thể bay lên được sinh ra khói mù. Đó là tình trạng ô nhiễm nặng do mật độ xây dựng, sản xuất và sinh hoạt của con người quá tập trung. Hà Nội sẽ hứng chụi khói mù dài dài và người dân sẽ mắc bệnh hô hấp gia tăng...

Lê Trung Kiên, Hà Nội, 14:20, 27/10/2010

Tôi muốn có đôi lời về vấn đề đốt rơm rạ. Việc đốt rơm rạ là thói quen của người nông dân, nhưng có lẽ trong giai đoạn phát triển hiện nay, cần giải pháp thay đổi điều này. Một đám rơm rạ có thể âm ỉ xả khói ít nhất vài ngày, có khi đến cả tuần. Từ cách đây 4-5 năm, tôi đã cảm thấy sức khỏe, tinh thần bị ảnh hưởng bởi làn khói khét này. Nhà tôi là nhà ống, dài nên khi khói khét qua cửa sổ vào rồi thì rất khó ra, càng bật quạt mở cửa thì càng hút khói. Tôi nghĩ người lớn đã thế, thì trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh càng bị ảnh hưởng, nhất là đường hô hấp. Nếu việc đốt rơm rạ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân thành phố, tất sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chi phí khám chữa sức khỏe. Nên chăng nhà chức trách có giải pháp thu gom rơm rạ và đốt tại cơ sở chuyên nghiệp để hạn chế khói. Tuy chưa có tính toán cụ thể, nhưng tôi tin rằng chi phí làm việc đó chắc chắn sẽ ít hơn thiệt hại về sức khỏe, và qua đó là năng suất làm việc và thiệt hại về kinh tế, chi phí khám chưa bệnh.

Tin liên quan

Các tin khác