Bán gỗ sưa, cả làng bàng hoàng với 20 tỷ
Cập nhật lúc 15:01, 30/10/2010 (GMT+7)
Hơn 2,5m3 gỗ sưa với giá hơn 20 tỷ đồng (Chương Mỹ, Hà Nội) đang trên đường được vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cảnh sát bắt giữ. Liệu có hay không việc chính quyền “bật đèn xanh” cho vụ mua bán đặc biệt nghiêm trọng này?
Thu gom cành gãy, đốn luôn cành lành
Theo nguồn tin VTC, vào chiều ngày 25/10, Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phát hiện xe tải do Nguyễn Văn Đức (25 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định) điều khiển đang vận chuyển gỗ sưa trên tuyến đường tỉnh lộ 419. Đúng như nguồn tin mật báo của người dân, các cán bộ đã phát hiện trên thùng xe chở nhiều gỗ tròn là loại gỗ sưa.
Cây sưa bị hạ tại chùa Phụ Chính (Chương Mỹ) |
Số gỗ sưa sưa trên có khối lượng 2,506m3 có nguồn gốc từ thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ). Ông Vũ Văn Xuyện, Trưởng thôn Phụ Chính, Hòa Chính và Đinh Công Thường, Chi Hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính là người đứng tên bán với giá “khủng” 20,5 tỷ đồng. Đặc biệt, số gỗ trên được một đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc thu mua.
Theo lời khai của các đối tượng liên quan về nguồn gốc số gỗ sưa, ông Xuyện cho biết rằng, số gỗ này thu gom từ số cành gãy tự nhiên sau trận mưa bão đêm 12/9. Tuy nhiên, tại hiện trường chùa Phụ Chính (Hòa Chính, Chương Mỹ), cơ quan công an đã phát hiện nhiều dấu vết bất thường trong lời khai này. Một trong hai cây gỗ sưa cổ thụ trước chùa có dấu hiệu bị cưa cắt chứ không phải bị gãy do bão.
Bán gỗ sưa để trả nợ làng
Lí do của vụ việc này được bắt đầu từ cuối tháng 7, thôn Phụ Chính đã quyết định cho khai thác cành sưa già, cỗi, nguy cơ gãy rụng để trả số nợ hơn 1 tỷ đồng trong công trình xây dựng đình Phụ Chính và nhiều công trình khác của thôn đang cần kinh phí để tu sửa.
Sau đó, thôn đã thành lập Ban khai thác gỗ sưa với 22 thành viên và xây dựng kế hoạch đốn hạ sưa để trả nợ.Giữa tháng 9, sau một trận mưa lớn, một số cành bị gãy. Công việc khai thác gỗ sưa được thôn Phụ Chính gấp rút tiến hành.
"Ban khai thác gỗ sưa" thôn Phụ Chính đã quyết định ra giá 26 tỷ cho 2,6m3 gỗ. Sau nhiều lần cò cưa ngã giá, đến ngày 15/10, anh Nguyễn Văn Thái ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh đồng ý mua lô gỗ sưa trên với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng khi nhận tiền, cả thôn bàng hoàng vì… chưa tính đến việc tìm nơi để cất giữ. Qua nhiều lần bàn tán và nhiều cuộc họp nóng, lãnh đạo thôn Phụ Chính đã ra quyết định mua két sắt, để trong chùa và cắt cử 22 thành viên uy tín cao trong làng, thay phiên nhau trông giữ ngày đêm.
Sau đó, thôn đã thành lập Ban khai thác gỗ sưa với 22 thành viên và xây dựng kế hoạch đốn hạ sưa để trả nợ.Giữa tháng 9, sau một trận mưa lớn, một số cành bị gãy. Công việc khai thác gỗ sưa được thôn Phụ Chính gấp rút tiến hành.
"Ban khai thác gỗ sưa" thôn Phụ Chính đã quyết định ra giá 26 tỷ cho 2,6m3 gỗ. Sau nhiều lần cò cưa ngã giá, đến ngày 15/10, anh Nguyễn Văn Thái ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh đồng ý mua lô gỗ sưa trên với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng khi nhận tiền, cả thôn bàng hoàng vì… chưa tính đến việc tìm nơi để cất giữ. Qua nhiều lần bàn tán và nhiều cuộc họp nóng, lãnh đạo thôn Phụ Chính đã ra quyết định mua két sắt, để trong chùa và cắt cử 22 thành viên uy tín cao trong làng, thay phiên nhau trông giữ ngày đêm.
Sự việc vỡ lở, ông Xuyện cùng nhiều người khác trong “Ban khai thác gỗ sưa” thôn Phụ Chính hồn nhiên trả lời, không hề hay biết gỗ sưa thuộc nhóm gỗ 1A, pháp luật cấm buôn bán.
Việc mua bán gỗ sưa không phải lần đầu
Trả lời trên báo VTC, ông Lê Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính thừa nhận, bản thân ông và lãnh đạo xã đã thiếu trách nhiệm để xảy ra sự việc đốn hạ cây sưa. Tuy nhiên, điều bất ngờ là tổ công tác Hạt kiểm lâm huyện Chương Mỹ cũng đã có mặt tại xã Hòa Chính tiến hành đo đạc số gỗ bị chặt hạ. Họ đã khiến xã Hòa Chính “ngã ngửa” bởi kết luận: số gỗ sưa có nguồn gốc hợp pháp, người dân được toàn quyền sử dụng.
Ông trưởng thôn Vũ Văn Xuyện cho biết, năm trước thôn cũng bán một súc gỗ sưa với giá 2 triệu/kg. Còn phi vụ bán vừa rồi, giá gỗ đã lên tới gần 8 triệu/kg.
Tại Việt Nam, sưa còn có tên là trắc thối, huỳnh đàn hay huê mộc vàng; được xếp vào loại gỗ quý hiếm nhóm 1A. Nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng gỗ sưa vì mục đích thương mại.
Xung quanh loại cây gỗ đặc biệt này, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyền hoặc. Ví dụ như, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Hay các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người, hoặc chữa bệnh… Thực hư, công dụng của gỗ sưa như thế nào đến nay vẫn còn là một bí mật của những người thu mua nó với giá cắt cổ.
Từ ba năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra chỉ thị cấm khai thác, tận thu gốc, rễ, cành, ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa từ rừng tự nhiên và gây trồng. Tuy nhiên, mặc dù đã có lệnh cấm nhưng không ít cá nhân, tập thể vẫn cố tình lờ đi, phũ phàng đốn hạ những cây sưa nhằm tư lợi cá nhân. “Cơn sốt” săn sưa để bán đã có từ nhiều năm nay, loài cây tội nghiệp đã trở thành mục tiêu của nhiều sưa tặc. Cây sưa ở Việt Nam đang kêu cứu.
- Lê Ngọc (Tổng hợp)