221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1308323
Dán tem CR: Nhiều cửa hàng đồ chơi bỗng dưng... đóng cửa
1
Article
null
Dán tem CR: Nhiều cửa hàng đồ chơi bỗng dưng... đóng cửa
,

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em, từ hôm qua (15/9), sản phẩm đồ chơi trẻ em khi lưu thông trên thị trường phải dán tem hợp quy (CR). Ngày đầu ra quân kiểm tra, các cơ quan chức năng đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Chi cục Quản lý thị trường TP HCM ra quân kiểm tra 9 kho, cửa hàng, công ty có trữ và kinh doanh đồ chơi trẻ em tại quận 5, 6, 10, Phú Nhuận và tạm giữ hơn 1.000 cây súng đồ chơi thuộc danh mục đồ chơi bạo lực, hàng cấm kinh doanh; hơn 4.700 đơn vị sản phẩm và 20 thùng carton ĐCTE (chưa kiểm đếm) không có tem hợp quy CR, không có hóa đơn chứng từ.

TP. HCM: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm

Kiểm tra tại 2 cửa hàng Chánh và Mỹ Hà (144 - 146 Ngô Nhân Tịnh, phường 13, quận 5), đội quản lý thị trường 5B phát đang bày bán rất nhiều loại đồ chơi trung thu màu sắc sặc sỡ, bắt mắt nhưng không dán tem CR cũng như giá. Cơ quan chức năng đã thu giữ tại cửa hàng Mỹ Hà 640 lồng đèn nhựa chạy bằng pin và cửa hàng Chánh 438 sản phẩm đồ chơi các loại (lồng đèn, hình thú, lật đật bằng nhựa) đều do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn chứng từ, không có tem CR. Nhân viên tại đây cho biết, do quy định dán tem CR quá gấp khiến họ không trở tay kịp. Sau khi lực lượng chức năng kiểm tra hai cửa hàng trên thì nguyên dãy cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em đối diện (số 123 - 135 Ngô Nhân Tịnh, phường 2, quận 6) đồng loạt… đóng cửa, nghỉ kinh doanh một cách bất thường.

Các thành viên đoàn kiểm tra lấy mẫu đồ chơi trẻ em, kiểm tra từng sản phẩm. (Ảnh chụp tại siêu thị BigC, Hà Nội). Ảnh: M.Đồng.

Kiểm tra kho hàng tại số 165/5 Nguyễn Văn Luông (phường 10, quận 6) của Công ty TNHH Khang Hữu, đội quản lý thị trường 5A phát hiện hàng nghìn khẩu súng đồ chơi bằng nhựa, sử dụng lò xo, khí nén là đồ chơi bạo lực, thuộc danh mục hàng cấm lưu thông. Đến cuối giờ chiều 15/9, đội quản lý thị trường đã chuyển… hai xe tải súng đồ chơi về kho tạm giữ.

Đội quản lý thị trường 3A kiểm tra một cửa hàng tại 15 Lý Thái Tổ (phường 1, quận 10) phát hiện nhiều mặt hàng nhập lậu, không có tem CR. Lực lượng quản lý thị trường tạm giữ một xe tải nhỏ hàng vi phạm. Đội quản lý thị trường này cũng kiểm tra hai công ty nhập khẩu đồ chơi tại quận Phú Nhuận và phát hiện Công ty TNHH thương mại dịch vụ An Điền đang có hàng trăm sản phẩm đồ chơi trẻ em chưa có tem CR. Tuy nhiên, công ty này đã xuất trình được giấy tờ chứng minh đang thực hiện chứng nhận hợp quy nên cơ quan chức năng chỉ yêu cầu công ty không được xuất bán cho đến khi sản phẩm có tem CR.

Hà Nội: “Trùm mềm” chờ dán tem

Tại siêu thị đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy hầu hết đồ chơi trẻ em bày bán tại siêu thị đã dán tem CR. Đoàn liên ngành đã lấy 10 mẫu để kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa, việc công bố hợp quy và dán tem hợp quy. Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đồ chơi trẻ em đều có dấu hợp quy, nhưng nhãn phụ in tiếng Việt trên bao bì đồ chơi nhập khẩu nhỏ, khiến người tiêu dùng khó nhận biết.

Cũng tại đây, nhiều sản phẩm đĩa bay có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán và dán tem hợp quy. Lý giải về điều này, một thành viên trong đoàn kiểm tra cho biết mới chỉ xuất hiện thông tin đĩa bay Trung Quốc ở nước ngoài có chất độc hại chứ trong nước thì chưa phát hiện nên sản phẩm này vẫn được chứng nhận hợp quy.

Giải thích về một số gian hàng trùm mền “chờ dán tem hợp quy”, ông Nguyễn Trọng Tuấn, giám đốc siêu thị Big C, cho biết những gian hàng bán đồ chơi trẻ em chưa thực hiện việc công bố hợp quy và dán tem. Siêu thị đã khuyến cáo doanh nghiệp niêm phong, tiến hành các thủ tục trước khi bán hàng trở lại.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, phó cục trưởng Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, trưởng đoàn kiểm tra, cho biết, đoàn tiếp tục kiểm tra việc thực hiện quy định dán tem hợp quy đối với các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, Trung thu sắp đến, việc kiểm tra sẽ được làm ráo riết. Đối với những cơ sở bày bán không có tem hợp quy sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy sản phẩm. Doanh nghiệp bị phạt 25 - 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trước lo ngại về việc doanh nghiệp có thể gắn tem giả, ông Hùng cho biết, không lo ngại việc này, chỉ có chất lượng sản phẩm là giả. Khi doanh nghiệp gắn tem hợp quy trên sản phẩm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng định kỳ hoặc đột xuất, nếu phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng như công bố, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền gấp 3 - 5 lần giá trị sản phẩm vi phạm.

Người bán bất chấp, người mua vẫn dửng dưng

Theo khảo sát của Đất Việt, tại Hà Nội, các quán bán vỉa hè, quán bán rong đồ chơi trẻ em bắt đầu “mọc lên như nấm sau mưa”. Hầu hết những “cửa hàng di động” này đều bán hàng không có tem CR. Thế nhưng khách vẫn thờ ơ và tấp nập lựa chọn đồ chơi cho con, cháu vì giá ở đây rẻ hơn hẳn so với các cửa hàng lớn hay siêu thị. Chị Lan trú tại Phố Huế vừa trả 150.000 đồng cho một bộ đồ chơi vừa nói: “Thấy cháu thích chơi là mua thôi chứ không để ý tới dấu. Cái đấy quan trọng gì đâu, cháu nó chơi mấy ngày là hỏng hết thôi”.

Người mua vẫn chưa có thói quen chú ý đến tem CR.

Tương tự, anh Trung trú tại đường Hoàng Văn Thái mua hai bộ đồ chơi xe ô tô điều khiển từ xa có xuất xứ Trung Quốc, mỗi bộ có giá 150.000 đồng tại cửa hàng số 10 Vương Thừa Vũ nhưng không hề để ý đến dấu CR cũng như hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Anh Trung cho biết: “Mua đồ chơi cho cháu thường anh để ý xem nó có lỗi gì không, có hoạt động bình thường không chứ không quan tâm nhiều đến nhãn mác hay dấu tem gì cả”.

Chính sự thờ ơ này của khách hàng càng khiến người bán được dịp “lờ tịt” việc dán tem. Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy là trong ngày đầu dán tem CR, các cơ quan chức năng chưa "đủ sức" kiểm tra những điểm bán "bình dân" này, vì thế phần lớn cửa hàng vẫn ung dung bày bán hàng không hợp chuẩn. Trong vai người đi mua hàng, phóng viên Đất Việt được các chủ hàng, nhân viên trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can, phố Chả Cá, phố Khương Trung… mời chào rất nhiệt tình. Thế nhưng, khi được hỏi về dấu tem hợp chuẩn CR thì hầu hết chủ các cửa hàng đều tỏ ra lúng túng và khó chịu. Tại sạp hàng bán đồ chơi trẻ em số 60, phố Hàng Mã, khi được hỏi về dấu tem CR, chủ cửa hàng ở đây cho biết: “Tem CR bác có cả đống trong nhà nhưng chưa kịp dán vì công ty mới phát (?!). Khách hàng cũng không ai hỏi han gì, thế nên khi nào có cơ quan chức năng đi kiểm tra thì bỏ ra dán cũng chưa muộn”.

Còn tại cửa hàng bán đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em số 101B5, đường Khương Trung, quận Thanh Xuân, chủ cửa hàng ở đây tỏ ra bực bội khi được hỏi về dấu hợp quy (CR) và quát lớn: “Cửa hàng nào mà chẳng bán đồ chơi có nguồn gốc Trung Quốc. Giá rẻ lại còn muốn có dấu này dấu kia. Chỉ có hàng ở siêu thị mới có dấu thôi, ở ngoài làm gì có”. Bà chủ cửa hàng còn viện dẫn một bộ đồ chơi Bakugan được nhiều trẻ thích, giá một con là 15.000 đồng, nếu có tem CR thì tại siêu thị giá đội lên gấp đôi, khoảng 30.000 đồng (?!).

(Theo: Đất Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,