221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1311264
Chuyên rợn người của "kẻ" thường xuyên gặp ... ma
1
Article
null
Chuyên rợn người của 'kẻ' thường xuyên gặp ... ma
,
Nam ở nhà hay đến trường, bóng ma tóc tai rũ rượi ấy cũng đi theo, nhìn cậu trừng trừng đe dọa. Sợ con ma làm hại gia đình mình, Nam bỏ nhà đi.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Trước khi phải bỏ dở học hành vì bị “ma ám”, Nam là sinh viên một trường đại học kỹ thuật ở Hà Nội. Mọi thứ đều bình thường cho đến khi cậu phát hiện có con ma áo trắng, mặt mày u ám đi theo mình.

Trốn người thân vì ma quỷ

Dù cậu ở đâu, nó cũng đi theo, đứng cách một quãng để theo dõi cậu. Con ma còn nói nhỏ là cậu đừng hòng trốn thoát, nó sẽ làm hại cả cậu và những người trong gia đình. Sợ làm liên lụy đến người thân, Nam lấy cớ muốn tập trung học hành để thuê nhà ở riêng và tìm mọi cách ngăn người nhà đến thăm.

Nghe nói việc tập yoga có thể làm tâm thanh tịnh, trục được ma tà, Nam thực hiện ngay. Nhưng việc luyện quá cấp tập, không có người hướng dẫn khiến tình hình càng tệ. Dường như con mà càng nổi giận và hành hạ, đe dọa Nam nhiều hơn. Xác định đời mình coi như bỏ, Nam bảo vệ người thân bằng cách bí mật rời chỗ ở đến một nơi khác. Khi người nhà tìm ra vừa đưa cậu đến chuyên gia tâm thần, cậu đã ở trong tình trạng nghiêm trọng: ăn nói linh tinh, lảm nhảm, sức khỏe suy sụp, khí sắc tồi tệ. Sau thời gian điều trị khá dài, Nam mới ổn định và không còn bị con ma ám ảnh nữa.
 
Minh họa: Inmagine.
Minh họa: Inmagine.
 
Chuyên gia tâm lý Lã Linh Nga, Phó trưởng phòng khám chuyên khoa tâm thần TuNa (Hà Nội), cho biết hiện tượng gặp ma ở những người như Nam là một dạng hoang tưởng. Hình ảnh ma quỷ thật đến nỗi người khác không thể thuyết phục họ rằng con ma đó không có thật. Có cậu học sinh được người nhà đưa đến phòng khám TuNa cũng vì chứng bệnh này, cậu vừa trò chuyện với chuyên gia vừa dáo dác nhìn vào góc phòng, thái độ đầy dè chừng, rồi ghé tai chuyên gia nói nhỏ: “Đấy, chúng nó đứng ba bốn đứa ở đấy chờ em, bọn này kinh lắm”. Có lần, vừa đến phòng khám, cậu đã hét toáng lên, tay đấm chân đá lia lịa vào khoảng không, cố sức giành phần thắng trong cuộc ẩu đả với ma.
 
Người ông của cậu bé kể: “Khổ lắm, nhiều lúc ông cháu đang trò chuyện, đột nhiên nó hoảng lên chui tọt xuống gầm giường. Khi đi bộ ngoài đường, nó đi nhanh như bị ai đuổi, thỉnh thoảng ngoái lại đằng sau. Nó bảo ông ơi có ba bốn con ma bám theo cháu, cháu đi ngủ nó cũng theo vào phòng, nói chuyện với nhau, chỉ trỏ cháu rồi dọa cháu”.

Có cô nữ sinh lớp 11 ở Hà Nam luôn thấy có một quan âm binh mặc áo thụng đỏ, đội mũ cánh chuồn, mặt mày oai nghiêm, dữ tợn, đi theo mình. Mỗi lần nhìn thấy vị quan này, dù đang học bài trong lớp hay chơi đùa với bạn, cô bé đều quỳ sụp xuống van lạy, xin xỏ ông ta đừng bắt mình. Nhiều khi cô còn cố cười tươi, giở giọng nịnh nọt: “Để con hát cho ông nghe nhé, hay con đọc thơ cho ông nghe ạ? Con đọc hay lắm”.

Đuổi ma bằng… thuốc

Trước khi đến gặp bác sĩ tâm lý, hầu hết các bệnh nhân hoang tưởng thấy ma quỷ đều đã được gia đình đưa đi cầu cúng, trừ tà ở rất nhiều nơi. Một số bệnh nhân không thấy ma mà lại cảm thấy bị… ma nhập. Đang là chính mình, họ bỗng “đóng vai” một linh hồn người chết, thường là một người họ từng biết, nói năng, hành động như bị ốp đồng. Tâm thần học gọi đó là dạng hoang tưởng xâm nhập. “Nhiều khi không dễ phân biệt loại hoang tưởng này với hiện tượng tâm linh khó giải thích. Nhưng sau khi ‘xuất đồng’, nếu họ không trở lại hoàn toàn bình thường mà vẫn có những biểu hiện khác lạ trong hành vi, ăn nói thì nên đưa đi khám”, chuyên gia Linh Nga nói.
Ảnh cachefly.net
Minh họa: cachefly.net

Nguyên nhân gây các dạng hoang tưởng chủ yếu là các yếu tố nội sinh có sẵn trong người bệnh nhân, có thể được “hỗ trợ” thêm bởi một chấn thương vùng đầu hay sang chấn tinh thần nào đó. Những trường hợp này không thể điều trị khỏi nếu chỉ tư vấn, trị liệu tâm lý. Sẽ vô ích nếu giải thích với bệnh nhân rằng những con ma đó chỉ là tưởng tượng, càng vô ích nếu mắng mỏ hay cười nhạo họ. Đối với họ, những gì họ thấy cực kỳ sống động, thực sự là điều “mắt thấy tai nghe”.

Bệnh nhân hoang tưởng cần được điều trị bằng thuốc trong một thời gian dài. Ngay cả khi các triệu chứng đã thoái lui, các bóng ma không còn ám ảnh nữa, họ vẫn phải dùng thuốc theo liều điều trị duy trì. Có những người phải dùng thuốc cả đời. Nếu vì thấy đỡ mà bỏ điều trị (điều hay xảy ra do ngại tác dụng phụ của thuốc), bệnh sẽ trở lại và nặng hơn trước.

Những người bị hoang tưởng thường có biểu hiện mất ngủ, lo lắng, xa lánh mọi người, nói năng không mạch lạc, tỉnh táo, lời nói không ăn nhập với thực tế và hoàn cảnh. Nếu người nhà của bạn có những biểu hiện này kèm theo chuyện thấy ma quỷ thì nên đưa đi khám, đừng để lỡ thời gian điều trị bằng việc cúng bái vô ích, có thể làm bệnh nặng và khó chữa hơn.
 
(Theo Báo Đất Việt)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,