Ai là trùm tài phiệt bóng đá Việt?
Cập nhật lúc 14:18, Thứ Ba, 28/09/2010 (GMT+7)
Họ có thể là ông chủ của 1 tập đoàn kinh tế lớn, cũng có thể đứng đầu 1 doanh nghiệp tài chính, và thậm chí là cả chính trị gia, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là họ rất giàu có.
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Từ trời Âu…
Nhưng nói thế, không phải bất cứ tỷ phú nào cũng trở thành những ông trùm tài phiệt ở môn thể thao vua, Bill Gates là một điển hình. Người đàn ông giàu nhất Thế giới này có thể cống hiến ra hàng trăm triệu USD cho từ thiện, nhưng lại chưa bao giờ đầu tư dù chỉ là 1 phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của mình vào môn bóng đá. Và bởi thế, có thể ông chủ của hãng phần mềm nổi tiếng này luôn được vinh danh ở khắp nơi, nhưng trong thế giới bóng tròn thì có lẽ không bao giờ… bởi đó không phải là môn chơi mà Bill Gates thích.
Và bởi thế, nếu như nói đến Microsoft thì phải nhắc tới Bill Gates, còn trong môn thể thao vua nếu đã nhắc về Real thì phải kể tới Florentino Perez, Chelsea là Abramovich… Vì đơn giản những ông chủ của các đội bóng lớn này cũng nổi tiếng như tỷ phú người Mỹ trong ngành công nghiệp phần mềm, hay ở danh sách những người giàu nhất hành tinh, chỉ có khác Perez, Abramovich… nổi bật lên từ bóng đá mà thôi.
Rõ ràng, chẳng phải quá khập khiễng khi so sánh mức độ nổi tiếng của Bill Gates với các vị chủ tịch của những CLB nổi tiếng nhất nhì thế giới, cũng như mức độ giàu có của họ. Nếu ông chủ của hãng phần mềm sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD cho hoạt động yêu thích là từ thiện, thì cũng phải nhìn qua Perez khi dưới thời lãnh đạo của doanh nhân, và chính trị gia Tây Ban Nha này Real đã trở thành một dải thiên hà đúng nghĩa. Hàng loạt những ngôi sao đắt giá, nổi tiếng và tài năng nhất của bóng đá Thế giới đã có mặt ở sân Bernabeu, từ Zidane đến Beckham, Figo và bây giờ là Kaka, Ronaldo. Và để có được những ngôi sao này, Perez đã sử dụng chân lý: Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi tất cả những ngôi sao này khi đến với Real đều trở thành những cầu thủ đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó, và cũng chỉ được phá vỡ khi chuyển nhượng đến… Real dưới thời Perez mà thôi.
Không kém Perez, tỷ phú người Nga Abramovich cũng chơi rất “hoành tráng” khi trở thành ông chủ của Chelsea, và cũng kể từ đây đội bóng thành London này mới trở thành thế lực mới của giải ngoại hạng và thậm chí là châu Âu khi sở hữu 1 giàn ngôi sao thượng thặng của bóng đá Thế giới cho đến những thành tích ở các giải đấu này. Sự tài năng, hay cách nhìn người của Abramovich rõ ràng không cần phải bàn cãi bởi chỉ có những tố chất này mới có thể đưa người đàn ông đến từ nước Nga này lọt vào danh sách những tỷ phú của Thế giới. Nhưng để trở thành ông trùm thực sự ở môn thể thao Vua thì cần thêm một cái hầu bao cỡ bự. Và Abramovich cũng đã làm được, bởi với số tài sản khổng lồ (xấp xỉ 20 tỷ USD) thì con số vài trăm triệu để mua cầu thủ, hay chi trả cho những khoản lỗ trong một mùa bóng (khoảng 150 triệu bảng) rõ ràng chẳng thấm gì với Abramovich.
Rõ ràng, chẳng phải quá khập khiễng khi so sánh mức độ nổi tiếng của Bill Gates với các vị chủ tịch của những CLB nổi tiếng nhất nhì thế giới, cũng như mức độ giàu có của họ. Nếu ông chủ của hãng phần mềm sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD cho hoạt động yêu thích là từ thiện, thì cũng phải nhìn qua Perez khi dưới thời lãnh đạo của doanh nhân, và chính trị gia Tây Ban Nha này Real đã trở thành một dải thiên hà đúng nghĩa. Hàng loạt những ngôi sao đắt giá, nổi tiếng và tài năng nhất của bóng đá Thế giới đã có mặt ở sân Bernabeu, từ Zidane đến Beckham, Figo và bây giờ là Kaka, Ronaldo. Và để có được những ngôi sao này, Perez đã sử dụng chân lý: Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi tất cả những ngôi sao này khi đến với Real đều trở thành những cầu thủ đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó, và cũng chỉ được phá vỡ khi chuyển nhượng đến… Real dưới thời Perez mà thôi.
Không kém Perez, tỷ phú người Nga Abramovich cũng chơi rất “hoành tráng” khi trở thành ông chủ của Chelsea, và cũng kể từ đây đội bóng thành London này mới trở thành thế lực mới của giải ngoại hạng và thậm chí là châu Âu khi sở hữu 1 giàn ngôi sao thượng thặng của bóng đá Thế giới cho đến những thành tích ở các giải đấu này. Sự tài năng, hay cách nhìn người của Abramovich rõ ràng không cần phải bàn cãi bởi chỉ có những tố chất này mới có thể đưa người đàn ông đến từ nước Nga này lọt vào danh sách những tỷ phú của Thế giới. Nhưng để trở thành ông trùm thực sự ở môn thể thao Vua thì cần thêm một cái hầu bao cỡ bự. Và Abramovich cũng đã làm được, bởi với số tài sản khổng lồ (xấp xỉ 20 tỷ USD) thì con số vài trăm triệu để mua cầu thủ, hay chi trả cho những khoản lỗ trong một mùa bóng (khoảng 150 triệu bảng) rõ ràng chẳng thấm gì với Abramovich.
Hai cái tên kể trên chỉ là những ví dụ tiêu biểu của danh sách những ông chủ tỷ phú trong làng bóng đá Thế giới. Bởi ở đó còn có Bin Zayed Al Nahyan ông chủ của Man City, Berlusconi (AC Milan) hay anh em nhà Glazer (Man Utd)…Và với những cái tên đình đám này, về sự ảnh hưởng và mức độ chơi sang thì tất cả hoàn toàn được liệt kê vào danh sách những ông trùm tài phiệt của bóng đá Thế giới, dù có thể mỗi ông chủ có mỗi mục đích khác nhau từ phát triển kinh doanh, hay lấy đó làm bàn đạp chính trị…
.. đến Việt Nam
Tất nhiên, nếu nói đến tài sản thì chắc chẳng đến lượt những ông chủ của các đội bóng tại Việt Nam lên tiếng. Nhưng về mức độ chịu chơi, chịu chi ở giải đấu quốc nội thì có lẽ cũng hoành tráng lắm. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức của HA.GL là một ví dụ điển hình với việc biến đội bóng hạng nhì ít ai biết đến Gia Lai trở thành một thế lực một thời của bóng đá Việt Nam. Kết quả đạt được đó nhờ đâu thì ai cũng biết và nếu không phải là cách tung tiền ra chiêu mộ hàng tá ngôi sao một thời của bóng đá Việt Nam như Sỹ Hùng, Phi Hùng, Hữu Đang rồi sau đó là chiến dịch “thu thập người Thái” từ Dusit, Taiwan, Chukiat và đình đám nhất vẫn là thương vụ với cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ là Kiatisak. Cũng kể từ đó, HA.GL luôn là đội bóng sở hữu nhiều ngôi sao nhất nhì tại V-League, khi bầu Đức mang tiền ra để chiêu mộ nhiều cái tên “khủng” khác như Kesley, Evaldo, Việt Cường, Thanh Bình… nhưng nổi tiếng nhất và đắt giá nhất vẫn là cái tên Lee Nguyễn, một thương vụ không thành công về mặt kinh doanh, nhưng tên tuổi của bầu Đức cũng đã vượt ra khỏi tầm khu vực, chưa nói tới chuyện ông chủ của tập đoàn HA.GL này cũng đã từng có ý định mua cổ phần của CLB nổi tiếng Arsenal.
.. đến Việt Nam
Tất nhiên, nếu nói đến tài sản thì chắc chẳng đến lượt những ông chủ của các đội bóng tại Việt Nam lên tiếng. Nhưng về mức độ chịu chơi, chịu chi ở giải đấu quốc nội thì có lẽ cũng hoành tráng lắm. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức của HA.GL là một ví dụ điển hình với việc biến đội bóng hạng nhì ít ai biết đến Gia Lai trở thành một thế lực một thời của bóng đá Việt Nam. Kết quả đạt được đó nhờ đâu thì ai cũng biết và nếu không phải là cách tung tiền ra chiêu mộ hàng tá ngôi sao một thời của bóng đá Việt Nam như Sỹ Hùng, Phi Hùng, Hữu Đang rồi sau đó là chiến dịch “thu thập người Thái” từ Dusit, Taiwan, Chukiat và đình đám nhất vẫn là thương vụ với cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ là Kiatisak. Cũng kể từ đó, HA.GL luôn là đội bóng sở hữu nhiều ngôi sao nhất nhì tại V-League, khi bầu Đức mang tiền ra để chiêu mộ nhiều cái tên “khủng” khác như Kesley, Evaldo, Việt Cường, Thanh Bình… nhưng nổi tiếng nhất và đắt giá nhất vẫn là cái tên Lee Nguyễn, một thương vụ không thành công về mặt kinh doanh, nhưng tên tuổi của bầu Đức cũng đã vượt ra khỏi tầm khu vực, chưa nói tới chuyện ông chủ của tập đoàn HA.GL này cũng đã từng có ý định mua cổ phần của CLB nổi tiếng Arsenal.
Ngoài bầu Đức ra, sau này bóng đá Việt Nam cũng có thêm những ông chủ chịu chơi như thế như bầu Hiển (HN.T&T và SHB.ĐN), bầu Trường (Ninh Bình) và rõ ràng ở mức độ móc vài chục tỷ mỗi mùa đầu tư cho bóng đá như là một thú vui cộng với tầm ảnh hưởng to lớn đối với các đội bóng thì đã đủ để gọi họ là những ông trùm tài phiệt của bóng đá Việt rồi.
(Theo 24h)
,