221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1303471
Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh
1
Article
null
Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh
,
Nếu như trên các tuyến phố mới ở Hà Nội, nhà siêu nhỏ, siêu mỏng là hệ quả của việc giải phóng mặt bằng, mở đường, thì ở khu phố cổ, bao đời nay, những căn nhà "hộp diêm" như là một "đặc trưng".
 

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif


Những con ngõ như...địa đạo
 
Phố Hàng Đường, Hàng Ngang và những tuyến phố lân cận là nơi người dân sống như dưới... địa đạo. Khác với vẻ ngoài hào nhoáng, tinh tươm, phía sau những cửa hàng này là "hệ thống" nhà tầng kiên cố đã bạc màu thời gian như dính liền với nhau. Những con ngõ nhỏ vừa đúng một người đi, sâu hút, tối om. Nơi đó những căn nhà siêu nhỏ, vẫn đang tồn tại cùng cuộc sống chật chội đến ngạt thở. "Sống lâu đâm ra quen, giờ cũng thấy... bình thường" - bác Thanh ở ngõ 55 Hàng Ngang nói.
 
"Căn nhà" của gia đình anh Hà Đình Thành rộng khoảng 3m².
 
Ngõ 55 Hàng Ngang là một lối đi hẹp đến mức nếu không chú ý kỹ người ta dễ lầm tưởng đó chỉ là khoảng không làm ranh giới giữa hai căn nhà. Lối đi đã thấp và hẹp, lại được chắn ngang bởi một quán trà đá. Để vượt qua quán trà bước vào "địa đạo", chúng tôi phải trả lời hàng loạt câu thắc mắc của chủ quán: "Vào đấy hỏi ai?", "Không biết đường đừng vào!"...
 
Đặt chân bước vào ngõ là cảm giác lành lạnh. Lạnh bởi lối đi vừa hẹp, vừa tối, vừa thấp vừa ngoằn ngoèo. Con ngõ ngày tối đến mức, người ta phải thắp bóng điện suốt 24/24 giờ. Những chỗ ánh sánh của đèn điện không phủ đến, thì chúng tôi phải bật điện thoại để... soi đường. Thật bất ngờ khi hai bên ngõ này là... nhà ở.
 
Lòng vòng qua những ô cửa tối, lại đi xuống một cầu thang khác hun hút sang ngõ Nội Miếu. Không ai có thể giấu nổi sự ngạc nhiên đến lạ lùng nếu lần đầu đặt chân tới đây khi đang ở phố này,  bỗng chốc lại sang phố khác khi chỉ cần qua mấy cầu thang gỗ.
 
Các ngõ sâu hút của phố Hàng Buồm cũng không khác gì mấy so với Hàng Ngang. Mới đầu nhìn, ai cũng nghĩ chỉ có một hộ gia đình ở, nhưng không phải vậy. Bên trong căn hộ này, còn rất nhiều gia đình khác sinh sống hàng chục thậm chí hàng trăm năm rồi.
 
Nhà ở dưới gầm cầu thang
 
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về chuyện nhà cửa, sinh hoạt của những người dân phố cổ ở Hàng Vải, phường Hàng Bồ (Hoàn Kiếm - Hà Nội) ông Hoàng Văn Chinh, Trưởng ban Công tác mặt trận Khu dân cư số 6, phường Hàng Bồ dẫn chúng tôi tới ngõ 33. Ông Chinh cho biết, ngõ 33 là nơi quần tụ của hàng trăm nhân khẩu.
 
Từ phố lớn Hàng Vải, lách qua mấy con hẻm nhỏ cứ ngỡ như lạc vào một thế giới khác. Con hẻm bé tẹo hun hút, tối om như mực. Khi gặp người đi ngược chiều, cả hai phải nghiêng người "lách" mới lọt. Sự ồn ào của phố thị được thay bằng sự tĩnh lặng đến "rờn rợn". Đang lúi húi dò đường, ông Chinh rẽ vào một ô nhỏ tối om, thò tay bật chiếc đèn sợi đốt đỏ quạch. Trước mắt chúng tôi là "mật thất" của 3 nhân khẩu nhà anh Hà Đình Thành.
 
Đó là một góc chân cầu thang của căn hộ tập thể dễ đến cả trăm tuổi. Hai bên lối vào cầu thang chừng 2m chất đầy nồi niêu, xô chậu, bát đũa. Bên tường treo đầy quần áo, cạnh đó là bếp ăn không thể bé hơn. Chúng tôi băn khoăn về nơi ăn ngủ, học hành của lũ trẻ nhà anh Thành; ông Chinh liền mò mẫm sau đống quần áo treo bên bờ tường rồi mở toang cánh cửa bên mé cầu thang làm lộ ra "chiếc hộp" rộng chừng 3m2. Khoảng không gian ước chừng chỉ để vừa vặn một chiếc xe máy. Đó là nơi 3 nhân khẩu gia đình anh Thành sinh sống.
 
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
 
Bà Võ Thị Nga, cán bộ Ban chấp hành Hội phụ nữ phường Hàng Bồ cho biết: Gia đình anh Thành thuộc diện hộ nghèo. Là người gốc phố cổ nhưng khi lập gia đình chẳng có chốn nương thân. Cám cảnh, bà con khu phố họp nhau và đồng ý cho vợ chồng anh nương náu tại chân cầu thang khu tập thể. Chính quyền phường tạo điều kiện cho anh làm chân bảo vệ để kiếm đồng ra đồng vào. Hàng nước của chị Dung (vợ anh) cũng là tiền bà con trong tổ đóng góp lại. Gia đình khó khăn nhưng bù lại cháu Thủy rất chăm ngoan học giỏi. 10 năm liền Thủy đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 
Biết làm sao...
 
Chưa hết bàng hoàng với "căn hộ" nhà anh Thành, chúng tôi lại bị "sốc" với khu nhà của hộ ông Trần Đăng Tuyền.
 
Nằm trên nhà vệ sinh của khu phố ngõ 33, Hàng Vải, bốn bề được quây bằng cót ép mỏng, nhìn qua không ai nghĩ đó là nơi ăn ở của 8 con người.
 
Năm 1977, ông được bố mẹ vợ cho một căn nhà có diện tích vỏn vẹn 5m2 nằm kề với khu vệ sinh chung của cả khu phố. Trong diện tích chật chội đó, lần lượt tách làm 2 hộ khi các con ông lập gia đình. Để có nơi đặt chân cho ngần ấy con người, ông Tuyền buộc phải cơi nới thêm gác xép mà vẫn không đủ. Cực chẳng đã, vợ chồng ông xin khu phố lợp tôn, quây liếp trên nóc nhà vệ sinh để ở. Không gian nặng mùi xú uế. Dù vẫn biết ở như thế là ô nhiễm nhưng vẫn may chán là vì còn có chỗ chui ra chui vào!
 
Sau khi cơi nới, ông Tuyền dành hẳn một phòng rộng... 3m2 cho vợ chồng anh con trai. Nhìn căn phòng bé tẹo, bên tường treo chiếc ảnh cưới của vợ chồng trẻ, tường đối diện treo lủng lẳng vài bộ quần áo mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Dưới chân cầu thang là cửa của nhà vệ sinh chung, trước cửa bà Nhung (vợ ông) đang đứng nấu cơm. Bà nói như phân trần: "Đây là chỗ duy nhất có thể đặt bếp của nhà tôi, biết làm sao được cô ơi!!!".
 
Theo GĐ&XH
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,