Đến lượt người đẹp Hải phòng ấm ức vì cuộc thi HHVN
Cập nhật lúc 11:02, Thứ Ba, 31/08/2010 (GMT+7)
Các cuộc thi người đẹp khép lại cũng là lúc phần lớn thí sinh trở về cuộc sống bình thường. Họ trở về, mang theo nhiều tâm trạng, buồn có, vui có, bất bình, hụt hẫng cũng có... Những tiết lộ của thí sinh Hải Phòng dự thi vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2010 phần nào sẽ giúp bạn đọc hiểu được nỗi cực nhọc của các người đẹp, những chuyện sau cánh gà sân khấu và cả nỗi “ấm ức” không biết ngỏ cùng ai...
“Sẽ không bao giờ thi hoa hậu nữa!”
Đó là câu đầu tiên chúng tôi được nghe trong cuộc trò chuyện với thí sinh Vũ Thị Thùy Dương - một trong 3 người đẹp của Hải Phòng lọt vào vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010.
Thí sinh Vũ Thị Thùy Dương (trái) và Hoa hậu TGNV 2010 Lưu Thị Diễm Hương |
Gặp Thùy Dương ở nhà riêng tại quận Hải An sau ít ngày cô trở về từ Tuần Châu, chúng tôi vẫn thấy trên nét mặt cô sự mệt mỏi. Dương cho hay, lịch hoạt động, tập luyện dày đặc, thiếu ngủ... khiến rất nhiều thí sinh bị kiệt sức. Sau khi kể về hành trình đến với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Dương buồn rầu cho biết: “Thật lòng em tham dự cuộc thi chỉ với mong muốn thử sức mình, không quá hụt hẫng vì không đoạt giải thưởng. Nhưng có một điều em thấy rất buồn, đó là thái độ của một thành viên trong Ban tổ chức đối với em. Trong suốt thời gian ở Tuần Châu, em phải chịu nhiều lời lẽ không hay và cả cách đối xử không công bằng của chú ấy dành cho em...”.
Dương cho biết, cô không muốn bình luận về kết quả của cuộc thi mà chỉ chia sẻ về mối quan hệ của cô với thành viên Ban tổ chức này. Theo lời Dương kể thì đây là một nhà thiết kế phụ trách công tác đào tạo thí sinh của cuộc thi. “Em cũng chẳng hiểu vì sao chú ấy lại có thái độ như thế với em, dù em luôn tươi cười, chào hỏi chú ấy bình thường như những bạn thí sinh khác, càng chưa từng làm gì để chú ấy phật ý” - Dương kể lại.
Đơn cử những lời nhận xét rất sỗ sàng mà nhà thiết kế này “dành” cho Dương trong quá trình tập luyện trước mặt các bạn thí sinh, thậm chí cả các thành viên Ban tổ chức khác, khiến cô cảm thấy mất tự tin, không dám thể hiện mình, như: “gò má cao”, “dáng xấu”, “trình diễn không đẹp chút nào”... Vẫn biết rằng đẹp, xấu là quan niệm của mỗi cá nhân, khen, chê là chuyện bình thường để mỗi người hoàn thiện bản thân nhưng theo Dương thì những lời nói của nhà thiết kế này với cô là “bất bình thường”. Thậm chí Dương cho biết ngay cả những hình ảnh đưa lên mạng internet của cô cũng bị chọn toàn ảnh xấu (?!)... Có lần sau buổi tập luyện, căng thẳng quá cô đã gọi điện về nhà khóc nức nở với bố mẹ.
Đỉnh điểm của mọi chuyện là đêm chung kết. Theo yêu cầu của Ban tổ chức, tất cả các thí sinh phải mang sandal trắng khi trình diễn phần bikini. Dương bị mất sandal trắng và đã có thông báo đến những người quản lý thí sinh từ trước đó nên cô buộc phải mang sandal màu hồng. “Nhưng chú ấy nói không cho em lên sân khấu vì sợ làm hỏng đội hình (?!) và dùng những lời lẽ rất căng thẳng với em. Trong khi một số bạn khác đi sandal hồng vẫn trình diễn bình thường, chú ấy không nói gì, vậy mà riêng em lại bị như vậy”. Ầm ĩ trước giờ diễn ra đêm chung kết nên lúc đó rất nhiều người trong Ban tổ chức và cả các thí sinh có mặt đều biết.
Tuy nhiên, cuối cùng do sự can thiệp của một số thành viên trong Ban tổ chức mà câu chuyện dịu xuống, Dương ra trình diễn bình thường cùng các thí sinh khác. Hoàn thành phần thi của mình nhưng Dương cho biết lúc đó tâm trạng của cô không thoải mái chút nào!
Thùy Dương tâm sự, trở về từ cuộc thi, dù mang theo tâm trạng không vui đó song cái “được” lớn nhất của cô là có thêm nhiều bạn bè, vốn sống... Cô đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên quý giá từ các thí sinh và thành viên Ban tổ chức khác. Đó là động lực để Dương hoàn thành các phần thi của mình.
Đừng để lại dư âm buồn!
Câu chuyện của Vũ Thị Thùy Dương chỉ là phần nhỏ trong mỗi cuộc thi người đẹp vì đó thật ra cũng chỉ là thái độ mang tính cá nhân. Nhưng điều đó cũng cho thấy vai trò của thành viên Ban tổ chức trong việc để thí sinh tự tin “khoe” hết vẻ đẹp của bản thân, thoải mái bộc lộ mình trước Ban giám khảo và các thí sinh khác...
Trên thực tế, ngày càng có những dư âm buồn sau các cuộc thi nhan sắc thời gian gần đây mà chỉ khi “người trong cuộc” lên tiếng thì công chúng mới biết được phần nào. Điển hình nhất là ầm ĩ sau cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt năm 2009, một thí sinh công khai tố cáo Ban giám khảo, Ban tổ chức không công bằng. Thậm chí có thí sinh còn “kể tội” những “quý bà” tham dự cuộc thi bề ngoài thì “long lanh, thành đạt, sau thì văng tục, nói xấu nhau như ngoài chợ”, bất hòa với nhau chỉ vì tranh nhau... chỗ đứng đẹp.
Cũng trong tình trạng tương tự, kết thúc cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008, một thí sinh và mẹ cô đã viết bài đưa lên blog riêng của mình cho rằng Ban giám khảo không công bằng trong việc lựa chọn top những người đẹp nhất và ngôi vị hoa hậu (?!) Còn có cả cuộc thi khi đã “xong xuôi” từ lâu nhưng Ban tổ chức “lờ tít” tiền thưởng đến nỗi đích thân hoa hậu phải đi... đòi nợ.
Gần đây nhất, sau khi danh hiệu Hoa hậu thế giới người Việt 2010 được trao cho Lưu Thị Diễm Hương, ngày hôm sau trên các diễn đàn, blog có ngay bảng điểm kết quả học tập của cô. Theo đó, tân hoa hậu chỉ học hệ cao đẳng chứ không phải hệ đại học như thông tin ban đầu, hơn thế nữa, kết quả học tập của cô cũng rất thấp. Cực chẳng đã, hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương cũng phải nhờ đến báo chí để thanh minh về chuyện học hành của mình...
Câu chuyện về “nội tình” các cuộc thi nhan sắc chắc chắn sẽ còn dài bởi sẽ còn có nhiều cuộc thi được tổ chức trong thời gian tới. Hy vọng rằng, với tiếng nói của người trong cuộc, Ban tổ chức, Ban giám khảo các cuộc thi bằng trách nhiệm, sự công tâm... của mình sẽ chọn ra những ngôi vị xứng đáng, để mỗi cuộc thi theo đúng nghĩa là một “sân chơi”, không là dư âm buồn đối với các thí sinh và cả công chúng!
Đỉnh điểm của mọi chuyện là đêm chung kết. Theo yêu cầu của Ban tổ chức, tất cả các thí sinh phải mang sandal trắng khi trình diễn phần bikini. Dương bị mất sandal trắng và đã có thông báo đến những người quản lý thí sinh từ trước đó nên cô buộc phải mang sandal màu hồng. “Nhưng chú ấy nói không cho em lên sân khấu vì sợ làm hỏng đội hình (?!) và dùng những lời lẽ rất căng thẳng với em. Trong khi một số bạn khác đi sandal hồng vẫn trình diễn bình thường, chú ấy không nói gì, vậy mà riêng em lại bị như vậy”. Ầm ĩ trước giờ diễn ra đêm chung kết nên lúc đó rất nhiều người trong Ban tổ chức và cả các thí sinh có mặt đều biết.
Tuy nhiên, cuối cùng do sự can thiệp của một số thành viên trong Ban tổ chức mà câu chuyện dịu xuống, Dương ra trình diễn bình thường cùng các thí sinh khác. Hoàn thành phần thi của mình nhưng Dương cho biết lúc đó tâm trạng của cô không thoải mái chút nào!
Thùy Dương tâm sự, trở về từ cuộc thi, dù mang theo tâm trạng không vui đó song cái “được” lớn nhất của cô là có thêm nhiều bạn bè, vốn sống... Cô đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên quý giá từ các thí sinh và thành viên Ban tổ chức khác. Đó là động lực để Dương hoàn thành các phần thi của mình.
Đừng để lại dư âm buồn!
Câu chuyện của Vũ Thị Thùy Dương chỉ là phần nhỏ trong mỗi cuộc thi người đẹp vì đó thật ra cũng chỉ là thái độ mang tính cá nhân. Nhưng điều đó cũng cho thấy vai trò của thành viên Ban tổ chức trong việc để thí sinh tự tin “khoe” hết vẻ đẹp của bản thân, thoải mái bộc lộ mình trước Ban giám khảo và các thí sinh khác...
Trên thực tế, ngày càng có những dư âm buồn sau các cuộc thi nhan sắc thời gian gần đây mà chỉ khi “người trong cuộc” lên tiếng thì công chúng mới biết được phần nào. Điển hình nhất là ầm ĩ sau cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt năm 2009, một thí sinh công khai tố cáo Ban giám khảo, Ban tổ chức không công bằng. Thậm chí có thí sinh còn “kể tội” những “quý bà” tham dự cuộc thi bề ngoài thì “long lanh, thành đạt, sau thì văng tục, nói xấu nhau như ngoài chợ”, bất hòa với nhau chỉ vì tranh nhau... chỗ đứng đẹp.
Cũng trong tình trạng tương tự, kết thúc cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008, một thí sinh và mẹ cô đã viết bài đưa lên blog riêng của mình cho rằng Ban giám khảo không công bằng trong việc lựa chọn top những người đẹp nhất và ngôi vị hoa hậu (?!) Còn có cả cuộc thi khi đã “xong xuôi” từ lâu nhưng Ban tổ chức “lờ tít” tiền thưởng đến nỗi đích thân hoa hậu phải đi... đòi nợ.
Gần đây nhất, sau khi danh hiệu Hoa hậu thế giới người Việt 2010 được trao cho Lưu Thị Diễm Hương, ngày hôm sau trên các diễn đàn, blog có ngay bảng điểm kết quả học tập của cô. Theo đó, tân hoa hậu chỉ học hệ cao đẳng chứ không phải hệ đại học như thông tin ban đầu, hơn thế nữa, kết quả học tập của cô cũng rất thấp. Cực chẳng đã, hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương cũng phải nhờ đến báo chí để thanh minh về chuyện học hành của mình...
Câu chuyện về “nội tình” các cuộc thi nhan sắc chắc chắn sẽ còn dài bởi sẽ còn có nhiều cuộc thi được tổ chức trong thời gian tới. Hy vọng rằng, với tiếng nói của người trong cuộc, Ban tổ chức, Ban giám khảo các cuộc thi bằng trách nhiệm, sự công tâm... của mình sẽ chọn ra những ngôi vị xứng đáng, để mỗi cuộc thi theo đúng nghĩa là một “sân chơi”, không là dư âm buồn đối với các thí sinh và cả công chúng!
(Theo ANHP)
,