221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1296149
Trực thăng của Chủ tịch Hòa Phát khó xin cấp phép
0
Article
null
Trực thăng của Chủ tịch Hòa Phát khó xin cấp phép
,
Dù đã về Việt Nam từ 23/7/2010 nhưng chiếc trực thăng EC 135P2i của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long vẫn đỗ tại Đà Nẵng.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif


Đại diện Cảng vụ hàng không miền Trung cho biết, sau khi được Cục Hàng không cấp phép bay từ Pắc Xế (Lào) về Đà Nẵng, chiếc trực thăng đã hoàn tất thủ tục hải quan và được di chuyển về sân đậu của công ty bay Dịch vụ miền Bắc (Bộ Quốc phòng).

Đây cũng là công ty đứng ra làm mọi thủ tục để khai thác chiếc trực thăng này. Ông Hồ Quốc Cường, Phó Phòng Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết, hiện Cục chưa nhận được đơn xin cấp phép bay tiếp theo cho chiếc trực thăng này. Theo ông Cường, khác với chiếc phản lực của bầu Đức, máy bay riêng của ông Long chỉ được bay khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng. Theo quy định, những máy bay bay ngoài đường hàng không (mực bay thấp) và máy bay trực thăng trước khi cất cánh phải được Bộ Quốc phòng cho phép. Như vậy, khoảng thời gian chờ đợi được cấp phép có thể kéo dài hơn hai ngày như quy định đối với các loại máy bay phản lực.

EC 135P2i có sức chứa 5 ghế VIP hoặc 6-7 hành khách với công nghệ làm giảm tiếng ồn và độ rung (Ảnh: Getty)


Trực thăng của Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát đã được Cục Hàng không kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, phê chuẩn tiêu chuẩn loại, đủ điều kiện bay tại Việt Nam từ tháng 4/2010. Đại diện Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không VN cho biết máy bay sẽ phải định kỳ kiểm tra kỹ thuật một lần mỗi năm tại đơn vị bảo dưỡng được Cục công nhận.

Cả hai chiếc máy bay riêng tại Việt Nam hiện nay đều được đăng ký kinh doanh thương mại. Tức là người chủ sở hữu có thể sử dụng tàu bay vào mục đích kinh doanh.

Một kỹ sư tàu bay nhận định, chiếc phản lực Beech King Ari 350 của bầu Đức có thể dễ dàng hơn khi xin cấp phép bay vì bay tầm cao, trùng với đường bay của hàng không dân dụng nhưng trực thăng của chủ tịch tập đoàn Hòa Phát lại cơ động hơn bởi có thể hạ cánh xuống bãi đất trống hay sân vận động thậm chí là một nóc nhà nào đó.

Do vậy khó có thể so sánh sự tiện dụng giữa hai loại máy bay này. Theo thông tin được báo chí đăng tải, chiếc tàu bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam của bầu Đức - ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trị giá 7 triệu USD, còn chiếc trực thăng của ông Trần Đình Long - chủ tịch tập đoàn Hoà Phát giá mua 3 triệu USD, sau khi chịu thuế và các chi phí liên quan đã đội lên thành 5 triệu USD.

Cách đây hai năm khi "bầu Đức" tậu phi cơ riêng đã không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, từ năm 2009, chính sách thuế với mặt hàng này đã thay đổi, từ 0% lên 30%.

(Theo Báo Giao Thông Vận Tải)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,