Phó bí thư Yên Bái học tiến sĩ chỉ 6 tháng
Cập nhật lúc 09:41, Thứ Hai, 26/07/2010 (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Yên Bái, có bằng tiến sĩ ở Malaysia chỉ sau sáu tháng được Tỉnh ủy cử đi học?
Ngày 25-7, trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Thương Lượng - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - nói: “Bằng này Bộ GD-ĐT của nước ta không công nhận sử dụng”.
Ông Lượng còn khẳng định tỉnh hoàn toàn không biết gì về chất lượng cũng như pháp nhân trường mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học, tất cả chỉ do ông Ngọc báo cáo với tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh - chánh văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái, từ năm 2006 cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước theo tinh thần của nghị quyết thu hút nhân tài của tỉnh sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án.
Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học và ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia.
Trong khi chương trình đào tạo tiến sĩ tại VN cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên hai năm thì ông Ngọc chỉ cần sáu tháng đã lấy được bằng tiến sĩ.
Cụ thể, tháng 3-2009 ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc.
Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy - theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng tiến sĩ”.
Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.
Mặc dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học tiến sĩ mỗi tháng 1 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.
*** Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, dư luận đã bất ngờ khi biết tin Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ cũng có bằng tiến sĩ ở Mỹ, nhưng lại không biết tiếng Anh.
Trả lời trên báo Sài gòn Tiếp thị, Ông Ân cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ…chỉnh sửa là được.
Cũng theo thông tin trên tờ báo này thì tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!
*** Trước dư luận, trả lời báo VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Ân khẳng định: "Tôi thấy mình không may thôi".
Ông Ân cho rằng có hai điểm báo chí nói không đúng. Đó là ông đã có bằng Thạc sĩ, chứ không phải không có. Và số tiền 17.000 USD là tiền riêng mà ông Ân bỏ ra, chứ chưa nhận được bất kì khỏan hỗ trợ nào từ địa phương.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: "Tôi thấy quan trọng nhất là kinh nghiệm làm việc, chứ cái gì cũng bằng cấp giơ ra thì... Ở ngay cơ quan tôi, có anh TS hẳn hoi, làm việc chuyên môn rất tốt. Nhưng nếu làm quản lý lại không ổn".
Tổng hợp
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ngày 25-7, trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Thương Lượng - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - nói: “Bằng này Bộ GD-ĐT của nước ta không công nhận sử dụng”.
Ông Lượng còn khẳng định tỉnh hoàn toàn không biết gì về chất lượng cũng như pháp nhân trường mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học, tất cả chỉ do ông Ngọc báo cáo với tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh - chánh văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái, từ năm 2006 cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước theo tinh thần của nghị quyết thu hút nhân tài của tỉnh sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án.
Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học và ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia.
Trong khi chương trình đào tạo tiến sĩ tại VN cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên hai năm thì ông Ngọc chỉ cần sáu tháng đã lấy được bằng tiến sĩ.
Cụ thể, tháng 3-2009 ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc.
Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy - theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng tiến sĩ”.
Bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Phú Thọ cũng của trường ĐH Nam Thái Binh Dương cấp. Chi phí theo học của ông Ân tại đây cũng là 17.000 USD. Ảnh: SGTT |
Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.
Mặc dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học tiến sĩ mỗi tháng 1 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.
*** Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, dư luận đã bất ngờ khi biết tin Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ cũng có bằng tiến sĩ ở Mỹ, nhưng lại không biết tiếng Anh.
Ông Nguyễn Ngọc Ân |
Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ…chỉnh sửa là được.
Cũng theo thông tin trên tờ báo này thì tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!
*** Trước dư luận, trả lời báo VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Ân khẳng định: "Tôi thấy mình không may thôi".
Ông Ân cho rằng có hai điểm báo chí nói không đúng. Đó là ông đã có bằng Thạc sĩ, chứ không phải không có. Và số tiền 17.000 USD là tiền riêng mà ông Ân bỏ ra, chứ chưa nhận được bất kì khỏan hỗ trợ nào từ địa phương.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: "Tôi thấy quan trọng nhất là kinh nghiệm làm việc, chứ cái gì cũng bằng cấp giơ ra thì... Ở ngay cơ quan tôi, có anh TS hẳn hoi, làm việc chuyên môn rất tốt. Nhưng nếu làm quản lý lại không ổn".
Ông Nguyễn Văn Ngọc: “Tôi hoàn toàn tự túc kinh phí” Trả lời báo Tuổi trẻ, Ông Nguyễn Văn Ngọc khẳng định đã nhận bằng tiến sĩ nhưng chưa nộp bằng cho tỉnh. Ông Ngọc cũng cho biết ông không bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia mà bảo vệ tại VN và cho hay ĐH Nam Thái Bình Dương là trường liên kết quốc tế. Ông Ngọc nói: “Tôi học từ năm 2007-2009, việc đi học của tôi là nhu cầu cá nhân, hoàn toàn tự nguyện, học ngoài giờ, học để nâng cao kiến thức phục vụ công việc chứ không có một yêu cầu đặc biệt nào cả. Tôi hoàn toàn tự túc về kinh phí cho việc đi học này”. Về khoản tiền hỗ trợ 74 triệu đồng của tỉnh, ông Ngọc nói: “Tôi chưa nhận được khoản tiền đó, có thể do văn phòng làm nhưng tôi chưa được nhận”. |
Tổng hợp
,