221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1290786
Những mảnh đời éo le nuôi ước mơ giảng đường
1
Article
null
Những mảnh đời éo le nuôi ước mơ giảng đường
,

 - Để thực hiện ước mơ vào ĐH, nhiều thí sinh đã phải vượt qua hoàn cảnh muôn vàn khó khăn của mình để tham gia kỳ thi trong những ngày qua.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Thí sinh mồ côi đi thi một mình

Trong khi nhiều bạn được cả bố, mẹ chăm sóc và đưa đi thi thì Nguyễn Thị Đông, quê ở Bình Thuận phải ngậm ngùi vác ba lô đi thi một mình vì cha mất sớm, còn mẹ thì già yếu.

Mô tả ảnh.
Nhọc nhằn nuôi giấc mơ đại học.( Ảnh minh họa: VNN)

Năm nay, Đông đăng ký dự thi cả 2 đợt vào Trường ĐH Đà Lạt với đợt 1 là khoa Sư phạm Toán - Tin và đợt 2 là Sư phạm Sinh. Mong ước của Sinh là phải vào đại học để được đổi đời, để thoát khỏi cái đói, cái nghèo trên mảnh đất Nam Trung Bộ rát bỏng cát.

Vì thế, để tham dự được kỳ thi này, Đông đã phải vừa làm, vừa học để cóp nhặt từng đồng và vay mượn thêm họ hàng làng xóm để "lai kinh". Nhưng cũng thật buồn khi Đông phải lầm lũi đi một mình mà không có ai bên cạnh khi bố em đã mất từ lâu còn mẹ thì già yếu.

Nhưng em vẫn vượt qua! Một mình len lỏi khắp các con phố để tìm nhà trọ vừa với túi tiền của mình. May thay, một sinh viên đã chỉ giúp Đông có được chỗ ở trong Thiền viện Vạn Hạnh.

Đạp xe 90km đi thi

Dạy từ 2h sáng với chiếc xe đạp cà tàng, mấy chiếc bánh mỳ, Nguyễn Văn Thảo đã vượt chẳng đường 90km từ Bắc Giang xuống Hà Nội dự thi.

Ở tuổi 28, trong khi các bạn Thảo đã vợ con đề huề thì Thảo lại nuôi mộng vào đại học.

Muộn màng như vậy là do khi tốt nghiệp Trường THPT tại Yên Thế, Thảo đột nhiên mắc chứng bệnh lạ,  ngủ triền miên kể cả giữa ban ngày. Sau thời gian được điều trị tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang, Thảo lành bệnh và trở về nhưng lại đối mặt với gia cảnh nghèo đói của gia đình.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Thảo và Thương đều đến từ vùng đất Bắc Giang.

Mộng đại học trôi qua vì Thảo hiểu rằng, bố mẹ chẳng thể lo cho mình tiếp tục đi học. Nhưng ý chí kiên cường, Thảo đã âm thầm lập kế hoạch riêng.

10 năm qua, vừa tích lũy kiến thức, vừa kiếm tiền và khi "thời cơ chín muồi", Thảo đã quyết định đăng ký dự thi vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).

Thảo đã bỏ ống tiết kiệm bằng tiền hàng đêm đi bắt ếch được 300.000 đồng. Để giảm thiểu chi phí, Thảo đã đạp xe xuống Hà Nội dự thi. Tuy nhiên, không tạo áp lực căng thẳng, với Thảo, nếu không đỗ ĐH, CĐ thì ít nhất Thảo sẽ học trung cấp thú ý để chăm sóc được đàn heo, đàn bò.

Thi cả phần của em trai

Hoàng Thanh Hợi (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã đăng ký dự thi vào ĐH Kinh tế Đà Nẵng để thực hiện ước mơ vào giảng đường của cả 2 anh em. Gia cảnh nghèo khó, dù đã đỗ vào Trường CĐ Quảng Bình năm 2009 nhưng Hợi đành lỡ hẹn vì mẹ ốm nặng đúng dịp em nhập trường.

Gác lại giấc mở giảng đường, Hợi cùng mẹ đi buôn bán để nuôi gia đình. Nhưng cứ lúc nào rảnh rỗi là Hợi lại lao vào học. Thấy vậy, cậu em trai năm nay đến tuổi thi đã quyết định "nhường" cho anh khi gia đình chỉ có sự lựa chọn cho 1 người.

Vậy là, Hợi đã đi thi với quyết tâm cao vì thi cho cả em trai.

Một tay làm bài thi

Cánh tay phải của Đồng Thanh Thương (Bắc Giang) không còn cử động được, mọi sinh hoạt và học tập đều dồn vào bàn tay trái.

Dù gặp khá nhiều khó khăn trong việc tô câu trả lời của môn trắc nghiệm và viết bài tự luận, nhưng với quyết tâm cao sẽ phải đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Thương đã lên kế hoạch ôn luyện trong 1 năm.

"Bách khoa là ước mơ của em", Thương chia sẻ. Năm 2009, dù đã đỗ vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (khối B) với 23,5 điểm nhưng em không nhập học để năm nay dự thi bằng được vào Bách khoa.

Thương vốn bị dị tật bẩm sinh và phải mất 6 năm nằm viện điều trị, phẫu thuật mới nhúc nhắc được đôi chân. Tuy nhiên, dù ngắt quãng năm học như vậy nhưng khi trở lại trường Thương vẫn lao vào học để bù lại quãng thời gian đã mất, thậm chí cả nhảy cóc một năm hai lớp.

Liệt nừa người vẫn mơ đại học

Với ước muốn trở thành một chuyên gia lập trình, có việc làm ổn định, Trương Đảnh dù bị liệt cả 2 chân vẫn đăng ký thi vào khoa Tin học, ĐH Khoa học Huế.

Em bị liệt bẩm sinh và rất khó khăn trong cử động, đi lại. 12 năm học em đến trường được là nhờ các bạn và người nhà hỗ trợ, đưa đón.

Tham dự kỳ thi này, Đảnh luôn là người cuối cùng rời khỏi trường thi trên đôi nạng nhọc nhằn.

Không những thế, việc Đảnh phải vận dụng nhiều đến trí óc đã khiến một số phần trên cơ thể em như cổ, vai và chân rất đau, thậm chí, việc dồn tâm chí vào cây bút cũng làm cho em viết bài thi khá vất vả.

Hoàn thành 3 môn thi, Đảnh dự đoán mình được khoảng 15 điểm trở lên và khả năng sẽ đỗ đại học.

  • Bảo Anh (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,