- 4 cây lúa được trồng từ những hạt thóc tìm thấy ở Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) đã làm đòng.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
Ông Lê Duy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết hôm qua (21/7).
Trả lời trên báo Thanh niên số ra ngày 22/7, ông Hàm cho biết: có thể đây là những cây lúa thuộc giống ngắn ngày. Vì 6 cây "lúa cổ" khác và những cây lúa hiện đại được trồng để đối chứng cũng gieo cùng ngày với 4 cây lúa này (ngày 12/5/2010) chưa thấy có hiện tượng làm đòng.
4 "hạt thóc cổ" đang làm đòng. Ảnh: TNO |
Tuy nhiên, ông Hàm khẳng định, với biểu hiện sinh trưởng như vậy chưa thể kết luận những cây lúa được gieo từ hạt thóc tìm thấy ở khu khảo cổ là "lúa cổ".
Theo ông Hàm, có tới 62 chỉ tiêu để xác định một giống lúa, các nhà khoa học sẽ còn phải chờ đợi kết quả xác định niên đại của hạt thóc bằng phương pháp AMS và tiếp tục chăm sóc, chờ lúa tung phấn, kết hạt rồi tiến hành đánh giá trên cơ sở hình thái.
Trước đó, khoảng tháng 5/2010, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, ĐH KH-XH&NV (ĐHQG Hà Nội) cùng đoàn khảo cổ đã tìm thấy những hạt thóc này khi tiến hành khai quật Thành Dền.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, GĐ Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, nếu là hạt thóc 3.000 năm tuổi thì bộ gen là thứ đáng quan tâm nhất và sau đó sẽ phải lý giải tại sao nó lại có thể được bảo quản chừng đó năm trong điều kiện tự nhiên.
Hiện nay, những “hạt thóc 3.000 năm” đang được các nhà khoa học chăm sóc để chờ đến tháng 10 trổ bông.
-
Cẩm Anh (tổng hợp)