Nỗi hổ thẹn của châu Âu
Cập nhật lúc 13:54, 13/07/2010 (GMT+7)
Có lẽ sẽ ít người mong một trận chung kết World Cup toàn châu Âu sẽ tái diễn một lần nữa. Sau cú “thiết đầu công” của Zidane cách đây 4 năm trên đất Đức, người Hà Lan và Tây Ban Nha lại vừa phỉ báng vẻ đẹp của “môn thể thao Vua”…
Báo giới đã gọi đó là một trận chung kết lịch sử. Người đời cũng hy vọng đó là một bữa tiệc thịnh soạn của bóng đá đỉnh cao. Hà Lan và Tây Ban Nha xứng đáng là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất tại World Cup 2010 trước cuộc chiến cân não giữa họ ở sân Soccer City.
Nhìn vào truyền thống, hướng vào lối chơi và xét trên bình diện đẳng cấp cá nhân của từng cầu thủ, mọi kỳ vọng đều rất có cơ sở. Không thể có một trận đấu nhạt nhẽo, phi thể thao giữa hai trong số những đại diện ưu tú nhất của bóng đá tấn công, của bóng đá vị nghệ thuật. Xavi, Iniesta, Robben, Sneijder… có cảm giác sẽ biến trận chung kết thành một sân khấu trình diễn!
Cũng như những dự đoán của Pele, hy vọng của số đông đã trở thành nỗi thất vọng ê chề, sau 120 phút bóng lăn trên sân Soccer City…
Người ta đã làm những gì ở một trận chung kết mang nhiều dấu ấn lịch sử ấy?
Chỉ chưa đầy 1/4 thời gian thi đấu của hiệp một, đã có tới 4 chiếc thẻ vàng được rút ra. Đừng đổ lỗi cho trọng tài Howard Webb người Anh. Ông ấy đã làm rất tốt phần việc của mình, đã kịp ngăn chặn nguy cơ biến trận chung kết thành đấu trường thảm khốc. Nhưng nỗ lực của Howard Webb cũng chỉ giúp những chiếc đầu nóng nguội đi một phần. Trong ý thức mỗi cầu thủ, khởi nguồn từ người Hà Lan, đã sẵn sàng tư tưởng “chém đinh chặt sắt”!
Và đến khi ông Howard Webb nổi còi kết thúc trận chung kết, cũng là lúc bản thân ông cũng đi vào lịch sử với 13 thẻ vàng, 1 thẻ đỏ được sử dụng ở một trận chung kết World Cup. Thật đáng thương cho ông Webb dù đã rất cố gắng ghi dấu ấn ở một sân khấu lớn. Cách tiếp cận phi thể thao, theo đuổi thành công bằng mọi giá của các cầu thủ đã biến giấc mơ của ông thành cơn ác mộng.
Người ta sẽ còn nhắc nhiều đến van Bommel, đến de Jong và hầu hết các cầu thủ Hà Lan có mặt trên sân. Trong một trận chiến không khoan nhượng với người Tây Ban Nha giàu kỹ thuật hơn, chơi khéo léo và nhuyễn hơn, họ đã chọn lối đá rắn. Nhưng các ngôi sao của Bò tót cũng đáng bị lên án. Họ đã hùa theo đối phương để biến đêm Soccer City thành… “ngày hội của các tiều phu”.
Bốn năm trước trên đất Đức, trận chung kết World Cup 2006 cũng đã khép lại với hình ảnh đáng chỉ trích của Zinedine Zidane. Nhưng dẫu sao, đó vẫn chỉ là một sự kiện mang tính cá nhân. Còn những tác động tiêu cực mà các cầu thủ Hà Lan và Tây Ban Nha để lại Nam Phi 2010 chắn chắn sẽ trở thành một tư liệu quý, một bài học xương máu của bóng đá thời hiện đại.
Chẳng hiểu, những nhân vật quan trọng của FIFA theo dõi trực tiếp trận đấu trên sân nghĩ gì? Cũng chẳng biết, phản ứng của 94.000 khán giả ở Soccer City hay 700 triệu người xem truyền hình trực tiếp ra sao? Liệu họ có lúc nào tự hỏi, mục tiêu của bóng đá chỉ có thế thôi sao?
(Theo baobongda.com.vn)
Nhìn vào truyền thống, hướng vào lối chơi và xét trên bình diện đẳng cấp cá nhân của từng cầu thủ, mọi kỳ vọng đều rất có cơ sở. Không thể có một trận đấu nhạt nhẽo, phi thể thao giữa hai trong số những đại diện ưu tú nhất của bóng đá tấn công, của bóng đá vị nghệ thuật. Xavi, Iniesta, Robben, Sneijder… có cảm giác sẽ biến trận chung kết thành một sân khấu trình diễn!
Cũng như những dự đoán của Pele, hy vọng của số đông đã trở thành nỗi thất vọng ê chề, sau 120 phút bóng lăn trên sân Soccer City…
Người ta đã làm những gì ở một trận chung kết mang nhiều dấu ấn lịch sử ấy?
Chỉ chưa đầy 1/4 thời gian thi đấu của hiệp một, đã có tới 4 chiếc thẻ vàng được rút ra. Đừng đổ lỗi cho trọng tài Howard Webb người Anh. Ông ấy đã làm rất tốt phần việc của mình, đã kịp ngăn chặn nguy cơ biến trận chung kết thành đấu trường thảm khốc. Nhưng nỗ lực của Howard Webb cũng chỉ giúp những chiếc đầu nóng nguội đi một phần. Trong ý thức mỗi cầu thủ, khởi nguồn từ người Hà Lan, đã sẵn sàng tư tưởng “chém đinh chặt sắt”!
Và đến khi ông Howard Webb nổi còi kết thúc trận chung kết, cũng là lúc bản thân ông cũng đi vào lịch sử với 13 thẻ vàng, 1 thẻ đỏ được sử dụng ở một trận chung kết World Cup. Thật đáng thương cho ông Webb dù đã rất cố gắng ghi dấu ấn ở một sân khấu lớn. Cách tiếp cận phi thể thao, theo đuổi thành công bằng mọi giá của các cầu thủ đã biến giấc mơ của ông thành cơn ác mộng.
Người ta sẽ còn nhắc nhiều đến van Bommel, đến de Jong và hầu hết các cầu thủ Hà Lan có mặt trên sân. Trong một trận chiến không khoan nhượng với người Tây Ban Nha giàu kỹ thuật hơn, chơi khéo léo và nhuyễn hơn, họ đã chọn lối đá rắn. Nhưng các ngôi sao của Bò tót cũng đáng bị lên án. Họ đã hùa theo đối phương để biến đêm Soccer City thành… “ngày hội của các tiều phu”.
Bốn năm trước trên đất Đức, trận chung kết World Cup 2006 cũng đã khép lại với hình ảnh đáng chỉ trích của Zinedine Zidane. Nhưng dẫu sao, đó vẫn chỉ là một sự kiện mang tính cá nhân. Còn những tác động tiêu cực mà các cầu thủ Hà Lan và Tây Ban Nha để lại Nam Phi 2010 chắn chắn sẽ trở thành một tư liệu quý, một bài học xương máu của bóng đá thời hiện đại.
Chẳng hiểu, những nhân vật quan trọng của FIFA theo dõi trực tiếp trận đấu trên sân nghĩ gì? Cũng chẳng biết, phản ứng của 94.000 khán giả ở Soccer City hay 700 triệu người xem truyền hình trực tiếp ra sao? Liệu họ có lúc nào tự hỏi, mục tiêu của bóng đá chỉ có thế thôi sao?
(Theo baobongda.com.vn)