Dư âm World Cup 2010: Có quá ít sự bất ngờ
Cập nhật lúc 10:28, 13/07/2010 (GMT+7)
World Cup 2010 sẽ được nhớ đến như là một giải đấu nhiều màu sắc, ngoại trừ bóng đá.
Địa điểm đặc biệt, không khí đặc biệt và nhà vô địch đặc biệt. Điều duy nhất không đặc biệt là bóng đá. Đúng hơn, chất lượng bóng đá tại Nam Phi 2010 là bình thường, nếu không muốn nói là gây thất vọng.
Sự thực thì trong vòng một tháng qua, 64 trận đấu cũng đã để lại cho người xem nhiều khoảnh khắc khó quên. Từ sự bất ngờ mà những cầu thủ trẻ của Đức mang lại cho tới Uruguay, một đội bóng đã ngủ quên 60 năm qua giờ mới tỉnh giấc. Albiceleste kết thúc giải ở vị trí thứ 4, trong khi tiền đạo Diego Forlan đoạt danh hiệu Quả bóng vàng dành cho cầu thủ xuất sắc nhất.
Ngoài Đức và Uruguay còn có Ghana, đại diện duy nhất của châu Phi còn sót lại sau vòng đấu bảng và suýt chút nữa đã có thể vào đến bán kết. Thay vào đó, Những ngôi sao đen gục ngã trên chấm 11m, kết thúc giấc mơ dang dở của cả lục địa Đen.
Và sẽ không ai quên được thắng lợi 4-1 của người Đức trước đội tuyển Anh. Tất cả sẽ nhớ đến màn trình diễn hoàn hảo của Mannschaft nhưng tất cả cũng sẽ nhớ đến một bàn thắng không được gọi là một bàn thắng. Chính từ cú sút chạm xà ngang của Frank Lampard, bóng lăn vào lưới và không được tính, khoảnh khắc này đã viết nên thêm một chương mới vào lịch sử những cuộc đối đầu đầy duyên nợ giữa hai quốc gia.
Sắc mầu của World Cup còn lung linh hơn với sự hiện diện của Diego Maradona, vì điệu bộ của ông và vì phong cách thi đấu của Argentina, của những cầu thủ xuất sắc như David Villa, Thomas Mueller, Mesut Ozil và nhiều người khác nữa.
Thật đáng tiếc là khoảnh khắc đẹp nhất không đến từ trận chung kết. World Cup 2010 cần một trận chung kết đỉnh cao để cứu vãn lại chất lượng bóng đá. Tây Ban Nha và Hà Lan cần thi đấu cởi mở và không sợ hãi. Tất cả cần hai đội bóng thi đấu vì vinh quang hơn là không ai muốn thua.
Điều chờ đợi đó đã không xảy ra. Cả Hà Lan và Tây Ban Nha đều tỏ ra quá thận trọng, để rồi trọng tài Howard Webb, chứ không phải họ, trở thành tâm điểm của sự chú ý. Sau cùng thì không ít người cho rằng, trận chung kết là cái kết thích hợp cho một giải đấu mà chất lượng bóng đá chỉ ở mức bình thường, khi những khoảnh khắc đặc biệt được nói đến ở trên xuất hiện quá ít so với vô số điều đáng để quên.
Bóng đá hiện đại đã thay đổi nhiều so với 5, 10 năm trở lại đây nhưng không phủ nhận rằng, với sự hiện diện của một số lượng lớn các đội bóng trung bình tại Nam Phi, không có gì ngạc nhiên nếu mục tiêu của họ là giữ sạch mành lưới. Họ chỉ quan tâm đến sự tồn tại của bản thân và sẵn sàng dựng nên một chiếc xe buýt trước khung thành.
Ít nhất thì sau giai đoạn đấu bảng, trật tự cũ cũng đã được thiết lập lại, khi những đội bóng thực sự xuất sắc, và may mắn, chứng tỏ được đẳng cấp của họ. Mặc dù vậy, Nam Phi 2010 không phải là giải đấu dành cho những quyền lực cũ. Số thương vong xuất hiện sớm hơn thường lệ. Italy không qua được vòng bảng. Pháp là nỗi hổ thẹn lớn. Anh lê từng bước qua vòng bảng sau một vòng loại xuất sắc và rồi gục ngã trước người Đức.
Ngay đến Brazil tưởng như chắc chắn và hiệu quả cuối cùng lại tỏ ra kém bản lĩnh, để rồi bị Hà Lan loại ngay ở tứ kết.
Không khác mấy so với người láng giềng, Argentina khởi đầu mạnh mẽ nhưng rồi vẫn phải dừng bước.
Nhìn chung, thật khó để được chứng kiến một thứ bóng đá cống hiến tại World Cup khi những đội bóng như Paraguay vào sâu trong giải và khi những đội bóng mạnh tới Nam Phi không phải với phong độ tốt nhất.
Rốt cuộc thì nếu hai tên tuổi tiêu biểu cho bóng đá tổng lực như Hà Lan và Tây Ban Nha kết thúc trận chung kết bằng vô số thẻ phạt và chỉ có vẻn vẹn một bàn thắng, tất cả có thể hiểu được là họ không nên hy vọng gì hơn vào sự hấp dẫn của World Cup 2010.
(Theo Thể thao Việt Nam)
Sự thực thì trong vòng một tháng qua, 64 trận đấu cũng đã để lại cho người xem nhiều khoảnh khắc khó quên. Từ sự bất ngờ mà những cầu thủ trẻ của Đức mang lại cho tới Uruguay, một đội bóng đã ngủ quên 60 năm qua giờ mới tỉnh giấc. Albiceleste kết thúc giải ở vị trí thứ 4, trong khi tiền đạo Diego Forlan đoạt danh hiệu Quả bóng vàng dành cho cầu thủ xuất sắc nhất.
Ngoài Đức và Uruguay còn có Ghana, đại diện duy nhất của châu Phi còn sót lại sau vòng đấu bảng và suýt chút nữa đã có thể vào đến bán kết. Thay vào đó, Những ngôi sao đen gục ngã trên chấm 11m, kết thúc giấc mơ dang dở của cả lục địa Đen.
Và sẽ không ai quên được thắng lợi 4-1 của người Đức trước đội tuyển Anh. Tất cả sẽ nhớ đến màn trình diễn hoàn hảo của Mannschaft nhưng tất cả cũng sẽ nhớ đến một bàn thắng không được gọi là một bàn thắng. Chính từ cú sút chạm xà ngang của Frank Lampard, bóng lăn vào lưới và không được tính, khoảnh khắc này đã viết nên thêm một chương mới vào lịch sử những cuộc đối đầu đầy duyên nợ giữa hai quốc gia.
Sắc mầu của World Cup còn lung linh hơn với sự hiện diện của Diego Maradona, vì điệu bộ của ông và vì phong cách thi đấu của Argentina, của những cầu thủ xuất sắc như David Villa, Thomas Mueller, Mesut Ozil và nhiều người khác nữa.
Thật đáng tiếc là khoảnh khắc đẹp nhất không đến từ trận chung kết. World Cup 2010 cần một trận chung kết đỉnh cao để cứu vãn lại chất lượng bóng đá. Tây Ban Nha và Hà Lan cần thi đấu cởi mở và không sợ hãi. Tất cả cần hai đội bóng thi đấu vì vinh quang hơn là không ai muốn thua.
Điều chờ đợi đó đã không xảy ra. Cả Hà Lan và Tây Ban Nha đều tỏ ra quá thận trọng, để rồi trọng tài Howard Webb, chứ không phải họ, trở thành tâm điểm của sự chú ý. Sau cùng thì không ít người cho rằng, trận chung kết là cái kết thích hợp cho một giải đấu mà chất lượng bóng đá chỉ ở mức bình thường, khi những khoảnh khắc đặc biệt được nói đến ở trên xuất hiện quá ít so với vô số điều đáng để quên.
Bóng đá hiện đại đã thay đổi nhiều so với 5, 10 năm trở lại đây nhưng không phủ nhận rằng, với sự hiện diện của một số lượng lớn các đội bóng trung bình tại Nam Phi, không có gì ngạc nhiên nếu mục tiêu của họ là giữ sạch mành lưới. Họ chỉ quan tâm đến sự tồn tại của bản thân và sẵn sàng dựng nên một chiếc xe buýt trước khung thành.
Ít nhất thì sau giai đoạn đấu bảng, trật tự cũ cũng đã được thiết lập lại, khi những đội bóng thực sự xuất sắc, và may mắn, chứng tỏ được đẳng cấp của họ. Mặc dù vậy, Nam Phi 2010 không phải là giải đấu dành cho những quyền lực cũ. Số thương vong xuất hiện sớm hơn thường lệ. Italy không qua được vòng bảng. Pháp là nỗi hổ thẹn lớn. Anh lê từng bước qua vòng bảng sau một vòng loại xuất sắc và rồi gục ngã trước người Đức.
Ngay đến Brazil tưởng như chắc chắn và hiệu quả cuối cùng lại tỏ ra kém bản lĩnh, để rồi bị Hà Lan loại ngay ở tứ kết.
Không khác mấy so với người láng giềng, Argentina khởi đầu mạnh mẽ nhưng rồi vẫn phải dừng bước.
Nhìn chung, thật khó để được chứng kiến một thứ bóng đá cống hiến tại World Cup khi những đội bóng như Paraguay vào sâu trong giải và khi những đội bóng mạnh tới Nam Phi không phải với phong độ tốt nhất.
Rốt cuộc thì nếu hai tên tuổi tiêu biểu cho bóng đá tổng lực như Hà Lan và Tây Ban Nha kết thúc trận chung kết bằng vô số thẻ phạt và chỉ có vẻn vẹn một bàn thắng, tất cả có thể hiểu được là họ không nên hy vọng gì hơn vào sự hấp dẫn của World Cup 2010.
(Theo Thể thao Việt Nam)