V-League: Loạn chuyển nhượng
Cập nhật lúc 12:23, 19/10/2010 (GMT+7)
Câu chuyện chuyển nhượng liên quan đến việc thủ môn Santos sẽ về đâu bỗng trở nên rối loạn với “cuộc tình tay ba” Navibank Sài Gòn, V.Ninh Bình và B.Bình Dương. Đội nào cũng hùng hồn tuyên bố, mình có hợp đồng ít nhất là hết mùa bóng 2011 với thủ thành này. Và có vẻ như, liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang phải chuẩn bị đứng ra phân xử. Chuyển nhượng cầu thủ đang bị loạn thì phải?
Việc một cầu thủ cũng tập tễnh làm nghề môi giới như Abbey phải thừa nhận rằng “trong nghề môi giới không bằng cấp, “cò” Tiến Đại là giàu nhất” không phải là ngẫu nhiên. Mỗi hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ lên đến hàng tỷ đồng, thậm chí với những tuyển thủ quốc gia thì số tiền trên năm tỷ đồng chẳng còn là chuyện lạ. Trong số tiền mà cầu thủ được nhận “lót tay” ấy, các "cò" ít nhất được 10%, và họ chẳng phải đóng thuế chi cả. Chính vì mối lợi này, càng lúc càng nhiều “cò” xuất hiện, thậm chí người ta còn thấy cả các "cò" đến từ Indonesia hay các cựu cầu thủ xuất hiện nhan nhản.
Cùng với việc loạn "cò" không bằng cấp do FIFA chứng nhận, không đóng quỹ theo thông lệ quốc tế, các chiêu thức “câu” người cũng thiên biến vạn hóa vô cùng. Nhẹ thì biết hết mùa bóng cầu thủ hết hạn hợp đồng và tiếp xúc để ký trước bản ghi nhớ. Các "cò" thậm chí sẳn lòng bỏ tiền túi ra để tạm ứng một khoản gọi là tiền giữ chân. Trường hợp Công Vinh về với HN T&T là thế.
Cùng với việc loạn "cò" không bằng cấp do FIFA chứng nhận, không đóng quỹ theo thông lệ quốc tế, các chiêu thức “câu” người cũng thiên biến vạn hóa vô cùng. Nhẹ thì biết hết mùa bóng cầu thủ hết hạn hợp đồng và tiếp xúc để ký trước bản ghi nhớ. Các "cò" thậm chí sẳn lòng bỏ tiền túi ra để tạm ứng một khoản gọi là tiền giữ chân. Trường hợp Công Vinh về với HN T&T là thế.
Mô tả ảnh. |
Độc chiêu hơn, biết ông chủ của những đội bóng thích cầu thủ nào, các "cò" thỏa thuận thẳng số tiền vài tỷ đồng mà đội bóng cỏ thể bỏ ra. Phần còn lại giao cho họ làm việc với cầu thủ, thậm chí xúi họ xuống phong độ, báo chấn thương hoặc xin đi ngay khi hợp đồng còn nguyên. Như Thành rời khỏi Bình Dương, chấp nhận đền hợp đồng, dù Bình Dương rất đau nhưng biết giữ lại mà cầu thủ không chịu đá cũng chết nên đành cho đi.
Điểm chung của các giao dịch trên đều dự hết vào chữ tín, bên nhận tiền lẫn bên đưa tiền đều biết rằng kiện nhau ra VFF thì chẳng ai được lợi gì. Ông Vũ Tiến Thành, người của một công ty thể thao đã nói thẳng rằng: “Chuyển nhượng, đại diện cầu thủ ở Việt Nam còn bát nháo và chẳng theo một thứ luật lệ nào cả. Nó vừa khiến nhà nước thất thu, vừa khiến các đội bóng đau đầu vì giữ quân”.
Quay trở lại trường hợp của thủ môn Santos, chính với kiểu đi “lòn cửa sau” này mà bây giờ cả 3 đội bóng đều ngỡ ngàng vì Santos có chữ ký ở ba nơi với số tiền lót tay lên đến hàng trăm ngàn USD. Bình Dương ký ghi nhớ với Santos vào cuối mùa bóng trước, Navibank Sài Gòn ký hợp đồng mua Santos lại từ ĐT.LA với số tiền cao ngất và cứ ngỡ chỉ một mình mình đang sở hữu thủ thành này. V.Ninh Bình ký hợp đồng với thủ môn vừa nhập tịch lúc anh này còn chơi cho Navibank Sài Gòn và "cò" Đại đã ứng tiền lót tay từ trước. Đến ngày 18.10 người ta vẫn thấy thủ môn Santos có mặt cùng đội Navibank Sài Gòn ở Vũng Tàu tập luyện.
Chuyện bát nháo ở thị trường chuyển nhượng ngày càng nhiều, K.Khánh Hòa đang bực bội với việc Navibank Sài Gòn lấy Đào Văn Phong mà theo họ là không đúng trình tự nên tìm cách giam quân cho bỏ ghét. Hiện chỉ mới có Quang Hải nhận được giấy thanh lý hợp đồng. Chính vì thế, lần này dẫu các câu lạc bộ có tự “làm lành” với nhau sau hậu trường đi nữa thì VFF cùng cần phải rắn tay với chính thủ môn Santos để đánh thẳng vào "cò", những người đã làm sai luật. Chuyên nghiệp thì chẳng thể nào cứ trông vào chữ tín để làm bằng như suốt thời gian qua. Nhưng, về lâu về dài, nói như ông Vũ Tiến Thành thì: “Bóng đá Việt Nam đã lên chuyên nghiệp 10 năm rồi nhưng VFF vẫn chưa có những hành lang pháp lý một cách chuyên nghiệp. Đó là điều họ cần phải làm, bằng không mọi thứ sẽ còn loạn hơn nữa”.
Điểm chung của các giao dịch trên đều dự hết vào chữ tín, bên nhận tiền lẫn bên đưa tiền đều biết rằng kiện nhau ra VFF thì chẳng ai được lợi gì. Ông Vũ Tiến Thành, người của một công ty thể thao đã nói thẳng rằng: “Chuyển nhượng, đại diện cầu thủ ở Việt Nam còn bát nháo và chẳng theo một thứ luật lệ nào cả. Nó vừa khiến nhà nước thất thu, vừa khiến các đội bóng đau đầu vì giữ quân”.
Quay trở lại trường hợp của thủ môn Santos, chính với kiểu đi “lòn cửa sau” này mà bây giờ cả 3 đội bóng đều ngỡ ngàng vì Santos có chữ ký ở ba nơi với số tiền lót tay lên đến hàng trăm ngàn USD. Bình Dương ký ghi nhớ với Santos vào cuối mùa bóng trước, Navibank Sài Gòn ký hợp đồng mua Santos lại từ ĐT.LA với số tiền cao ngất và cứ ngỡ chỉ một mình mình đang sở hữu thủ thành này. V.Ninh Bình ký hợp đồng với thủ môn vừa nhập tịch lúc anh này còn chơi cho Navibank Sài Gòn và "cò" Đại đã ứng tiền lót tay từ trước. Đến ngày 18.10 người ta vẫn thấy thủ môn Santos có mặt cùng đội Navibank Sài Gòn ở Vũng Tàu tập luyện.
Chuyện bát nháo ở thị trường chuyển nhượng ngày càng nhiều, K.Khánh Hòa đang bực bội với việc Navibank Sài Gòn lấy Đào Văn Phong mà theo họ là không đúng trình tự nên tìm cách giam quân cho bỏ ghét. Hiện chỉ mới có Quang Hải nhận được giấy thanh lý hợp đồng. Chính vì thế, lần này dẫu các câu lạc bộ có tự “làm lành” với nhau sau hậu trường đi nữa thì VFF cùng cần phải rắn tay với chính thủ môn Santos để đánh thẳng vào "cò", những người đã làm sai luật. Chuyên nghiệp thì chẳng thể nào cứ trông vào chữ tín để làm bằng như suốt thời gian qua. Nhưng, về lâu về dài, nói như ông Vũ Tiến Thành thì: “Bóng đá Việt Nam đã lên chuyên nghiệp 10 năm rồi nhưng VFF vẫn chưa có những hành lang pháp lý một cách chuyên nghiệp. Đó là điều họ cần phải làm, bằng không mọi thứ sẽ còn loạn hơn nữa”.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)