V-League: không có nhiều cảm xúc đọng lại
Cập nhật lúc 09:06, 24/08/2010 (GMT+7)
Sau gần 8 tháng tranh tài, giải đấu cao nhất VN đã khép lại mà không mang lại nhiều cảm xúc cho người hâm mộ. Có quá nhiều điều để nói về sân chơi lớn này.
Trước hết, vị trí các đội chưa phản ánh hoàn toàn đúng năng lực thực sự của từng đội. Dù Hà Nội T&T lên ngôi, nhưng đặt trong sự so sánh chung với các đội từng đăng quang ngôi vô địch khác thì chiến thắng của họ vẫn chưa thực sự ấn tượng.
Pháo sáng lại xuất hiện tại Hải Phòng - Ảnh: Ngô Nguyễn |
Cho đến giờ, dù Đà Nẵng và Bình Dương sa sút phần nào so với chính mình hay ĐTLA, HAGL không còn tạo nên hình ảnh mạnh mẽ như những năm trước thì người ta vẫn thấy ở 4 đội này toát lên phong thái và đẳng cấp của “đại gia”. Họ trầy trật chỉ vì có những thời điểm nội bộ không ổn định, chấn thương, thay tướng hay đối mặt với lịch thi đấu dày khiến quá tải, chứ trên bình diện V-League, mỗi khi ra sân, các đội này vẫn tạo nên sức sống trong lối chơi, vẫn toát lên hình ảnh của một đội bóng không chỉ chơi nghệ thuật, biết cống hiến mà còn biết giữ gìn thương hiệu. Trong khi đó chiến thắng của Hà Nội T&T chỉ được nhìn nhận ở chỗ đây là một tập thể đoàn kết, có ý chí, thực lực không mạnh, lối đá cũng thiếu đa dạng nhưng đã biết tận dụng sự suy yếu từng giai đoạn của các đội bóng khác cộng với có chút may mắn trong một số trận nên đã vươn lên.
Vấn đề mà dư luận quan ngại nhất ở mùa này chính là bạo lực sân cỏ vẫn lây lan và vẫn chưa có giải pháp nghiêm trị. Tuy mức độ không dữ dội như mùa rồi, nhưng trong nhiều trận vẫn còn hiện tượng cầu thủ tấn công nhau, HLV xúc phạm trọng tài (TT), cổ động viên gây hấn và có những hành vi thô bạo khiến an ninh sân bãi và công tác bảo đảm an toàn cho từng trận đấu luôn bị đặt trong tình cảnh báo động. Cách xử lý của BTC và VFF dù rất cố gắng nhưng vẫn chưa theo kịp diễn biến của thực tế sân cỏ và đôi lúc vẫn còn nhẹ tay. Chính vì vậy hiện tượng “lờn thuốc” đã xảy ra và mức độ phạm lỗi lần sau còn gia tăng hơn lần đầu. Đơn cử như vụ pháo sáng trên sân Lạch Tray, vụ một số đội bóng còn “bật đèn xanh” cho cầu thủ của mình coi thường luật lệ. Nặng nhất chính là có rất nhiều tuyển thủ quốc gia và U.23 dính vào các hành xử thô bạo như Như Thành, Tấn Tài, Việt Thắng, Hoàng Đình Tùng, Công Vinh... Nhiều lúc án phạt đưa ra chưa ráo mực, hình phạt chưa được thực thi thì không hiểu vì lý do gì, BTC và tiểu ban kỷ luật lại giảm án nhanh chóng nên những cầu thủ này phần nào vẫn “chứng nào tật nấy”.
Trình độ của TT cũng là vấn đề cần phải được bồi dưỡng thêm. Nhiều TT trẻ xuất hiện đã làm tốt, sai sót phần nào có thể chấp nhận được. Nhưng không ít TT, trong đó có những TT có vai vế vẫn phạm sai lầm. Có thể họ chủ quan, cũng có thể do sự phối hợp với các trợ lý không tốt, nhưng nhìn chung các TT này cần được Hội đồng TT đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn, đừng vì “cái tiếng” đã có của họ rồi thả nổi dễ mang lại hậu quả khó lường.
Vấn đề còn lại thuộc về cách điều hành. Dư luận bất ngờ với thông báo số 19 được ban hành trong thời gian còn diễn ra World Cup. Nhiều người cho rằng lẽ ra BTC phải ban hành sớm hơn hoặc chí ít quy định thời hạn chuyển đổi mô hình chuyên nghiệp phải hoàn tất trước khi 2 giải đấu V-League và hạng nhất kết thúc chứ không thể để đến 31.8. Bởi làm như vậy, VFF và BTC vô hình trung tạo kẽ hở cho các đội tính toán thiệt hơn, một vài đội tìm cách “chạy thuốc” làm cho cuộc chơi càng về cuối càng thiếu “gia vị” và làm người xem không còn hào hứng với các cuộc tranh tài. Có lẽ VFF cần phải rút kinh nghiệm những vấn đề này để mùa giải 2011 không còn những “vết đen” tái diễn.
Vấn đề mà dư luận quan ngại nhất ở mùa này chính là bạo lực sân cỏ vẫn lây lan và vẫn chưa có giải pháp nghiêm trị. Tuy mức độ không dữ dội như mùa rồi, nhưng trong nhiều trận vẫn còn hiện tượng cầu thủ tấn công nhau, HLV xúc phạm trọng tài (TT), cổ động viên gây hấn và có những hành vi thô bạo khiến an ninh sân bãi và công tác bảo đảm an toàn cho từng trận đấu luôn bị đặt trong tình cảnh báo động. Cách xử lý của BTC và VFF dù rất cố gắng nhưng vẫn chưa theo kịp diễn biến của thực tế sân cỏ và đôi lúc vẫn còn nhẹ tay. Chính vì vậy hiện tượng “lờn thuốc” đã xảy ra và mức độ phạm lỗi lần sau còn gia tăng hơn lần đầu. Đơn cử như vụ pháo sáng trên sân Lạch Tray, vụ một số đội bóng còn “bật đèn xanh” cho cầu thủ của mình coi thường luật lệ. Nặng nhất chính là có rất nhiều tuyển thủ quốc gia và U.23 dính vào các hành xử thô bạo như Như Thành, Tấn Tài, Việt Thắng, Hoàng Đình Tùng, Công Vinh... Nhiều lúc án phạt đưa ra chưa ráo mực, hình phạt chưa được thực thi thì không hiểu vì lý do gì, BTC và tiểu ban kỷ luật lại giảm án nhanh chóng nên những cầu thủ này phần nào vẫn “chứng nào tật nấy”.
Trình độ của TT cũng là vấn đề cần phải được bồi dưỡng thêm. Nhiều TT trẻ xuất hiện đã làm tốt, sai sót phần nào có thể chấp nhận được. Nhưng không ít TT, trong đó có những TT có vai vế vẫn phạm sai lầm. Có thể họ chủ quan, cũng có thể do sự phối hợp với các trợ lý không tốt, nhưng nhìn chung các TT này cần được Hội đồng TT đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn, đừng vì “cái tiếng” đã có của họ rồi thả nổi dễ mang lại hậu quả khó lường.
Vấn đề còn lại thuộc về cách điều hành. Dư luận bất ngờ với thông báo số 19 được ban hành trong thời gian còn diễn ra World Cup. Nhiều người cho rằng lẽ ra BTC phải ban hành sớm hơn hoặc chí ít quy định thời hạn chuyển đổi mô hình chuyên nghiệp phải hoàn tất trước khi 2 giải đấu V-League và hạng nhất kết thúc chứ không thể để đến 31.8. Bởi làm như vậy, VFF và BTC vô hình trung tạo kẽ hở cho các đội tính toán thiệt hơn, một vài đội tìm cách “chạy thuốc” làm cho cuộc chơi càng về cuối càng thiếu “gia vị” và làm người xem không còn hào hứng với các cuộc tranh tài. Có lẽ VFF cần phải rút kinh nghiệm những vấn đề này để mùa giải 2011 không còn những “vết đen” tái diễn.
(Theo Thanh niên Online)