'Đột nhập' buổi tập của Olympic Triều Tiên
Vượt qua vòng kiểm tra an ninh nghiêm ngặt, chúng tôi đã “đột nhập” vào sân Zhongda để xem buổi tập của đội Olympic Triều Tiên - đối thủ của Olympic VN ở vòng 2.
>> Nhầm lẫn trong việc chọn đối thủ của Olympic VN?
>> HLV Calisto: ’Đây là một bước tiến dài’
>> Thua Iran, Olympic VN vẫn giành vé đi tiếp
>> O.Việt Nam - O.Iran: Còn nước, còn tát!
>> Olympic VN lại tổn thất lực lượng
>> Bắn súng tiếp tục mang HCB về cho TTVN
>> Nhật ký ASIAD ngày 14/11: ’Mưa’ vàng cho Trung Quốc
>> Nguyễn Mạnh Quyền mang về HC đầu tiên
>> Nhật ký ASIAD ngày 13/11: Chủ nhà sớm bứt top
>> Loại Hoàng Anh Tuấn khỏi ASIAD vì doping?
>> Những khoảnh khắc đẹp nhất lễ khai mạc ASIAD 16
>> Lung linh sắc màu lễ khai mạc ASIAD 16
Tại Asiad 16, giới truyền thông VN muốn vào sân tập của các đội Olympic Bahrain, Turkmenistan hay Iran để phỏng vấn viết bài trước trận đấu đều không thể thực hiện được.
Lý do là các đội tuyển đều dặn lực lượng tình nguyện viên (TNV) lẫn lực lượng an ninh không được cho phóng viên nước ngoài vào ngoại trừ phóng viên nước mình. Olympic CHDCND Triều Tiên càng không ngoại lệ.
Nhưng chẳng lẽ bó tay? Chúng tôi quyết định “liều mình” đến Trung tâm thể thao Zhongda để xem đội bóng “bí ẩn” nhất thế giới tập luyện thế nào.
Với lý do vào xem thi đấu môn bóng chuyền (môn này diễn ra ở Trung tâm thể thao Zhongda), chúng tôi vượt qua được hàng rào an ninh đầu tiên với cổng từ xét rất kỹ từ thẻ tác nghiệp đến balô máy ảnh cồng kềnh đem theo...
Cửa đầu tiên đã qua, giờ làm sao lọt vào cửa an ninh thứ hai gác ngay sân tập nằm cạnh nhà thi đấu bóng chuyền?
Olympic CHDCND Triều Tiên (trắng) tỏ ra rất tự tin trong cuộc đối đầu với Olympic VN vào ngày mai (16/11)
Với vốn tiếng Hoa khá khiêm tốn, chúng tôi mạnh dạn đi thẳng đến chỗ gác cổng và cho biết muốn vào sân xem đội Olympic CHDCND Triều Tiên tập luyện.
Lực lượng an ninh hỏi chúng tôi là phóng viên nước nào, chúng tôi nói dối: “Là phóng viên... Thái Lan. Tôi có thể vào sân tập xem không?”. Thật đáng mừng là lực lượng an ninh không chút nghi ngờ và cho vào bên trong.
Tuy nhiên, khi chúng tôi định chụp ảnh buổi tập thì lập tức một nhóm TNV an ninh và TNV làm nhiệm vụ tại sân ngăn ngay. Họ bảo: “Anh không được chụp ảnh, để chúng tôi đi hỏi HLV đội Olympic Triều Tiên xem có được phép không”.
Sau khi chạy vào sân trao đổi với HLV trưởng Jo Tong Sop và cam đoan chúng tôi là phóng viên Thái Lan, TNV chạy ra trả lời khiến chúng tôi không thể mừng hơn: “Anh có thể vào chụp ảnh nhưng không được phỏng vấn”.
Và quả thật những gì đã thấy trên sân tập phần nào cho thấy một đội tuyển Olympic Triều Tiên khá đặc biệt. Phần khởi động là màn chạy tại chỗ lắc người qua lại như đang khiêu vũ trước khi họ bất ngờ quay ngoắt 180 độ tăng tốc dùng kỹ thuật vượt qua dãy nhựa sắp sẵn.
Còn ở phần cuối buổi tập là màn hai người thay phiên đội nhau lên vai đứng tại chỗ như những bức tượng cao lêu nghêu, khiến các TNV trên sân chỉ trỏ cười khúc khích.
Anh phiên dịch tiếng Anh của đội Olympic Triều Tiên Choe Hyoa Chol chỉ cho biết ngắn gọn: “Đội Olympic Triều Tiên sang Quảng Châu với mười cầu thủ từng tham dự World Cup 2010 tại Nam Phi, trong đó có ba hậu vệ luôn đá chính là Ri Kwang Chon, Pak Nam Chol và Ri Jun Il”.
Buổi tập của Olympic Triều Tiên diễn ra rất nghiêm túc nhưng không vì thế mà thiếu tiếng cười. Tiền vệ Kim Yong Jun cùng Jon Kwang Ik còn tinh nghịch mượn máy ảnh của chúng tôi đóng giả... phóng viên ảnh thể thao.
Sau buổi tập, khi chúng tôi tiến đến gần HLV Jo Tong Sop để hỏi ông nhận định như thế nào về Olympic VN, ông kêu ngay người phiên dịch đến nói thẳng: “Tôi chỉ trả lời câu hỏi này sau trận đấu với Olympic VN”.
(Theo Tuổi trẻ)