Siêu Cúp QG 2010: Thương nhớ Thể Công...

Cập nhật lúc 07:20, 24/01/2010 (GMT+7)

- Sau trận tranh siêu cúp QG 2010, chiến thắng và niềm vui dành cho người Thanh Hoá, nhưng ở một góc nào đó không hề xa xôi, những thanh âm Thể Công vẫn cồn cào đến xé lòng...

1. Siêu Cúp được mang về Thanh Hoá, nhưng chủ nhân chính của nó, không ai khác ngoài những người cũ Thể Công.

Có đến 8 vị trí là "lính biệt phái" được HLV Vũ Trường Giang đưa vào đội hình xuất phát. Trong suốt trận đấu, quân số Thanh Hoá gốc chỉ có vẻn vẹn... 1 người: Lê Văn Thắng đá chính, và ở hiệp 2 được thay bằng Đình Tùng. Tất cả những cầu thủ khác như Thành Luân, Mạnh Hà, Hữu Thắng... đồng loạt ngồi dự bị.

Thanh Hoá Đà Nẵng Văn Thắng Thanh Phúc. Ảnh: Đức Anh
Lê Văn Thắng (vàng) là cầu thủ xứ Thanh duy nhất đá chính trong màu áo Thanh Hoá. Ảnh: Đ.A

Trên sân, Thanh Hoá cũng chơi bằng lối chơi của Thể Công. Ở đó, trái tim là Bảo Khanh, chuyên gia đánh chặn là Văn Hiển, tấn công bằng Da Silva và phòng ngự bằng cặp bài trùng Anh Tuấn - Phước Tứ.

Tất nhiên, ông Giang "đen" cũng có những dấu ấn của riêng mình. Rõ nét nhất là hàng tiền vệ 5 người, có thêm Rodgers kéo về như một vị trí con thoi hòng tạo ra sự linh hoạt trong cả công lẫn thủ.

Và có lẽ, chất Thanh Hoá chỉ được duy trì qua những đường... câu bổng cho các tiền đạo ngoại, vốn là "đặc sản" từ thời HLV Trần Văn Phúc còn cầm đội. Nhưng chính ông Giang cũng phải thừa nhận, đó chỉ là những giải pháp tức thời. Về lâu về dài, đá cầu may như vậy chẳng khác gì tự... giết mình.

Thế nghĩa là Thanh Hoá không có gì khác, ngoài cái tên được ghi vào lịch sử như là đội bóng đầu tiên "mua suất" mà lại giành ngay siêu Cúp?

2. Nếu Thể Công còn, đây sẽ là chiếc siêu Cúp mà họ giành lại được sau 11 năm lỗi hẹn.

Năm 1999, Thể Công dưới tay HLV Vương Tiến Dũng đã mang về chiếc siêu cúp đầu tiên. Người Thể Công rất nhớ điều này. Bảo Khanh nhớ, Thanh Hải nhớ (dù chiều 23/1, Hải "kình" không được vào sân). Như Thuần cũng nhớ, dù anh chỉ đến sân trong vai trò trợ lý đội Ninh Bình.

HLV Vương Tiến Dũng. Ảnh: Đức Anh
Ông Dũng cũng có mặt chứng kiến chiếc siêu cúp lẽ ra đã có thể là của Thể Công sau 11 năm. Ảnh: Đ.A

Và chính ông Dũng "béo" cũng có mặt trên sân Ninh Bình để chứng kiến các học trò cũ tái hiện lại ký ức đẹp một thời. Hơn ai hết, ông Dũng nhớ.

Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không nguôi xót xa về mùa giải năm ngoái lụn bại của Thể Công, mà chính ông cũng là một phần của nỗi đau. Có một số người đã tìm mọi cách để hất ông khỏi ngôi nhà Thể Công, để rồi khi ông đã yên hàn nơi bến mới, rưng rưng nhìn lại tổ ấm của mình bị phá tan tành.

Ngay sau trận đấu, ông tất tả về lại Hải Phòng. Về ngay để chuẩn bị cho một mùa giải cam go, và về ngay cũng là để ngăn những giọt nước mắt Thể Công đừng chảy. Với ông, một lần Thể Công, mãi mãi Thể Công. Chiến thắng hôm nay là của Thanh Hoá cơ mà...

3. Có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng cái tên Thể Công được "tưởng niệm" một cách linh thiêng như vậy.

Rồi đây, các cầu thủ Thể Công sẽ phải quen dần với nếp sống mới, điều kiện mới, môi trường mới. Về Thanh Hoá, dẫu chẳng ai bằng mặt bằng lòng, nhưng cũng chẳng ai còn tư tưởng chống đối hay phá ngang.

Thanh Hoá Đà Nẵng Bảo Khanh. Ảnh: Đức Anh
Rồi đây, những cầu thủ chuyên nghiệp như Bảo Khanh sẽ phải quen với việc mình là quân Thanh Hoá. Ảnh: Đ.A

Đơn giản vì họ đều là dân chuyên nghiệp cả rồi. Dân chuyên thì đá vì tiền bạc, vì lương thưởng, vì tương lai của chính mình, sau đó hãy bàn đến chuyện màu cờ sắc áo. 

Thương nhớ Thể Công lúc nào cũng dạt dào nhưng nói như Bảo Khanh thì "một mùa, hai mùa rồi cũng qua nhanh lúc nào không biết, khi mà đời cầu thủ là những trận đấu, những chuyến đi triền miên"...

Khanh và các đồng đội cũ vĩnh biệt Thể Công nhưng mọi chế độ không hề thay đổi. Viettel vẫn đảm nhận mọi chi phí như một phần của bản hợp đồng "bán tên". Tiền thưởng không ít hơn ở Thể Công, mà còn có phần "đậm đà" thêm. Ngoài khoản của Viettel rót xuống, còn có "mắm muối" từ lãnh đạo tỉnh Thanh.

Tính sơ sơ thì các cầu thủ Thanh Hoá cũng được nhận ít nhất là 770 triệu cho siêu Cúp. Các trận đấu ở V-League rồi cũng đều khấm khá như thế cả. Vậy thì chẳng có lý do gì không đá!

Vấn đề là với lực lượng hiện có, Thanh Hoá không yếu nhưng cũng chưa thể được liệt vào hàng đội mạnh. Một trận thắng cúp không nói lên nhiều điều ở cuộc đua đường trường. 

Và cũng thật ít cơ may để Thanh Hoá lại một lần nữa chạm vào vinh quang, để người ta lại một lần nữa phải nhớ đến Thể Công với niềm kiêu hãnh và tiếc nuối.

4. Gạt qua một bên những dấu ấn Thể Công, dù sao thì hôm qua cũng là một ngày trọng đại của tỉnh Thanh.

Xưa nay, bóng đá xứ Thanh chỉ quẩn quanh nỗi lo trụ hạng, nhưng bây giờ, họ đã có thể ngẩng cao đầu ôm một chiếc cúp có danh có giá. Khán giả xứ Thanh đội mưa lặn lội đến Ninh Bình và họ đã không thất vọng khi đội nhà thể hiện được đúng tinh thần "gà cùng một mẹ".

CĐV Thanh Hoá. Ảnh: Đức Anh
Ngày trọng đại của xứ Thanh, nhưng cầu thủ Thể Công thì về Hà Nội ngay trong đêm. Ảnh: Đ.A

Lãnh đạo tỉnh Thanh phấn khởi vì chưa bao giờ được nếm trải cảm giác lên ngôi. Đội bóng Thanh Hoá được chào đón như những người hùng ngay từ địa giới giáp ranh với Ninh Bình. Chiếc cúp được rước về như trảy hội...

Nhưng...

Trong chuyến hành quân ngay trong đêm về đại bản doanh Thanh Hoá, không có Bảo Khanh, không có Anh Tuấn, không có Văn Hiển... Cũng không có cả HLV Vũ Trường Giang. Họ trở về Hà Nội vội vã và gấp gáp, vì chỉ đêm Chủ nhật đã lại phải tập trung.

Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???

  • Anh Đức

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Nguyen Duc Quang, TpHCM, 22:52, 30/01/2010

Đọc tất cả ý kiến của các bạn tôi thấy đúng như nhận xét của bạn Pham Van Hoan là nhiều bạn mới nhìn chuyện này một phía. Và có bạn nhận xét đánh giá vấn đề này còn dễ dãi, hời hợt kiểu LS.TH đá nhưng có tâm hồn TC, hoặc ta xem các cầu thủ đá bóng là được đâu cần tên đội cụ thể nào ... Các bạn cần phải hiểu thế nào là một đội bóng chuyên nghiệp. Một CLB chuyên nghiệp phải có bản sắc riêng, có truyền thống nối tiếp, có nơi đứng chân lâu dài, có hội CĐV có lượng Fan hâm mộ nhất định và trên hết nó phải có định hướng phát triển lâu dài bền vững. Muốn vậy CLB đó ngoài việc mua bán cầu thủ phải có hệ thống đào tạo của mình, từ lãnh đạo đến VĐV phải nhà nghề sống bằng nghề đá bóng, có thể một CLB bây giờ mới thành lập nhưng nó phải xác định thương hiệu bản sắc riêng có định hướng phát triển lâu dài chứ không phải làm cho vui với mục đích quảng cáo của một DN đại gia nào đó vài năm sau lại đổi tên chuyển giao mãi tận đâu đâu.

Có ai dám chắc năm sau dù LS.TH trụ hạng có còn ở Thanh Hóa hay lại được bán suất chơi cho Thái Nguyên hoặc vào tận miền tây Nam bộ? Vấn đề ở đây chúng ta đang thấy những người có trách nhiệm làm bóng đá đang thiếu trách nhiệm xây dựng nền bóng đá chuyên nghiệp của VN, họ đang làm trước hết vì địa vị quyền lực, quyền lợi của họ bằng tiền của nhà nước của dân cộng với tiền của các doanh nghiệp nhảy vào đầu tư ngắn hạn tranh thủ quảng bá thương hiệu, sản phẩm. còn tương lai phát triển của đội bóng, hay của một địa phương và rộng hơn của cả nền bóng đá VN thì tính sau. Cụ thể như nào thì ở đây không cho phép phân tích sâu hơn, nhưng các bạn cứ nhìn vào nội tình bóng đá ở Tp.HCM và Thanh hóa vừa qua thì rõ! Không biết năm nay nếu Navibank SG xuống hạng và CLB TPHCM không lên hạng thì các ông ấy lại tìm cách mua suất chơi Vilich ở đâu để rửa mặt đây.

Ở bài trước tôi đã nói bóng đá VN đang thời loạn. Một giải đấu chuyên nghiệp đã qua 10 năm nhưng vẫn chưa ổn định với bộ máy lãnh đạo cũ kỹ về con người và tư duy, chưa xây dựng nổi một quy chế thực sự chặt chẽ để bây giờ luôn bị động trong nhiều vấn đề nảy sinh. Các bạn đã thấy bóng đá chuyên nghiệp ở đâu một ông bầu như bầu Hiển nước ta một mình đích thực là chủ nhân của 2 đội bóng cùng hạng không? chắc tại tôi chưa biết nên thắc mắc? Vấn đề giản tán đội TC ở đây chúng ta ý kiến phần nào nói cho tam tư tình cảm riêng nhưng còn lại từ đó chúng ta nói rộng ra vấn đề lớn hơn ở tính chuyên nghiệp của bóng đá VN. Quân đội đã giao TC cho Viettel tại sao không duy trì nó, thay đổi cách làm và phát triển nó, có phải là không làm bóng đá nữa không? Viettel vẫn tiếp tục có đội hạng nhất kia mà, đó là 1 vấn đề mà người hâm mộ khó hiểu. Thôi gác lại chuyện TC, vấn đề bây giờ chúng ta xem xây dựng nền bóng đá chuyên nghiệp mà cứ để qua mỗi mùa bóng lại có vài suất chơi lại được bán qua lại như vậy thì có được hay không?

pham van hoan, ha noi, 16:23, 28/01/2010
Tôi dọc những gì các bạn viết thầm nghĩ chúng ta mới nhìn chuyện này từ một phía. Các bạn so sánh các câu lạc bộ nước ngoài họ thay chủ nhưng không mất thương hiệu. Vì sao? Vì những nhà đầu tư vào bóng đá ở nước ngoài họ làm kinh doanh là chủ yếu, miễn sao câu lạc bộ làm cho số tiền họ bỏ ra sinh lời, thể hiện quyền lực là chủ yếu... Còn ở Việt Nam thì sao? Họ đầu tư la để quảng bá thương hiệu... Nên có thể, tôi nói là có thể nhé, nếu không mang tên họ hoặc sản phẩm của họ thì họ có làm bóng đá không? Vậy bóng đá Việt Nam có đủ sức lên chuyên nghiệp không?
banky trần, hà nội , 09:04, 28/01/2010
''''
Theo tôi, nếu Thanh Hoá không bỏ tiền ra tiếp quản đội bóng Thể Công giải tán thì sẽ có ngươưì khác mua lại đội bóng này. Nhưng chắc chắn sẽ không phải là người Hà Nội. Vì nhiều người HN chỉ biết nói là yêu đội bóng chứ bỏ tiền làm được như người Xứ Thanh là không thể. Thêm nữa, bóng đá Thanh Hoá xuống hạng năm ngoái lỗi phần nhiều là do doanh nghiệp xi mănng công Thanh của ông Nguyễn Công Lý. chính doanh nghiệp chỉ biết sản xuất clinke này làm bóng đá Thanh Hoá mất mặt. đừng đổ hết lỗi giải tán thể công là do Thanh Hoá. lãnh đạo Thanh Hoá chính là nhân tố đã cứu vãn một Thương hiệu Thể công trong quá khứ và cầu thủ thể công ngày nay được chơi bóng đá.
Chúng ta hãy nhớ rằng: trước kia Thể Công là một thương hiệu và để lại nhiều kỷ niệm trong lòng người hâm mộ. Nhưng cũng rất nhiều cầu Thủ của Thể Công ngày đó và bây giờ là người của tỉnh Thanh Hoá. chứ thực chất người Hà Nội làm gì góp mặt được nhiều. chúng ta hãy đánh giá khách quan và hy vọng LS Thanh Hoá sẽ thật sự mạnh lên sau từng mùa giải và hãy quên đi một Thể Công của quá khứ
'''''''
Phan Thúc Định, 14:30, 27/01/2010
Chắc sẽ có rất nhiều khán giả như mình, từ giờ có lẽ sẽ không bao giờ xem V-League nữa. Tất cả chúng ta - Khán giả của môn thể thao vua. đã bị 1 bộ phận các nhà đầu tư đem ra làm trò cười. Đúng là chuyện nghiệp thì chuyện mua bán là bình thường. Nhưng có khi nào người ta lại như ở VN không. Chủ thì có thể đổi, Nhưng truyền thống và lịch sử ai có thể mua được.
NVHoangHN, Hn, 13:36, 27/01/2010
Nói tóm lại, có những người đã từng biết thế nào là sức hút Thể Công, vai trò của Thể Công, và tìm cách đưa Thể Công lại giải chuyên nghiệp, đó cũng là một giải pháp hỗ trợ giải chuyên nghiệp. Nhưng rồi Thể công quay lại giải chuyên nghiệp sau một thời gian vắng mặt như thế nào? Bi bết, lận đận, lo trụ hạng, và điều này đã làm mất đi cái Thể Công mà đến giờ này nhiều người vẫn hối tiếc. Nhận thấy điều này và biết là có duy trì Thể công hay bất cứ đội bóng bao cấp nào nữa cũng chẳng có ý nghĩa nhiều, trái lại nó còn gây cản trở cho tính chuyên nghiệp và hội nhập của giải đấu cũng như bản thân câu lạc bộ đó.
Do vậy không phải tự nhiên, các chú bộ đội đá bóng hoàn toàn biến mất trên bản đồ bóng đá VN, vậy thì có lý do gì để bàn cãi, cãi vã khi không vì lý do hồn xác gì cả, người ta yêu cầu giải tán các đội bóng bao cấp thuộc sở hữu nhà nước (đội bóng đá phong trào) để chuyển giao cho các cấp doanh nghiệp quản lý (Thanh Hoá, HCMC).

Câu chuyện bóng đá V-league 2010 chỉ đơn giản là vậy thôi. Còn theo vào đó các "suất" đá chuyên nghiệp, siêu cúp.... chỉ là chuyện thủ tục theo chế tài của FIFA, AFC, ban tổ chức V-League mà thôi. Lẽ dĩ nhiên để có được các "suất" đó doanh nghiệp mua câu lạc bộ phải bỏ tiền ra thôi. Nó sòng phẳng như vậy. Có gì đáng bàn ra bàn vào đâu nhỉ?
tùng, tp hcm, 23:04, 26/01/2010
tôi không biết người ta cứ nói đến tên Thể Công như là cả nền bóng đá của Việt Nam vậy. Không ai nghĩ rằng ngày xưa khi bóng đá nước nhà đang trong ngõ tối thì Thể Công là đội bóng có điều kiện thuận lợi nhất, nên cũng chẳng có gì là lạ về thành tích của họ mà người ta tự hào. Những người này chủ yếu là người ngoài bắc, người Hà Nội cũng nằm trong số ấy. Chứ từ khi bóng đá nước nhà được gọi là lên chuyên nghiệp thì thể công cũng đã có lúc phải xuống hạng đấy thôi.
Tác giả bài báo trên chắc là nằm trong những người nói trên, anh ta viết mang nặng cảm xúc cá nhân nhưng chắc anh ta cũng không hiểu rõ bóng đá nước nhà cho lắm. Anh ta không thấy những đội bóng của Hà Nội có rất ít người thủ đô sao, thế những người còn lại trong đội bóng ấy là ai, họ đến từ đâu, không phải từ các tỉnh khác sao. Thế thì người Hà Nội không được tự hào về những thành tích của những đội bóng này sao. Tôi nói điều này không phải phủ nhận thành tích của thể công, hay họ không được tự hào về một đội bóng được gọi là có thành tích nhất Việt Nam. Mà chỉ muốn nói rằng thể công đã là dĩ vãng rồi. Người Thanh Hóa có quyền tự hào về chiến thắng vừa rồi. VÀ hãy để thể công chỉ là ký ức mà thoi, vì bây giờ đâu còn nữa.
Trungvn, 17:07, 26/01/2010
Đến ngay cả MU cũng đã từng có thời gian thi đấu bết bát và phải xuống hạng hay như Newcastle United mới đây thôi, nhưng sao họ không làm kiểu gả ép của Viettel với Thể Công, bởi chính cái thương hiệu của họ. 50 năm qua Thể Công đã trở thành tượng đài của bóng đá Việt Nam vậy mà chỉ sau có 1 đêm cái tên Thể Công lại chỉ còn trong kí ức của người hâm mộ, thật đau sót, sau vụ này không biết còn đội nào bị bán ép như vậy nữa, liệu có một ngày nào đó SHB Đà Nẵng về với QK4 hay BKM Bình Dương về TP Hồ Chí Minh không nhỉ, Tôi không tin là làm thế này gọi là chuyên nghiệp hay bóng đá Việt Nam có thể đi lên nhờ chuyện bán ép gả ép.
Trung PTTH, 16:05, 26/01/2010
Cuộc sống mà,hãy nhìn vào thực tại và hường đến tương lai. Thể Công mãi mãi lag quá khứ rồi. Chấm hết
Minh Thai, 08:14, 26/01/2010

Thật sự tôi cảm thấy thất vọng , " Đồng tiền" ư? nó có thể đánh đổi đươc truyền thống của cả đội bóng ư?..............thật sự là quá thất vọng

QUANG HUY, TH, 22:09, 25/01/2010

Tôi rất đồng tình với ý kiến của Quốc Anh và Đức Tiến, chúng ta không nên chỉ nghĩ về quá khứ mà hãy sống với thực tại và nhìn về tương lai. Giả sử TC không về TH mà về một địa phương khác, chắc gì đã được người hâm mộ đón chào như những con như vậy. Tôi tin với tình yêu bóng đá cao thượng sẽ làm chúng ta thêm gần nhau hơn. TH + TC = CP

Nguyen Duc Quang, TpHCM, 21:40, 25/01/2010

Nhận xét ư? Chẳng nhận xét gì cả! Chỉ có một niềm tiếc nuối và trống rỗng. Thanh Hóa đoạt cúp và người thì của Thể công, điều đó bình thường thôi, bong đá đá chuyên nghiệp mà, người ta có quyền mua cầu thủ và còn mua cả đội bóng và suất chơi kia mà. Bóng đá VN hiện nay là bóng đá thời loạn, người ta có thể mua tất cả, một ông bầu có thể nắm cả 2 đội bóng mà. Tôi cũng như nhiều người cố đọc hoặc cố xem để tìmm thấy một chút gì an ủi, một chút gì trách nhiệm với bóng đá nước nhà, nhưng thực sự thì tình cảm trống rỗng hết rồi. Xem LS.TH đá mà cổ vũ kiểu Thể công để làm gì? Tôi không nghĩ cực đoan như một số bạn theo kiểu TH đoạt cúp nhờ TC .... Tôi chỉ buồn sâu xa rằng tại sao người ta có thể làm như thế, tước đoạt niềm vui, buồn giận, thương nhớ của khán giả một cách dễ dàng như vậy. Rồi đây mọi chuyện cũng qua ta phải qen với những gì xảy ra và tiếp tục trong cuộc sống này.

Giờ đây cứ hô hào mẫi mãi TC để làm gì vì TC còn đâu. Ta phải đặt câu hỏi tại sao người ta phải làm vậy, chúng ta có làm cho khác đi được không, có giữ được những gì đã có không, có làm gì để khôi phục lại đồng thời làm mới phát triển truyền thống hay không? Tôi chắc chắn rằng những cầu thủ TC cũ hôm qua sau vui mừng chiến thắng trong một trận đấu có nhiều ý nghĩa tâm hồn họ cũng trống rỗng như tôi. Họ đang bằng lòng về tiền bạc, việc làm nhưng họ không thoải mái vì họ không phải là cầu thủ chuyển đi theo cách bình thường của bóng đá chuyên nghiệp, mà họ bị gả bán, ép buộc như một quân cờ trong ván bài "cờ người". Rồi còn những quân bài cờ người ở đội hạng nhất TH nữa. Thật buồn biết bao! Tại sao phải xóa bỏ TC? TC đâu phải chỉ là của riêng Quân đội nữa, 50 mấy năm gây dựng cùng với 50 mấy năm độc lập dễ gì có được, đâu thiếu gì cách để TC vẫn còn? Ôi chỉ là tiếc nuối và buồn cho bóng đá nước nhà, loạn quá.!

Nguyễn Đức Vinh, Hà nội, 19:13, 25/01/2010

Tôi không hiểu các nhà đầu tư muốn kéo người hâm mộ đến sân bóng vì người hâm mộ thích xem đá bóng hay thích nghe thương hiệu của nhà đầ tư. Nếu một đội bóng mỗi năm đổi tên một lần thế này và danh sách các đội tham gia dự giải cũng thay đổi theo sự đổi tên của đội bóng thì giải bóng ấy ta nên gọi nó là giải gì? Năm nay là tiền lệ và các năm tiếp theo danh sách các đội tham gia năm sau sẽ hoàn toàn khác xa so với danh sách các đội năm nay giành được quyền dự giải. Người hâm mộ không nên nhớ tên các đội bóng làm gì cho mệt, vì đằng nào thì sang năm những cái tên ấy cũng sẽ bị đổi thôi.
Hoan hô bóng đá Việt nam, chúng ta chuyên nghiệp nhất thế giới, họ muốn theo kịp chúng ta cũng còn mệt.

lekien, Tap chi VietnamPotentiels. VCCI, 15:49, 25/01/2010

Theo tôi, nếu Thanh Hoá không bỏ tiền ra tiếp quản đội bóng Thể Công giải tán thì sẽ có ngươưì khác mua lại đội bóng này. Nhưng chắc chắn sẽ không phải là người Hà Nội. Vì nhiều người HN chỉ biết nói là yêu đội bóng chứ bỏ tiền làm được như người Xứ Thanh là không thể. Thêm nữa, bóng đá Thanh Hoá xuống hạng năm ngoái lỗi phần nhiều là do doanh nghiệp xi mănng công Thanh của ông Nguyễn Công Lý. chính doanh nghiệp chỉ biết sản xuất clinke này làm bóng đá Thanh Hoá mất mặt. đừng đổ hết lỗi giải tán thể công là do Thanh Hoá. lãnh đạo Thanh Hoá chính là nhân tố đã cứu vãn một Thương hiệu Thể công trong quá khứ và cầu thủ thể công ngày nay được chơi bóng đá.
Chúng ta hãy nhớ rằng: trước kia Thể Công là một thương hiệu và để lại nhiều kỷ niệm trong lòng người hâm mộ. Nhưng cũng rất nhiều cầu Thủ của Thể Công ngày đó và bây giờ là người của tỉnh Thanh Hoá. chứ thực chất người Hà Nội làm gì góp mặt được nhiều. chúng ta hãy đánh giá khách quan và hy vọng LS Thanh Hoá sẽ thật sự mạnh lên sau từng mùa giải và hãy quên đi một Thể Công của quá khứ

nguyen van dong, bk dn, 14:54, 25/01/2010

Người ta nói về thể công quá nhiều. như thánh sông vậy. nhưng họ chẳng biết gì về bóng đá việt nam ca. Nghệ An là lò đào tạo, Thanh Hoá không hơn nhưng chẳng kém. như vừa rồi Tiến Thành và Đình Tùng là ví dụ. Không có Thanh Hoá vẫn có bóng đá việt Nam, không có thể công vẫn có bóng đá Việt Nam. thật ẻo lả khi nghỉ bóng đá Việt Nam kết thúc khi mất thể công.
Cậu thanh tùng ở Hà Nội biết quá ít về bóng đá. Hà Nội 2 câu lạc bộ đấy nhưng cá nhân nào suất sắc nhất bóng đá Hà Nội. hay Ha Nội đã đăng kí hộ khẩu cho Công Vinh.

Ngọc Hà, Hà Nội, 14:15, 25/01/2010

Với tôi, từ nhỏ đã coi Thể Công là biểu tượng của Bóng Đá Việt Nam. Không còn Thể Công chắc là buồn lắm. Thể Công là màu cờ sắc áo của Bóng Đá Việt Nam. Mãi mãi và không một đội nào có thể thay thế dù có hoành tráng như ĐTLA, HAGL hay SHB ĐN đi chăng nữa. Thể Công - đẳng cấp là mãi mãi - phong độ là nhất thời.

Hà Long, Bình Định, 12:58, 25/01/2010

Gần đây từ khi Thể công chuyển giao về Thanh hóa tôi thấy nhiều bình luận báo chí, truyền hình có những bình luận, bài viết hết sức rẻ tiền và chủ quan. Những nhận định và lối viết chủ quan như bài báo trên tôi nghĩ nó sẽ làm tổn thương đội bóng sứ Thanh và NHM sứ Thanh. Ngay những ngươi yêu bóng đá cả nước khi đọc cũng thấy có điều gì đó không ổn, không công bằng với NHM sứ Thanh. Vẫn biết xót xa cho Thể Công nhưng bóng đá mà việc chuyển nhựng, cầu thủ nội, cầu thủ ngoại loạn cả lên. Có đội bóng của một thành phố mà gần như các cầu thủ toàn mua về vẫn là những biểu tượng tinh thần của họ.

Nguyen xuan dat, Công Nghiệp-Thái Nguyên, 11:44, 25/01/2010

Kiểu gì tôi cũng ủng hộ TH, chẳng có lý do gì để bớt yêu đội bóng quê hương cả.

Le Anh Tuan, thành phố Ninh Bình, 06:42, 25/01/2010

Với tôi, Thể Công là mãi mãi, Thể Công luôn ở trong trái tim tôi. Một Câu lạc bộ giàu truyền thống như thế tại sao ??? tại sao ???

Quốc Anh, TH, 01:22, 25/01/2010


"Thể Công = Bóng đá Việt Nam. Bây giờ Thể Công của tôi đã mất cũng đồng nghĩa Bóng Đá Việt Nam không còn nữa , tất cả các đội bóng khác của VL cho tiền tôi cũng kg tới xem . Còn Lamson TH tự hào j khi trong đội hình chỉ có 1 cầu thủ Thanh Hoá cũ ra sân , rồi đây sau 1 năm nữa các cầu thủ Thể Công ra đi ,LSTH cũng sẽ lại xuống hạng và giải tán đội bóng thôi .

ThanhTung, HaNoi, gửi lúc 24/01/2010 12:38:54 "
Này,chẳng phải thể công cũng từng xuống hạng ư? Ừ thì chúng tôi xuống hạng,nhưng với tình yêu và niềm tin của NHM,với sự nỗ lực hết mình của các cầu thủ,năm sau chúng tôi sẽ lại lên chơi V-L.Chẳng phải có rất nhiều người con xứ Thanh đang cống hiến cho các CLB khác hay sao?Mỗi lần nghe tin anh ấy toả sáng,ghi bàn,chúng tôi thấy tự hào vì anh ấy là một người con xứ Thanh;mỗi lần nghe tin anh ấy chấn thương hay sa sút phong độ,chúng tôi buồn và lo lắng cho anh ấy,vì anh ấy là một người con xứ Thanh,mang trong mình dòng máu người tỉnh Thanh.
Thể Công về TH ư? Tôi vui,vì điều đó sẽ giúp CLB cua quê hương tôi lại có mặt tại giải đấu cao nhất cua VN mà không phải chờ đợi thêm một năm nữa;tôi vui vì những người con ấy đã hết mình đem lại vinh quang cho quê hương tôi,có chút chạnh lòng khi điều ấy không hoàn toàn do những người con xứ Thanh mang về.Và tôi cảm thậy lòng tự trọng bị tổn thương khi đọc những dòng chữ trên kia...Nếu một ngày nào đó(tôi chỉ nói là nếu) CLB LS_TH bị bán đi,và mang một cái tên khác( Gỗ Lim Bản Đôn chẳng hạn)thì tôi vẫn sẽ hô vang "Thanh Hoá Vô Địch " mỗi khi các anh giành chiến thắng,sẽ mãi là như thế,chứ không như TG,chỉ biết thốt lên câu" Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???"

Phạm Đức Tiến, Hà Nội, 23:37, 24/01/2010

Giờ mỗi lần qua sân Hàng Đẫy sao thấy trong lòng chống chếnh quá thế.

Đào Quang Trung, Thanh Hóa, 22:45, 24/01/2010

Tôi chỉ nói một điều đơn giản như thế này. Đội bóng thể công đã được BỘ QUỐC PHÒNG quyết định bán, nếu Thanh Hóa không mua được thì sẽ có một đối tác khác sở hữu đội Thể Công, do luật phải chuyển nhượng ít nhất là 10 cầu thủ sang đội bóng mới nên các cầu thủ cũ của Thể công bắt buộc phải khoác áo mới. Cái này không phải Thanh Hóa muốn mà đã là luật! Ví dụ như Quê Hương của Tác giả bài viết này mua được Thể Công thì bây giờ bài viết này có tồn tại hay không? Thanh hóa thực sự là một nạn nhân trong bài viết này vì có thể có rất nhiều tỉnh khác mong muốn có Thể Công nữa.

Thể Công Bây giờ là Dĩ vãng rồi và tất yếu Các Cổ Động Viên của Thể Công cũng là dĩ vãng luôn. Trong tiềm thức của họ nên có những kỷ niệm đẹp trong quá khứ với Thể Công chứ đừng còn đọng lại tư tưởng "Tiếc nuối" rồi trút "hận" vào cái thực tế nó đang diễn ra nữa. Hãy trút bỏ đi cho nhẹ nỗi lòng! Từ khi chuyên nghiệp Đội bóng thể công đã có nhập cầu thủ da mầu về thi đấu, Chất người lính cụ hồ trong những cầu thủ da đen !? Các bạn nên xót xa từ đó vì niềm tự hào không còn nhiều nữa. Tôi Thấy việc chuyển nhượng Thể công về Thanh Hóa có 2 điểm- Thứ nhất là suất đá Vleage, thứ 2 là Mua lại những cầu thủ chuyện nghiệp của Thể Công và như những gì họ đã thể hiện trong trận siêu cup cho thấy họ rất "chuyên nghiệp". Giống như những cầu thủ thanh hóa được chuyển nhượng đến Thể Công, họ cũng cháy hết mình trong màu áo mới Thể Công. Người Thanh Hóa rất cuồng nhiệt với Bóng đá, họ có quyền tự hào có quyền ăn mừng vì những cầu thủ Lam Sơn Thanh Hóa đang đá hết mình vì trái bóng, vì chính chiếc áo mới họ đang mặc và cũng vì chính những cổ động viên nhiệt thành theo chân đội bóng.
Xin một lần cuối! Các bạn-những cổ động viên nhiệt thành của Thể Công , hãy quên đi cho nhẹ tấm lòng. Đừng vì thực tế đang diễn ra mà xỉa xói vào lòng tự trọng của Con người yêu bóng đá xứ Thanh. Những gì mà bài viết đưa ra đang chạm vào lòng tự ái của những cổ động viên Thanh Hóa.

pham thai binh, ha noi, 22:28, 24/01/2010

Người Thanh Hóa nên biết nếu không có Thể Công thì họ sẽ không bao giờ có ngày vinh quang này. Thể Công là một tập thể mạnh và họ chỉ không gặp may mắn nên Thanh Hóa mới có siêu cúp 2010

V.Thi, 20:47, 24/01/2010

Các bác cứ nói chuyên nghiệp này chuyên nghiệp nọ. Nhưng nên nhớ chuyên nghiệp thì người ta không xóa tên đội bóng, cũng chẳng mua bán suất đá giải. Việc này đúng là chỉ có ở Việt Nam, và khi nó còn tiếp diễn thì dù có là Thể Công hay SLTH hay bất cứ 1 đội bóng nào khác thì cũng chẳng đáng 1 xu quan tâm, vì nó không phải là những đội bóng, không phải là 1 nền bóng đá mà chỉ là những cái tên doanh nghiệp đem tiền đấm nhau!

Lê Văn Thắng, Thanh Hóa, 19:52, 24/01/2010

Là một cổ động viên trung thành với đội bóng Thanh Hóa.Lần đầu tiên được chạm tay vào chiếc siêu cúp quốc gia, tôi cảm thấy tự hào và vô cùng sung sướng.Cảm ơn tất cả các cầu thủ và ban huấn luyện đội bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa, các bạn đã cho chúng tôi được thưởng thức một bữa tiệc bóng đá thực sự.Nhưng qua bài báo trên của bạn Anh Đức tôi cảm thấy thất vọng vô cùng vì tôi cũng là một fan hâm mộ Thể Công Viettel cũng như đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Nếu cứ nhìn nhận một cách cổ hủ như bạn thì biết đến bao giờ bóng đá Việt Nam mới chuyên nghiệp thực sự?

Thể Công Viettel hay Lam Sơn Thanh Hóa cũng chỉ là một đội bóng đá mà thôi. Chúng tôi cổ vũ cho một trò chơi tập thể và vì một niềm đam mê bóng đá đẹp. Bạn hãy nhìn xem trên sân vận động Ninh Bình hội cổ động viên chúng tôi cổ vũ cho hai đội bóng có chuyên nghiệp không?Chúng tôi đã mang đến cho đội bóng thân yêu của chúng tôi tiếng nói của 4 tiệu người con xứ Thanh yêu đội bóng Lam Sơn Thanh Hóa. Hãy đừng vì một chút ích kỉ nhỏ nhoi riêng mình mà quên mất sự đi lên tất yếu của một nền bóng đá chuyên nghiệp.

Le Sơn, DDH Bách khoa, 19:50, 24/01/2010

Mấy bác nói cái tên MU vẫn giữ được sau hàng trăm năm cho dù bị mua đi bán lại...
rồi bảo Thanh Hóa , Thể Công đem ra so sánh vậy là khập khiễng. Vậy tôi hỏi các bác các bác là fan của MU chẳng qua vì các bác yêu cái tên ấy hay vì các bác yêu lối đá của đội bóng ấy ?
Nói chung các bạn bình luận dựa trên cảm tính nhiều quá ah. Đã lâu rồi hình ảnh của Thể Công không còn được như trước nữa. Mà cái gì cũng có thời của nó. Ngày xưa Thể Công đá hay vì khi ấy bóng đá Việt Nam chưa hội nhập sâu. Các đội bóng cũng chưa phải thật mạnh. Còn bây giờ có thêm cầu thủ ngoại, bóng đá cũng là một cái nghề nên hình ảnh của các câu lạc bộ cũng phải thay đổi theo.
Đã cái gì thay đổi theo quy luật như một điều tất yếu thì chỉ nên buồn chứ không nên tiếc. Em nói vậy, đúng không ?

Lê Minh Đức, Thanh Hoá, 18:55, 24/01/2010
Tác giả bài viết phân tích quá áp đặt tâm trạng vào bài viết. Bên cạnh đó còn dùng nhiều từ mang ý "châm biếm". Bài viết không có gì sâu sắc.
mayphap, HaNoi, 15:48, 24/01/2010
Tôi không phải là người Thanh Hóa, nhưng là một người rất mê bóng đá Việt Nam trong đó có Thể Công (cũ). Nhưng tôi thấy tác giả bài viết đánh giá không công bằng (có thể lỗi do nhận thức!). Tôi thấy có ý kiến của 2 bạn Le Dinh Toan và ngocquy phân tích rất đúng và sâu sắc. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các bạn. Mong rằng Lam Sơn Thanh Hóa và Bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển.

Tôi là người Thanh Hoá, tôi là fan hâm mộ Thể Công nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Tôi đã thu xếp công việc để đi xem hầu hết các trận đấu của đội Thanh Hoá trước đây với Thể Công. Bóng đá Thanh Hoá là của người Thanh Hoá, bóng đá Thể Công là của những người lính. Dù người lính hay người dân thường thì đều sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đã đành rằng, cái tên Thể Công thân thương với nhiều người rối khi mất đi quả không dễ nguôi ngoai. Nhưng dù quân đội không còn duy trì bóng đội bóng chuyên nghiệp thì chắc chắn phải có nguyên nhân chính đáng chứ nhỉ? Vậy tại sao mọi người cứ làm rùm beng lên vây? Với người lính thì phải làm sao rèn luyện sức khoẻ tốt, kỷ luật nghiêm, chính quy, tinh nhuệ và sẵn sàng chiến đấu, đó là nhiệm vụ tối quan trọng hàng đầu.

Việc đá bóng chỉ là nhằm nâng cao thể lực đê sẵn sàng chiến đấu. Mặt khác các nhà báo, những người viết bài chúng ta cũng nên hiểu rằng, để phù hợp với tình hình mới của nhiệm vụ chính trị hàng đầu mà người lính phải thực hiện đó là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phải tuyệt mật quân cơ...vậy mà đi mua, bán, đổi chác người từ khắp nơi này, nơi khác về làm lính đá bóng, không phân biệt họ tài đức như thế nào, chỉ cần họ đá bóng giỏ, hợp với sơ đồ chiến thuật là tuyển...vậy còn gì là chính quy, tinh nhuệ. Đã thế còn tuyển cả người nước ngoài vào đá, vậy còn gì là bí mật quân cơ? Còn gì là chính quy....Vì vậy, khi đội bóng chuyên nghiệp Thể Công bị khai tử ta cũng không nên quá buồn để nói ra cảm xúc của mình bằng những lời "dao búa", ta hãy thông cảm và chấp nhận. Chí quy là vây, tinh nhuệ là vậy, chính trị là vậy, bóng đá cơ chế thị trường phải là như vậy đấy. Tôi nói vậy có đúng không hỡi các nhà báo?

Tôi giả sử Thanh Hoá không mua Viettel thì có lẽ Thể Công cũng chỉ là Thể Công, những anh lính đã bóng cũng sẽ chạy theo tiếng gọi của đồng tiền mà thôi, rồi Thể Công cũng sẽ bán dần các cầu thủ cho các câu lạc bộ khác hoặc cũng để cho các cầu thủ tài năng không có cơ hội thể hiện và phát huy, để rồi bị thui chột tài năng? hoặc là một đơn vị nào đó cũng sẽ nhảy vảo mua hoặc là cưu mang, khi đó họ cũng sẽ đặt quyền lợi của họ gắn liền với sự đầu tư. Khi đó các vị còn nói gì? Theo tôi, tốt nhất là chúng ta hãy biết tôn trong tất cả là vẹn cả đôi đường. Người Thể Công uống nước, ăn cơm, ăn rau má Thanh Hoá, đá bóng cho nhân dân Thanh Hoá và vẫn giữ được cái hồn của Thể Công đó mới là những người lính thực thụ. Người lính thì "đi dân nhớ, ở dân thương" dúng không nào?

Vậy nhân dân Thanh Hoá góp gạo nuôi quan là đáng phải xấu hổ sao? Những anh lính đá vì nhân dân Thanh Hoá, đá vì tình yêu của những người yêu Thể Công là sai sao? Theo tôi nghỉ, lãnh đạo Thể Công và Tỉnh Thanh Hoá đã đúng. Cuộc chuyển giao thật ầm ĩ vì sự thiếu hiểu biết của nhiều người hoặc tình yêu Thể Công quá lớn của nhiều người đã làm cho mọi chuyện thêm phức tạp, là cho tình yêu chân chính của nhiều người khác yêu bóng đã cao thượng bị tổn thương. Theo tôi, chúng ta hãy để cho tình yêu bóng đá trong ta phát triển lành mạnh, đẹp đẽ và cao thượng. Chúng ta hãy chấm dứt sự bàn tán này đi.

(Le Dinh Toan, Lô 184, đường Dương Đình Nghệ, Đông Bắc Ga, TP. Thanh Hoá, gửi lúc 24/01/2010 09:13:47)


Tôi thật buồn cho tác giả bài báo này. Bạn đã đi ngược lại với xu hướng phát triển bóng đá và làm cho khoảng cách giữa các fan TC và TH ngày càng lớn hơn. Tôi thiết nghĩ bóng đá là một nghề mà ở đó các doanh nghiệp đang dần thay thế các địa phương tiếp quản các đội bóng. Bóng đá VN đang trong giai đoạn quá độ (thực sự là vẫn chưa chuyên nghiệp) và việc chuyển giao một đội bóng từ doanh nghiệp này cho một đơn vị, doanh nghiệp khác là chuyện bình thường. Chẳng qua ở đây, TC là một đội bóng có truyền thống của VN, nhưng là của Quân đội. Mà các bạn biết đấy, bây giờ các nước cũng ko còn giữ mô hình đội bóng của ngành như Quân đội, Công An nữa, muốn lên chuyên thì chỉ có cách là bàn giao cho doanh nghiệp thôi.

TC đã được đổi tên là TC-VT nhưng thực tế vẫn là đôi bóng của ngành quân đội. Và cái gì đến cũng phải đến, TC buộc phải thay đổi, Qk4 cũng vậy thôi. Sao các bạn ko khóc thương cho QK4, họ đang được Navibank đài thọ gấp mấy lần hồi ở QK4. bây giờ các cầu thủ của họ đang thi đấu hết mình vì màu cờ, sắc áo Navibank, lại đang còn mong lấy lòng người hâm mộ Sài gòn nữa kìa. Câu bạn viết "Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???" tôi không hiểu tại sao bạn lại có thể nói lên một câu như thế. Bạn hãy hiểu bóng đá chỉ là một trò chơi, đừng mang bóng đá đánh đồng niềm kiêu hãnh của 4 triệu dân Thanh Hóa chúng tôi. Chúng tôi luôn có tình yêu và niềm kiêu hãnh về nhiều điều chứ không phải chỉ là bóng đá. Đôi dòng tâm sự mong rằng những bài viết sau của bạn sẽ khách quan hơn.
Thân!

(ngocquy, HN, gửi lúc 24/01/2010 10:14:57)
hbt, Thanh Hóa, 15:43, 24/01/2010

Tôi cũng là 1 trong những người rất yêu Thể Công và chỉ xem bóng đá Việt Nam nếu Thể Công đá. Lâu quá rồi tôi cũng k còn xem bóng đá nước nhà, nhất là sau trận thua SEA Games. Nhưng bài viết tại sao lại cứ xoáy mãi vào đội LSTH vậy? Đến cả cầu thủ cũng thừa nhận vì họ là chuyên nghiệp nên họ phải đá dù Thể Công không còn mà? Tôi viết những lời này với 2 tư cách, tư cách một người yêu Thể Công và tư cách một người con Xứ Thanh! Trái bóng tròn chẳng phải đôi khi là may rủi sao????

NVHoanghn, Ha noi, 15:27, 24/01/2010
Thật là nực cười khi người ta ngồi xem Thanh Hoá đá mà lại nghĩ là Thể Công và có người còn tưởng nhớ Thể Công. Điều đó là ngoại đạo là hoài cổ, vô lý tồn tại ở những quan điểm cổ hủ. Các cổ động viên của Thể Công có đi xem bóng đá VN hay không thì về pháp lý mà nói Thể công cũng không còn tồn tại nữa.
Người ta hỏi Thanh Hoá có tự hào về đội bóng của họ hiện giờ hay không khi đội hình ra sân với 10 cầu thủ không phải là người thanh Hoá ư, sao họ không hỏi cổ động viên The vissai Ninh bình có tự hào trong suốt mùa giải hạng nhất vừa qua không khi đội bóng ra sân thậm chí chẳng có bất cứ cầu thủ nào người Ninh bình. Hay họ không hỏi tại sao để có được cái cổ vũ, cái tự hào kiểu ao tù đáng ra người ta phải phản đối học viện HAGL tuyển cầu thủ trên khắp cả nước để mang về HAGL đào tạo chứ.
Tôi chắc có nhiều người, nhiều phụ huynh của các học sinh của học viện bóng đá HAGL là cổ động viên Thể công, một đội bóng từng là tiên phong của việc lấy người khi giải bóng đá quốc gia chỉ là giải phong trào ngày xưa thôi. Thể công cũng đã từng chấm ai là người đó phải nghe, câu lạc bộ chủ quản phải theo, theo kiểu lính nghĩa vụ, có đúng hay không Như Thuần có hiểu về điều này.
Người ta cũng quên mất rằng niềm tự hào của một đội bóng bây giờ là niềm tự hào phần lớn dựa trên tiền đầu tư đúng chỗ, đúng tài năng mà mình bỏ tiền mua. Hay chiỉ là quê đâu tự hào đó? kiểu này mấy năm tới nếu Hà Tĩnh thành công với đội bóng thì có lẽ người Ninh Bình lại phải cổ động tới 2 đôi bóng kia à?
tommys.austin, Thanh Hoá, 13:52, 24/01/2010
Tại sao lại trách người Thanh Hoá ăn mừng khi đội bóng Thanh Hoá giành chức vô địch?
Người ta có quyền nuối tiếc và nói rằng, cái gốc Thanh Hoá khi giành ngôi vương là Thể Công. Nhưng cũng chính ở trên, người ta cũng có quyền thắc mắc, tại sao khi Thể Công còn là Thể Công, họ không đoạt được chiếc cúp suốt "11 năm dòng lỗi hẹn".
Hãy biết luyến tiếc và trách móc tại sao bóng đá chuyên nghiệp lại như vậy?
Nhưng đừng chĩa những lưỡi gươm vào Thanh Hoá, vào người Thanh Hoá!
Việc trong Thanh Hoá có bao nhiêu cầu thủ ra sân không lấy gì làm quan trọng! Một đội bóng không thành lập từ một vài cầu thủ lẻ tẻ. Thử ngẫm nghĩ liệu bóng đá Anh có đi xuống không khi Chelsea, MU, Arsenal....có rất đông những cầu thủ "ngoại quốc". Họ không đến từ nước Anh, không là người Anh. Nhưng thử hỏi, liệu có ai bắt người dân thành Manchester, London... phải ghét đội bóng thành phố quê hương họ?
Người dân Hà thành nuối tiếc, bóng đá Việt Nam cảm thấy đau nhói khi Thể Công - huyền thoại của bóng đá Việt Nam - biến mất trên bản đồ bóng đá. Người dân Thanh Hoá có ích kỉ cũng không thể sung sướng khi thấy Thể Công dần dần biến mất!
Vậy người Hà Nội, hay người dân Việt Nam nói chung, cũng đừng chỉ trích mà tẩy chay, chẳng bằng ủng hộ và cùng nhau gìn giữ "chút Thể Công" còn lại của người tỉnh lẻ!
lot1999, SLNA, 13:20, 24/01/2010
Thanh Hoá đoạt siêu cúp là Thanh Hoá, sao cứ mãi níu kéo Thể Công vào đây. Tôi không đồng ý với ý kiến của tác giả bài báo này. Nói như thế thì hoá ra Thể Công là tất cả, còn Thanh Hoá bằng không với siêu cúp này àh.
Nam TPHCM, 12:57, 24/01/2010

Tại sao tại sao lại như thế.vThể công giờ nay còn đâu.vTôi thật không hiểu cách làm bóng đá của dân Việt Nam.v Cách làm này phải chăng đã đánh mất đi 1 phần văn hoá bóng đá tồn tại đã lâu trong tâm hồn mỗi con người Việt nhất là những cổ động viên trung thành của Thể Công. Thật đáng buồn cho 2 từ "chuyên nghiệp"

ThanhTung, HaNoi, 12:38, 24/01/2010

Thể Công = Bóng đá Việt Nam. Bây giờ Thể Công của tôi đã mất cũng đồng nghĩa Bóng Đá Việt Nam không còn nữa , tất cả các đội bóng khác của VL cho tiền tôi cũng kg tới xem . Còn Lamson TH tự hào j khi trong đội hình chỉ có 1 cầu thủ Thanh Hoá cũ ra sân , rồi đây sau 1 năm nữa các cầu thủ Thể Công ra đi ,LSTH cũng sẽ lại xuống hạng và giải tán đội bóng thôi .

Dũng, Đà Nẵng, 12:30, 24/01/2010

Thật đáng buồn và càng chán bóng đá VN. Không biết sự chuyên nghiệp ở đâu khi thấy các đội tuyển thay đổi tên liên tục cùng với sự gắn mác các thương hiệu của các doanh nghiệp. Thể Công :(, Cảng Sài Gòn, CA Hà Nội... Những đội tuyển xưa , hấp dẫn với những trận derby cùng thành phố những năm 90, .Nhớ lúc đó còn nhỏ tôi thường cùng cả nhà xem derby của Câu lạc bộ quân đội (Thể công, và giờ là LSTH) với CA Hà Nội, lúc đó hay , hấp dẫn và gay cấn làm sao , mà giờ chả buồn xem V-League. Bao giờ bóng đá VN mới họi là chuyên nghiệp!!!

LongPeter, Thái Bình, 12:28, 24/01/2010

Tôi sẽ không bao giờ xem Bóng đá Việt Nam trên sân hay tivi bởi vì ở đó không có Thể Công - đội bóng thân yêu của tôi . Một đời Thể Công - mãi mãi Thể Công.

Mac Văn Trang, Warszawa, 11:50, 24/01/2010

Có lẽ chỉ người VN mình mới mơi có cái văn hóa đặc biệt này: Ai có tiền nuôi đội bóng thì có quyền gắn tên mình vào đó, vứt bỏ tên cũ đi! Có đội tên gắn với xi măng, lại dầu khí, phân đạm...! Những tên tuổi đi vào lịch sử, vào tâm thức nhiều thế hệ người Việt như Thể Công, Cảng Sai Gòn... khi thiếu tiền cũng bị bán đi như chị Dậu bán con cho Bá Kiến! Mà không chỉ trong bóng đá!! Thật buồn...
Hãy xem Manu, Mancy, Livepol, AC Milan, Real Madris, Spartac M., Dianamokiev v. v... Qua bao thăng trầm, hàng trăm năm họ vẫn giữ cái tên như thế! Vẫn giữ cái biểu tượng, màu cờ sắc áo như thế.
Cái thứ ván hóa chộp dựt sẽ chẳng thể làm nên lịch sử trường tồn! Buồn thay cho người mình!

hoàng thành, hải dương, 11:26, 24/01/2010

bóng đá việt nam đã chuyên nghiệp từ 10 năm nay nhưng các phóng viên viết về bóng đá thì vẫn chưa chuyên nghiệp được, họ không hiểu trong bóng đá chuyên nghiệp việc mua bán cầu thủ hay là đội bóng là hoàn toàn bình thường,họ nói rằng đội bóng xứ thanh toàn là những cầu thủ của Thể công và người của Hà Nội sao họ không nhìn sang đội bóng Hà Nội T&T phần lớn là cầu thủ người Thanh Hóa và Nghệ An,nếu cổ động viên mà cũng phân biệt như vậy thì sẽ không có ai đến sân để cổ vũ cho đội bóng tỉnh nhà hay sao.

shingo, Thanh hóa, 11:25, 24/01/2010

MU bán cho các ông chủ Mỹ nhưng vẫn tên là MU, vẫn ở TP Man, và các CDV vẫn là CDV của MU, khi dành CÚP vẫn mang về phòng truyền thống của MU chứ không như Thể Công, bán cho Thanh Hóa, mang tên LS-TH chuyển đại bản doanh về TH, CDV cũng là của TH, giành CUP thì mang về Thanh Hóa... chỉ cần như thế là biết khác nhau như thế nào rồi, nên các bạn TH viết bài đừng nên mang MU ra để so sánh. Các bạn cũng là CDV của 1 đội bóng, tôi chắc chắn 1 điều rằng khi các bạn cổ vũ cho LS-TH nhưng tình cảm các bạn dành cho đội không thể bằng tình cảm các bạn dành cho TH trước đây được. Và CDV Thể Công cũng thế thôi, tự nhiên họ mất đi 1 tình yêu, cái tình yêu này thì các bạn là những người hiểu hơn ai hết. Nếu đặt địa vị đội Thanh Hóa là Thể Công thì các bạn nghĩ gì... ?

Nói như bạn chicuong.hn ý, Bóng đá VN bây giờ chỉ để các doanh nghiệp quảng cáo thôi, cái này giống nước ngoài rồi đấy, nhưng khác ở chỗ, nước ngoài quảng cáo nhưng cũng đứng sau người hâm mộ, còn ở VN thì sao, chẳng cần biết người hâm mộ như thế nào, quảng cáo là quảng cáo, lo cho thân ta trước còn người khác kệ không liên quan. Buồn lắm Thể Công ơi, vui lắm Thanh Hóa ơi giấc mơ thành hiện thực.

lê thành, 11:08, 24/01/2010

đừng so sánh việc Thanh Hóa mua thể Công với việc Glazer mua MU
MU bị mua nhưng MU vẫn là MU, vẫn tên MU
còn Thể Công bị mua thì cái tên đâu rồi
cái tên của một đội bóng là cái thiêng liêng nhất, đừng so sánh một cách khập khiễng như vậy

Nguyễn Hà, Hà Nội, 10:46, 24/01/2010

Đọc bài viết của tác giả Anh Đức, tôi thấy rõ tình cảm của người viết cũng như của rất nhiều NHM đối với Thể Công. Chuyện chuyển đổi, mua đi bán lại giữa các đơn vị, các câu lạc bộ thể thao là bình thường trong thời buổi này, không có gì phải ầm ĩ cả. Quan trọng là các cầu thủ dù mang màu cờ sắc áo của đội nào vẫn nhiệt huyết, hết mình trên sân cỏ, cống hiến cho khán giả những trận cầu đẹp, bàn thắng đẹp.

Trịnh Trung Thực, Lý Nam Đế, Hà nội, 10:42, 24/01/2010

Quá khứ vinh quang của Thể Công là đáng trân trọng. Nhưng vì những nguyên do nhất định, Thể Công được chuyển giao cho Thanh Hoá ( hay nói thẳng là Thanh Hoá mua) theo quy định hiện hành của VFF thì đương nhiên là hợp lệ và rất đàng hoàng. Chính vì thế quyền được đá trận siêu cúp 2009 từ quyền của Thể Công nay Lam Sơn -Thanh Hoá tiếp quản và các cầu thủ CLB mới Lam Sơn -Thanh Hoá đá kiên cường, giành chiến thắng đoạt cup là rất xứng đáng.
Tôn trọng quá khứ của Thể Công nhưng ai đó cứ mãi hoài niệm chuyện cũ để nuối tiếc mà không đối mặt với thực tại là không tỉnh táo. Sự tỉnh táo, thiện chí bây giờ là hoan nghênh, động viên mọi cầu thủ Lam sơn -Thanh Hoá dù gốc Thể Công hay đội Thanh hoá cũ đoàn kết, đá tốt, vững tiến trong V.League mùa 2010 và những năm tới, góp phần cho BĐ nước nhà phát triển, quyền lợi , hình ảnh của mọi cầu thủ và CLB được đảm bảo tốt đẹp là điều nên hướng tới.
Ai đó thích châm chọc, ta thán không trên tinh thần xây dựng phỏng có ích gì?
Một CĐV Thể Công, giờ là CĐV LS-TH.

Trung Anh, TP Thanh Hoá, 10:20, 24/01/2010

Dù sao cái tên Thể Công đã không còn trước khi Thanh Hoá đưa về. Đáng lẽ những gì đã qua thì đừng nên nhắc nhiều đến nó. Dù sao Thanh Hoá đánh cả cụm về, mang đến cho họ tinh thần máu lửa của Xứ Thanh, hào khí anh hùng của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, cho nên họ mới thi đấu nhiệt tình và máu lửa như trận siêu cúp này. Biết đâu nếu Thanh Hoá không đáng cả cụm về, thì bây giờ các cầu thủ Thể Công cũ đã mỗi người một nơi, và cho có một địa phương nào khác mang Thể Công về liệu có làm được như Thanh Hoá không? và địa phương họ liệu có được một lực lượng CĐV hùng nhậu và nhiệt tình, máu lửa như CĐV Xứ Thanh không?

Nguyễn Đình Trung, Hà Nội, 10:17, 24/01/2010

Tôi là một cổ động viên trung thành của thể công .Tôi luôn quan tâm đến đội bóng ,tin tưởng và chưa bao giờ hết hy vọng vào đội bóng dù khi đội bóng gặp khó khăn nhất lòng tin của tôi vào đội bóng vẫn không thay đổi.Từ khi đội bóng bị xuống hạng lần đầu tiên đến lúc đội bóng trở lại giải chuyên nghiệp với dàn cầu thủ trẻ tiềm năng tất cả..tất cả và tin tưởng rằng THỂ CÔNG sẽ trở lại ngôi vị số 1 .
Nhưng thật thất vọng thất vọng đến tuột độ khi nghe tin thể công đã bị bán cho thanh hóa...Tôi không thể tin được vào điều này.Đội bóng giàu chuyền thống nhất bóng đá Việt Nam đã bị xóa xổ....Thật Thất vọng.....
Bây giờ tại giải giải bóng đá cao nhất của Việt Nam tôi biết đặt niềm tin vào đội nào đây ? Vào đội Thanh Hóa hay chăng câu trả lời của tôi là sẽ không cho dù nó thực chất đội bóng đó chính là những cầu thủ của tôi yêu quý nhất....Bởi vì cái linh hồn cái thiêng liêng mang tên THỂ CÔNG đã không còn .....
Tôi có xem trận siêu cúp mặc dù Thanh Hóa thắng nhưng trong tôi không hề có một chút niềm vui.....Bởi đây không phải là đội bóng Thể Công, đội bóng của những chàng trai áo lính đá bóng.
Trước kia cuối tuần nào tôi cũng xem Vleague và rất ít khi không xem nhưng bây giờ có lẽ tôi sẽ ít xem hơn có chi chỉ là những trận đấu kinh điển của vleague mà thôi.
Thật sự tôi không hiểu BLĐ của Thể Công nghĩ gì ......? Thật Sự tôi không hiểu sự chuyên nghiệp của Vleague ở đâu khi mà đội bóng giàu truyền thống nhất đã bị xóa xổ.Sự chuyên nghiệp ở đâu khi mà các câu lạc bộ tại vleague cứ đổi tên liên tục, đó là sự thật của nhiều năm gần đây.....Giả sử các nhà lãnh đạo bóng đá Việt Nam được hỏi đội bóng giàu truyền thống nhất của Việt Nam là ai ? Có lẽ họ sẽ khó có thể trả lời....
Tất Cả Tất cả.....thật là một câu chuyện khó tin.Nhưng với tư cách là một cổ động viên trung thành của Thể Công tôi vẫn hy vọng vào một ngày cái tên đó sẽ có một ngày trở lại.

ngocquy, HN, 10:14, 24/01/2010

Tôi thật buồn cho tác giả bài báo này. Bạn đã đi ngược lại với xu hướng phát triển bóng đá và làm cho khoảng cách giữa các fan TC và TH ngày càng lớn hơn. Tôi thiết nghĩ bóng đá là một nghề mà ở đó các doanh nghiệp đang dần thay thế các địa phương tiếp quản các đội bóng. Bóng đá VN đang trong giai đoạn quá độ (thực sự là vẫn chưa chuyên nghiệp) và việc chuyển giao một đội bóng từ doanh nghiệp này cho một đơn vị, doanh nghiệp khác là chuyện bình thường. Chẳng qua ở đây, TC là một đội bóng có truyền thống của VN, nhưng là của Quân đội. Mà các bạn biết đấy, bây giờ các nước cũng ko còn giữ mô hình đội bóng của ngành như Quân đội, Công An nữa, muốn lên chuyên thì chỉ có cách là bàn giao cho doanh nghiệp thôi.

TC đã được đổi tên là TC-VT nhưng thực tế vẫn là đôi bóng của ngành quân đội. Và cái gì đến cũng phải đến, TC buộc phải thay đổi, Qk4 cũng vậy thôi. Sao các bạn ko khóc thương cho QK4, họ đang được Navibank đài thọ gấp mấy lần hồi ở QK4. bây giờ các cầu thủ của họ đang thi đấu hết mình vì màu cờ, sắc áo Navibank, lại đang còn mong lấy lòng người hâm mộ Sài gòn nữa kìa. Câu bạn viết "Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???" tôi không hiểu tại sao bạn lại có thể nói lên một câu như thế. Bạn hãy hiểu bóng đá chỉ là một trò chơi, đừng mang bóng đá đánh đồng niềm kiêu hãnh của 4 triệu dân Thanh Hóa chúng tôi. Chúng tôi luôn có tình yêu và niềm kiêu hãnh về nhiều điều chứ không phải chỉ là bóng đá. Đôi dòng tâm sự mong rằng những bài viết sau của bạn sẽ khách quan hơn.
Thân!

Hoàng Thọ Vinh, 18-Phan Phu Tiên-Hà nội, 10:11, 24/01/2010

Nếu Liên đoàn bóng đá không quá tồi như hiện nay thì Thể công đâu "bức tử" như vậy. Nếu sống có văn hóa hơn,theo tôi lãnh đạo liên đoàn nên từ chức tập thể,rất nhiều cán bộ trẻ có trình độ có tâm huyết sẽ ứng cử. Sở TDTT các tỉnh,các CLB bóng đá do VFF quản lý tham gia bầu cử,có xét đến kết quả bầu cử qua mạng.

Huy Hoàng, 10:04, 24/01/2010

Tôi thuộc thế hệ con cháu đi sau, nên không dám đứng ra tranh luận với những thế hệ đi trước. Đành mạn phép nói ra những suy nghĩ của mình. Có gì không phải mong các bác, các chú, các anh bỏ quá cho. Thể Công là đội bóng mà tôi luôn yêu thương, luôn thầm cổ vũ cho họ từ bé. Những bước chạy của Bảo Khanh, hay những quả đánh đầu của Ph. Nam hoặc những ngày tháng xưa bác tôi là Thanh Phương chinh chiến trong màu áo Thể Công luôn in đậm trong tôi. Khi đội bóng bị bán về Thanh Hoá, tôi cũng đã rất buồn và thấy hơi hụt hẫng, nuối tiếc. Nhưng khi suy nghĩ chín chắn lại thì cũng thấy rằng đó là quy luật tất yếu của cuộc sống, nhất là trong thời đại này.

Có muốn giữ hay níu kéo lại cũng không thể được nữa. Vì mỗi CĐV chúng tôi đâu có quyền làm như vậy. Quyền đó thuộc về Ban Lãnh Đạo. Vậy thì có cố nuối tiếc hay than phiền cũng chẳng được jì. Chi bằng cứ giữ nguyên hình ảnh một đội bóng Thể Công với bíêt bao thế hệ tài năng mãi tồn tại trong kí ức và tiềm thức của mình có phải tốt hơn không?Vậy nên giờ đây, mỗi chúng tôi sẽ phải quen dần với việc không còn Thể Công nữa. Nhưng THỂ CÔNG luôn tồn tại trong trí nhớ của chúng tôi, những fan ruột của THỂ CÔNG. MÃI MÃI MỘT TÌNH YÊU, THỂ CÔNG ơi!!!

Hò Văn Tèn, Điện Biên, 09:32, 24/01/2010

Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???Có lẽ nào bạn lại không thể chia sẻ niềm vui cùng các CĐV Thanh Hoá, cũng như bao cố gắng, nỗ lực của Thanh Hoá để duy trì và phát triển bóng đá trong trào lưu kinh tế-bóng đá hiện nay: bên cạnh thành tích chuyên môn cần phải có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh để nuôi sống đội bóng. Thử hỏi các đội bóng cũ của TP.HCM cũng đã làm nhưng có đạt được điều gì không?

Vẫn biết nòng cốt của Thanh Hoá bây giờ là của Thể Công, song nếu vẫn là Thể Công liệu họ có làm được việc đoạt được Siêu Cúp như vừa rồi không? Yếu tố chính là gì ở đây? Có lẽ phải hỏi trực tiếp tinh thần các cầu thủ khi bước vào trận đấu này thì mới biết được vì sao họ lại kiên cường đến thế trướếnức mạnh của SHB.ĐN. Để có được tinh thần ấy thì do đâu hay tự bản thân từng cầu thủ ý thức được? Theo tôi người viết nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thiện chí và có tinh thần góp ý xây dựng, cho dù trong chúng ta vẫn lưu luyến Thể Công ngày nào

Bùi Quang Quân, Tôn Thất Tùng, 09:27, 24/01/2010

Thật là buồn! Dù vẫn những con người đấy nhưng tôi không thể yêu thích một đội bóng mà không phải là Thể Công.
Tại sao lại bán Thể Công, tại sao lại bán đội bóng mà tôi yêu thích. Bóng đá VN thật là chán chỉ có mỗi Thể Công là đáng xem nhất. Giờ còn gì để xem bóng đá VN nữa.
Good bye!

Xu Thanh, Hà Nội, 09:18, 24/01/2010

Là người con của Xứ Thanh, nhưng tôi là cổ động viên của Đội bóng Thể Công từ những năm 90 của thế ký trước, tôi vẫn nhớ rất rõ nào Hồng Sơn, Việt Hoàng, Thế Anh, Hải Biên... nhưng thời buổi kinh tế thị trường Thể Công của những năm gần đây không còn là Thể Công của những năm trước đây nữa mà phải chấp nhận thực tế. Ai cũng có lòng tự trọng, lòng tự hào của riêng mình......

Le Dinh Toan, Lô 184, đường Dương Đình Nghệ, Đông Bắc Ga, TP. Thanh Hoá, 09:13, 24/01/2010

Tôi là người Thanh Hoá, tôi là fan hâm mộ Thể Công nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Tôi đã thu xếp công việc để đi xem hầu hết các trận đấu của đội Thanh Hoá trước đây với Thể Công. Bóng đá Thanh Hoá là của người Thanh Hoá, bóng đá Thể Công là của những người lính. Dù người lính hay người dân thường thì đều sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đã đành rằng, cái tên Thể Công thân thương với nhiều người rối khi mất đi quả không dễ nguôi ngoai. Nhưng dù quân đội không còn duy trì bóng đội bóng chuyên nghiệp thì chắc chắn phải có nguyên nhan chính đáng chứ nhỉ? Vậy tại sao mọi người cứ làm rùm beng lên vây? Với người lính thì phải làm sao rèn luyện sức khoẻ tốt, kỷ luật nghiêm, chính quy, tinh nhuệ và sẵn sàng chiến đấu, đó là nhiệm vụ tối quan trọng hàng đầu.

Việc đá bóng chỉ là nhằm nâng cao thể lực đê sẵn sàng chiến đấu. Mặt khác các nhà báo, những người viết bài chúng ta cũng nên hiểu rằng, để phù hợp với tình hình mới của nhiệm vụ chính trị hàng đầu mà người lính phải thực hiện đó là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phải tuyệt mật quân cơ...vậy mà đi mua, bán, đổi chác người từ khắp nơi này, nơi khác về làm lính đá bóng, không phân biệt họ tài đức như thế nào, chỉ cần họ đá bóng giỏ, hợp với sơ đồ chiến thuật là tuyển...vậy còn gì là chính quy, tinh nhuệ. Đã thế còn tuyển cả người nước ngoài vào đá, vậy còn gì là bí mật quân cơ? Còn gì là chính quy....Vì vậy, khi đội bóng chuyên nghiệp Thể Công bị khai tử ta cũng không nên quá buồn để nói ra cảm xúc của mình bằng những lời "dao búa", ta hãy thông cảm và chấp nhận. Chí quy là vây, tinh nhuệ là vậy, chính trị là vậy, bóng đá cơ chế thị trường phải là như vậy đấy. Tôi nói vậy có đúng không hỡi các nhà báo?

Tôi giả sử Thanh Hoá không mua Viettel thi có lẽ Thể Công cũng chỉ là Thể Công, những anh lính đã bóng cũng sẽ chạy theo tiếng gọi của đồng tiền mà thôi, rồi Thể Công cũng sẽ bán dần các cầu thủ cho các câu lạc bộ khác hoặc cũng để cho các cầu thủ tài năng không có cơ hội thể hiện và phát huy, để rồi bị thui chột tài năng? hoặc là một đơn vị nào đó cũng sẽ nhảy vảo mua hoặc là cưu mang, khi đó họ cũng sẽ đặt quyền lợi của họ gắn liền với sự đầu tư. Khi đó các vị còn nói gì? Theo tôi, tốt nhất là chúng ta hãy biết tôn trong tất cả là vẹn cả đôi đường. Người Thể Công uống nước, ăn cơm, ăn rau má Thanh Hoá, đá bóng cho nhân dân Thanh Hoá và vẫn giữ được cái hồn của Thể Công đó mới là những người lính thực thụ. Người lính thì "đi dân nhớ, ở dân thương" dúng không nào?

Vậy nhân dân Thanh Hoá góp gạo nuôi quan là đáng phải xấu hổ sao? Những anh lính đá vì nhân dân Thanh Hoá, đá vì tình yêu của những người yêu Thể Công là sai sao? Theo tôi nghỉ, lãnh đạo Thể Công và Tỉnh Thanh Hoá đã đúng. Cuộc chuyển giao thật ầm ĩ vì sự thiếu hiểu biết của nhiều người hoặc tình yêu Thể Công quá lớn của nhiều người đã làm cho mọi chuyện thêm phức tạp, là cho tình yêu chân chính của nhiều người khác yêu bóng đã cao thượng bị tổn thương. Theo tôi, chúng ta hãy để cho tình yêu bóng đá trong ta phát triển lành mạnh, đẹp đẽ và cao thượng. Chúng ta hãy chấm dứt sự bàn tán này đi.

Trần , TP HCM, 09:12, 24/01/2010

QK4 bị bán cho Navibank có bị "mổ xẻ" lắt nhắt như thế này không? Bóng đá chuyên nghiệp thì phải thế, bán đi bán lại là bình thường, không mua không bán mới là bất bình thường. Tất cả diễn ra đúng luật, danh chính ngôn thuận, và mọi chuyện cũng đã kết thúc khá lâu rồi. Thế thì vì sao một vài anh chị phóng viên cứ phải nỉ non thương tiếc mãi thế nhỉ?! Tôi hỏi mấy câu thế này nhé: Thanh Hóa mua Thể Công có gì khuất tất không? Nếu có thì đề nghị nêu lên. Tình cảm người hâm mộ xứ Thanh dành cho các cầu thủ TC có nồng hậu không? Không có thì hãy chỉ ra.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có tỏ rõ thiện chí và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho đội bóng mới không? Nếu không là không chỗ nào?
Bóng đá là thể thao, mà trong thể thao thì cần tôn vinh tinh thần hữu hảo chân chính.

hoàng huy trung, Bình Phước, 09:06, 24/01/2010

Đọc bài viết của tác giả và cả những ý kiến của một số bạn đọc tôi thấy họ viết bài với một tinh thần không vì bóng đá. Giả sử Thể Công chưa chuyển giao về Thanh Hóa thì Thể Công vẫn không còn là Thể Công nữa bởi vì họ cũng đã sở hữu hữu nhiều cầu thủ nước ngoài mà theo tôi một đội bóng của quân đội mà kinh doanh kiểu đó thì không được. Vì vậy, đã chuyển giao về Thanh Hóa nhưng nếu NHM nhìn nhận một cách công bằng, cầu thủ vẫn chơi nhiệt tình vì bóng đá thì có ở đâu chăng nữa thì đó vẫn là một thứ bóng đá đẹp.

Bảo Khanh, Hà Nội, 09:06, 24/01/2010

"Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???"
Thật vinh quang khi chỉ có 1 cầu thủ Thanh Hóa trong đội hình???..... Bạn Dương viết như thế này thật chẳng biết gì về bóng đá.. Bạn thử xem đội hình Asenal xem đội hình ấy có bao nhiêu cầu thủ Anh trong đội hình... ? Sao cổ động viên vẫn đông và nhiệt tình thế..? Vẫn đăng quang giải ngoại hạng trong khi đội hình không có 1 cầu thủ nào người Anh..?????

thusinh, Tân bình, TP HCM, 09:04, 24/01/2010

Đúng là "Thương nhớ Thể công", đọc xong lại chạnh lòng, giống như mới tiễn một người thân đi xa , cám ơn tác giả Anh Đức

Bao giờ còn được xem CLBQĐ - Thể công trên thánh địa Cột cờ với đám người ngồi dọc đường pit như ngày xưa

trần văn Nam, hung yen, 09:03, 24/01/2010

MU một đội bóng giàu thành tích nhất nước Anh với khoản nợ lên tới hơn 700 triệu bảng mà họ vẫn đứng vững, còn Thể Công thì sao chỉ vì chút ít tiền mà họ nỡ bán đi cả linh hồn và truyền thống lịch sử của đội bóng. Chuyên nghiệp là vậy sao hỡi những người làm bóng đá Thể Công và Việt Nam

Phạm Anh Quân, 09:00, 24/01/2010

Ôi Thể Công !!! Thời oanh liệt nay còn đâu ...

CK anh, Hanoi, 08:58, 24/01/2010

Buồn quá.

Đến cả đại gia Viettel mà cũng không (muốn) giữ Thể Công ! Đó đâu chỉ là tên gọi, là "thương hiêu" (sặc mùi "thị trường"), mà là cả một truyền thống oai hùng.

Bây giờ đem bán cho tỉnh lẻ rồi ư ?

Ngọc Dũng , TP.HCM, 08:58, 24/01/2010

Khi một đội bóng dưới sự điều hành dốt nát, và tham lam... dẫn đến thi đấu sa sút, thậm chí ngấp nghé bờ vực xuống hạng... thì việc xóa sổ thương hiệu cũ (dù cho nó có nổi tiếng) để tạo lập một thương hiệu mới, thiết nghĩ cũng là điều bình thường trong thời buổi cạnh tranh trí tuệ và tiền bạc khốc liệt này. Với tất cả tấm lòng thương nhớ Thể Công khôn xiết, mong bạn cùng tôi hãy gạt nước mắt đi, ngẩng cao đầu lên để chấp nhận như một xu thế tất yếu:
"Cái còn thì vẫn còn nguyên
Cái tan thì tưởng vững bền... vẫn tan" (TĐK).
Hy vọng Lam Sơn Thanh Hóa sẽ bay cao, bay xa trên con đường bóng đá chuyên nghiệp nước nhà.

Đoàn Minh Cường, Tx Gia Nghĩa- Đăk Nông, 08:22, 24/01/2010

Đọc bài bình luận mà lòng mình cứ như có cái gì đau trong lòng.Ôi Thể Công.......CLB mà 10 năm về trước có đến 9/11 vị trí chính thức trong đội tuyển VN với những lứa thế hệ vàng: Hồng Sơn, Việt Hoàng,Quang Hà,Như Thuần...Ngày ấy giờ còn đâu........

Đoàn Quang Kính, Hải Dương, 08:21, 24/01/2010

Tôi mong có một ngày, Thể công sẽ vùng lên. Thể công sẽ sông lại như có người nói "Trong đống do tàn, có một ngày có con phượng hoàng vùng lên"

Tô Minh Châu, Long Xuyên, An Giang, 08:02, 24/01/2010

Đọc xong bài viết này tôi cũng cảm thấy ngậm ngùi, đồng cảm với những cổ động viên - những người yêu mến Thể Công. Trong thời bóng đá chuyên nghiệp hiện nay, chắc có lẽ tiên thưởng, lương bổng đã làm mờ đi chuyện vì màu cờ sắc áo rồi. Mọi người và kể cả tôi nửa, đừng buồn hãy chấp nhận với sự thật, nỗi buồn rồi sẽ nguôi ngoai. Trong trường hợp này nếu ta là người Thanh Hóa thì sẽ thế nào ?

Nga sơn, Nga sơn- Thanh hoá, 07:53, 24/01/2010

Khi đọc bài viết của tác giả Anh Đức mới thấy được tình yêu bóng đá, tình yêu của tác giả đối với đội Thể Công một cách mù quáng. Anh đâu biết rằng khi MU bị bán cho hai ông chủ người mỹ thì MU vẫn ở nước Anh, vẫn ở thành phố Mancherter và vẫn trong lòng người hâm mộ đội bóng và làm gì có chuyện cầu thủ "bằng mặt ,không bằng lòng". Tôi thiết nghĩ các cầu thủ thể công bây giờ vẫn thế, họ rất chuyên nghiệp .

Dương, Hà Nội, 07:48, 24/01/2010

Tiếc nuối cho Thể Công, tiếc nuối cho thế hệ cầu thủ của CLB Quân Đội. Tôi chẳng hiểu tại sao Viettel lại phải chuyển giao cho Thanh Hóa? Sao không theo mô hình như T&T Hà Nội. Chán cái kiểu làm ăn trong bóng đá này.
"Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???"
Thật vinh quang khi chỉ có 1 cầu thủ Thanh Hóa trong đội hình???

dinhthuan, 07:21, 24/01/2010

Không hiểu tác giả nói gì nữa? Đành rằng cái tên Thể Công không còn, nhiều, rất nhiều người yêu mến đội bóng ấy cũng cảm thấy luyến tiếc. Nhưng không vì thế mà nói này nói nọ. Tác giả có ý gì khi viết "Phải chăng chỉ có người Thanh Hoá biết thưởng thức vinh quang Thanh Hoá???" ??? Theo ý của tác giả phải chăng chiếc siêu cúp này phải thuộc về Thể Công, Thanh Hóa chỉ là kẻ hớt tay trên? Người Thanh Hóa chúng tôi rất cần, rất quý, rất trân trọng chiếc siêu cúp mới giành được.

Nhưng cái đáng quý hơn chính là tinh thần thi đấu của các cẩu thủ, họ đã thể hiện được bản lĩnh, đã thi đấu hết mình vì tình yêu với trái bóng. Chiến thắng đó là lời chia tay ý nghĩa nhất với tên gọi Thể Công. Là món quà đầu tiên gửi tới đông đảo người hâm mộ Thanh Hóa. Xin gửi tới các anh em cẩu thủ lời chúc mừng nồng nhiệt, xin gửi lời cám ơn với các anh. Mong rằng các anh sẽ thi đấu với tinh thần của người chiến sĩ trong mùa giải tới. Chúng tôi luôn đứng sau cổ vũ các anh. Chúc các anh sức khỏe, đoàn kết, xây dựng.

chicuong, hn, 06:50, 24/01/2010

Chẳng hiểu BLD lại bán Thể công nữa ? Thể công là một tượng đài của BD VN ,niềm vui của nhiều cổ động viên chân chính mà cũng cho bán được ,để rồi cãi nhau xem dùng ngoại binh nhập tịch có ảnh hưởng đến tự hào dân tộc không? V leage bây giờ chỉ là để cho các doanh nghiệp quảng cáo thôi ,như thế khán giả thà xem BD nước ngoài còn hơn xem BDVN vừa chất lượng kém , xảy ra tiêu cực ,tổ chức thì lộn xộn .
Buồn cho những người hâm mộ THỂ CÔNG !

Ba Cải, Quê Hương, 06:38, 24/01/2010

Chỉ có Thể Công mới được đá tranh giải Siêu Cúp này!. Bây giờ Thể Công không còn. Đáng lý Thanh Hóa cũng không được đá cho dù mua nguyên đội. Thanh Hóa được đá Cúp này cũng vì tình cảm thôi; cho dù Thanh Hóa lấy Cúp đi chăng nữa, nó cũng lãng nhách chứ chẳng có chút cảm xúc gì đối với NHM. Trái lại càng làm cho người ta đau lòng và thương nhớ Thể Công hơn

Tin liên quan

Các tin khác