221
5361
Việt Nam và thế giới
vn_tg
/thegioi/vn_tg/
1237893
Kinh tế Việt Nam đang suôn sẻ trên đường?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Kinh tế Việt Nam đang suôn sẻ trên đường?
,

Một nền kinh tế phục hồi ấn tượng vẫn tiềm ẩn những khó khăn.

Đầu năm ngoái, những dự đoán về triển vọng của kinh tế Việt Nam đều có vẻ ảm đạm, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn những nước nghèo có nền kinh tế hướng vào xuất khẩu khác.

Có những quan ngại về việc thất nghiệp sẽ tăng cao và nghèo đói quay trở lại cùng nhiều vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam giờ đây lại được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm nữa.

Tín dụng rẻ và nhiều; còn giá trị trên thị trường chứng khoán đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua. Nhưng vẫn có những quan ngại về sự phục hồi ấn tượng hình chữ V có thể còn gặp phải “trắc trở".

Nhiều nhà kinh doanh đã đúng khi dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ có một đợt suy giảm sâu. Xuất khẩu giảm 14% trong 8 tháng đầu năm 2009; số gia đình thiếu ăn tăng 1/5; và giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm tới 82%. Nhưng sự suy giảm này cho thấy chỉ là sự suy giảm trong ngắn hạn. Ngân hàng Credit Suisse, một ngân hàng đầu tư của Thụy Sỹ, dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,3% trong năm nay và 8,5% trong năm 2010.

Giống như nhiều chính phủ khác, Việt Nam cũng đưa ra gói cứu trợ tài chính lớn để giải quyết tình trạng thất nghiệp cao. Trọng tâm của gói cứu trợ là chương trình hỗ trợ lãi suất trị giá 17 triệu đồng (khoảng 1 tỷ USD), và có vẻ đã phát huy tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tình trạng đóng cửa nhà máy hàng loạt.

Số tiền trong gói cứu trợ đã được “phân phối” hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà chức trách đang tranh luận về việc có nên kết thúc chương trình hỗ trợ lãi suất vào tháng 12, theo đúng kế hoạch, mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.

Các nhà kinh tế đang lo ngại rằng sự ổn định của phục hồi có được là do chi tiêu của chính phủ và tín dụng rẻ. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự đoán thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ tăng từ mức 4,1% GDP năm 2008 lên 10,3% trong năm nay.

Và việc bù đắp khoản thâm hụt này không phải là chuyện dễ dàng. Ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đang phản đối những khoản nợ chính phủ đầy rủi ro tại những thị trường đang nổi. Theo ADB, dự trữ ngoại tệ giảm từ 23 tỷ USD cuối tháng 12 xuống 17,3 tỷ USD vào cuối tháng 6. Trong tháng này, chính phủ đã vay 500 triệu USD từ ngân hàng ADB bù đắp cho khoản thâm hụt.

Có 2 điều các nhà kinh tế nước ngoài tỏ ra lo lắng nhất. Điều đầu tiên là, trừ khi chính phủ quyết tâm kiểm soát tiêu, giảm tăng trưởng tín dụng quá nóng và cắt giảm thâm hụt ngân sách, nếu không sẽ rất khó để duy trì tăng trưởng ổn định trong thời gian dài và lạm phát sẽ trở lại. Tỷ lệ lạm phát đã đạt đỉnh điểm ở mức 28% vào tháng 8 năm 2008, dẫn tới giá cả leo thang và người dân đổ xô đi mua vàng.

Thứ 2, việc tập trung vào gói cứu trợ của mình có thể sẽ làm chính phủ “sao nhãng” cải cách, điều vẫn có vẻ giậm chân tại chỗ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói, chính phủ không nên bị phân tán bởi sự phục hồi ngắn hạn, mà nên tập trung vào giải quyết những vấn đề làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Điều này có nghĩa là cần có những cải cách vi mô như mở cửa thị trường viễn thông, thị trường bán lẻ... Nhưng nó cũng có nghĩa là cần tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và rộng hơn là giải quyết vấn đề tham nhũng và nạn quan liêu. Không có những cải cách như thế, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn để vươn lên từ “vùng trũng” của thế giới từ cơ sở sản xuất thấp thành một nền kinh tế thịnh vượng hơn.

  • Đình Ngân (theo The Economist)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,