Bất cứ ai nghĩ rằng cuộc chạy đua tranh chức tổng thống của vợ sẽ khiến Bill Clinton rời xa ánh đèn sân khấu hào nhoáng thì đều hoàn toàn sai lầm.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. |
Không có gì ngăn cản được người đàn ông có cái nickname là "đứa trẻ trở lại”. Phần nào thất thế khi rời Nhà Trắng, kể từ đó Clinton đã biến mình thành một thương hiệu nổi tiếng nhất trong sự bùng nổ các hoạt động cho tiền.
Nói một cách bình dị nhất, đây là một phần ấn tượng trong sự trở lại, đối với một người đàn ông chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu với số tiền dư để đem cho. Tôi bước vào Nhà Trắng với tiền lương thấp nhất trong số các tổng thống của thế kỷ 20 và khi ra đi số nợ khoảng 10-12 triệu đô la. Gần đây thù lao phát biểu đã phụ giúp nhưng chỉ được một ít. Tài năng của ông ấy khiến mọi người gắn tên ông với tiền bạc của họ như kiểu một phiên bản hảo tâm của Donal Trump để tăng cường ảnh hưởng của nó.
So với Donal Trump, thương hiệu Clinton không phải là thị hiếu của tất cả nhưng nó đang chứng tỏ giá trị trong một thế giới nhân ái. Cái tên Clinton nổi tiếng ở khắp nước ngoài, không chỉ ở châu Phi, nơi được coi là luôn cần nhiều tấm lòng hảo tâm nhất. Nhiều người, đặc biệt là chủ doanh nghiệp thích được đặt cạnh cựu tổng thống. Có lẽ họ hi vọng rằng sức hút của những nhân vật này sẽ là tấm gương cho họ noi theo. Và rất nhiều người đã đi theo lời kêu gọi của ông.
Ảnh hưởng của thương hiệu Clinton tăng lên đáng kể bởi các hoạt động của quỹ Clinton. Có tên như vậy nhưng đây thật sự là một tổ chức phi chính phủ, không phải một tổ chức trợ cấp kiểu cổ dù vẫn có kế hoạch tăng đóng góp công ích. Điều đó đã tạo nên nấc thang mới trong chính sách cấp tiến thời kỳ hậu tổng thống do Jimmey Carter khởi xướng, mặc dù thương hiệu Carter chiếm vị trí siêu đẳng trên thị trường nếu so với sức hút rộng lớn trên thị trường của thương hiệu Clinton.
Thành lập năm 1997 để giám sát việc xây dựng thư viện tổng thống Clinton, hiện giờ quỹ này là một tổ chức toàn cầu đảm nhận cả hai lĩnh vực là chống HIV/AIDS, đói nghèo, sự thay đổi khí hậu, đồng thời giúp đỡ những nhà hảo tâm khác phát triển chương trình của riêng họ.
Cinton không tái tạo lòng hảo tâm mà ông giúp đỡ doanh nhân làm từ thiện và việc cho tiền đang trở thành xu hướng của người giàu. Ông gọi những nhà hảo tâm này là những người ghét tiền, “họ không khờ khạo, họ không muốn lãng phí tiền, họ muốn chi phí quản lý thấp và để được vậy họ đã tàn nhẫn làm điều thật hay ho.
Thành công lớn nhất từ trước tới giờ của Clinton là giảm giá thuốc chống vi-rút cho các nạn nhân bị AIDS ở những nước nghèo, trong đó có việc thương lượng mua số lượng lớn ở mức giá rẻ với các nhà sản xuất một chủng loại thuốc.
Mặc dù những người chỉ trích nói rằng sự sắp đặt này đã xảy ra trên giấy tờ trước khi ông Clinton can thiệp, nhưng ít ra ông cũng đã thúc đẩy quá trình này, đem lại lợi ích cho nhiều người. Hiện giờ ông đang cố gắng lại dùng thủ thuật này để giảm bớt sự thay đổi khí hậu bằng cách phối hợp chính quyền các thành phố lớn nhất thế giới và các nhà sản xuất nhằm đạt thỏa thuận mua rẻ một số lượng lớn sản phẩm năng lượng.
Quan hệ đối tác chiến lược là đặc trưng của thương hiệu Clinton. Trẻ em nghèo được cung cấp thuốc chống vi rút thông qua quỹ đầu tư trẻ em Chris Horn. Năm 2006, sáng kiến phát triển Clinton - Hunter thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở châu Phi đã được tiến hành với 100 triệu đôla của ông Tom Hunter, một tỷ phú người Anh.
Trong năm nay là sáng kiến tăng trưởng bền vững Clinton Giustra nhằm tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng khai mỏ gồm 100 triệu đôla của Giustra, một người có vai vế trong ngành khai mỏ cộng với một số tương ứng của Lukas Lundin và Calos Slim người Mexico. Ông Clinton nói: "Đây là một nỗ lực lên đến hàng tỷ đô la, 24 công ty khai mỏ khác cũng đang muốn đóng góp, vì thế mà trong thời gian ngắn chúng ta có được số tiền rất lớn”.
Hội những người của CGI, một kiểu như Oscar từ thiện được tiến hành năm 2005 chính là nơi ông Clinton thuyết giảng về sự hảo tâm. Ông cho rằng sự bùng nổ hiện nay mới chỉ là bước đầu. Hội CGI có 1000 người tham gia, 65% doanh nghiệp sẽ phải cam kết sẽ làm việc tốt đồng thời phải hoàn tiến hành và cho thấy sự tiến bộ nếu bị mời về. Ông nói rằng hầu hết đều giữ lời cam kết, mặc dù rất khó bảo đảm khi mà không nêu tên, cũng không có sự xấu hổ. Ông còn nói rằng năm ngoái có 14 người không được phép quay lại.
Ai được lợi?
Một khía cạnh gây tranh cái trong hội CGI là có quá nhiều lời cam kết, từ trước tới giờ phải đến 600 với số tiền khoảng 10 tỷ đô la và điều này đang thúc đẩy lợi nhuận của các công ty liên quan ví dụ như Wal-Mart. Trong một cuốn sách gần đây có tựa đề “Chủ nghĩa siêu tư bản” của mình, ông Robert Riche, thư ký công đoàn của Clinton đã phản lại người chủ cũ của mình bằng việc ca tụng các công ty hoạt động vì lợi ích riêng cho chính họ.
Ông Clinton thừa nhận rằng vấn đề này đặt ra những câu hỏi nan giải nhưng ông cũng nêu bật những lời cam kết vì lợi ích nếu chúng đem lại điều tốt cho cộng đồng. Ông cũng khẳng định rằng nếu Wal-Mart thực sự bán 100 triệu bóng đèn huỳnh quang và người ta mua chúng, lắp và sử dụng thì sẽ có lượng CO2 tương đương với 700.000 chiếc xe hơi xả ra đường.
Clinton khẳng định ông sẽ tiếp tục các công việc từ thiện ngay cả khi trở thành đệ nhất phu quân và dù một số thứ sẽ thay đổi. Về cá nhân, ông sẽ minh bạch hơn. “Bây giờ chúng ta không thể cho biết các nhà tài trợ, ví dụ như Hillary trở thành tổng thống, tôi nghĩ sẽ có những câu hỏi là liệu người ta có cố gắng để nhận ưu đãi từ bà ấy bằng việc đưa tiền cho tôi”. “Bạn biết đấy, điều đó sẽ không xảy ra, và tôi nghĩ họ sẽ không làm thế”. Chưa hết, vẫn còn những câu hỏi logic khác. Nhưng trong bối cảnh thương hiệu riêng của Clinton đầy uy lực thì sự minh bạch đó là cái giá đáng trả.
- Thuỳ Vy (theo Economitst)