Người đàn ông nằm trong tâm điểm cuộc căng thẳng ngày càng leo thang giữa Iran với EU và châu Âu không ai khác chính là Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei. Ông và cơ quan của mình đã vinh dự nhận giải Nobel hoà bình năm ngoái, nhưng giờ đang bị búa rìu vì thao túng Iran về vấn đề hạt nhân.
Tổng Giám đốc IAEA ElBaradei. |
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi Iran dỡ niêm phong các cơ sở nghiên cứu hạt nhân hồi tuần trước, tại trụ sở IAEA tại Vienna ông ElBaradei đã có cuộc trả lời thẳng thắn với tạp chí NEWSWEEK về sự thất vọng đối với Tehran và những ý tưởng tránh leo thang căng thẳng hiện nay.
Ông vừa nói ông đang mất kiên nhẫn với Iran. Điều đó có nghĩa gì vậy?
Trong vòng 3 năm qua, chúng tôi đã tích cực làm nhiệm vụ thanh sát tại Iran, và ngay cả sau 3 năm đó, tôi vẫn chưa thể đưa ra phán quyết gì về bản chất hoà bình của chương trình hạt nhân. Chúng tôi cần khẳng định thêm thông qua việc tiếp cận các tài liệu, cá nhân và khu vực, những noi chúng tôi đã thấy những gì chúng tôi có thể thấy và không có gì đáng nghi, nếu bạn muốn, về chương trình hạt nhân.
Tại một nơi có tên Lavizan, các cơ sở đã bị phía Iran ủi phẳng trước khi ông tới, và ông không được phép tiến hành các cuộc kiểm tra tại khu vực này?
Trong cuộc xung đột dai dẳng giữa Iran và phương Tây, nỗ lực ngoại giao dường như đang đi đến chỗ thất bại, nhưng vẫn chưa quá muộn. |
Rõ ràng, chúng tôi cần phải lấy mẫu môi trường từ một vài trong số các thiết bị từng được sử dụng tại Lavizan. Chúng tôi cần phỏng vấn một vài người có liên quan tới Lavizan. Chúng tôi cũng có một vài thông tin về sự cải tiến tên lửa có quan hệ với chương trình hạt nhân. Do đó, chúng tôi cần làm rõ tất cả những điều trên. Nó phải rất cụ thể. Họ biết những gì chúng tôi muốn làm, và họ phải đi và làm điều đó. Ngay bây giờ tôi nói rõ rằng, tôi không thể gia thêm hạn chót là 6/3 được.
Dường như người Iran không quan tâm đến những gì ông nghĩ?
Vâng, họ có thể không quan tâm. Nhưng nếu tôi nói rằng tôi không thể khẳng định bản chất hoà bình của chương trình đó sau 3 năm làm việc cật lực, đó là một kết luận gây chấn động, theo tôi nghĩ, cho cả thế giới.
Ông có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có một chương trình vũ khí hạt nhân hoàn toàn riêng biệt của Iran?
Không, chúng tôi không có. Nhưng tôi không loại trừ khả năng này.
Nhưng vẫn còn một vấn đề khác. Ngay cả khi chương trình nghiên cứu hạt nhân đã tuyên bố là tất cả những gì Iran đang làm, không có một cái gì trong Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) để có thể ngăn Iran làm giàu uranium—một hoạt động mà Iran tuyên bố đó là quyền của họ. Họ có thể sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho riêng mình, hay nhiên liệu chế tạo bom, và sau đó nói với ông rằng, ''Chúng tôi rút khỏi hiệp ước''.
Chăc chắn. Và nếu họ có nhiên liệu hạt nhân và song song với nó họ đang tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân, họ thực sự không còn ở xa vũ khí hạt nhân là mấy, có khi chỉ vài tháng. Chúng tôi cần xem xét lại bản hiệp uớc, bởi những hạn chế về khía cạnh an ninh là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đặc biệt về vấn đề Iran, ban điều hành tuyên bố "Theo hiệp ước, anh có quyền làm giàu uranium, nhưng bởi vì thiếu lòng tin vào chương trình của anh và bởi vì IAEA chưa cấp cho anh một bệnh án sạch, nên anh chưa được phép thực hiện cái quyền đó. Anh phải trải qua thời gian thử thách, để xây dựng lòng tin, trước khi anh có thể thực hiện đầy đủ quyền của mình''.
Đó là cơ sở của các cuộc đàm phán giữa EU, Nga với Iran. Tuy nhiên, đàm phán đã thất bại và căng thẳng đang leo thang. Nhiều khả năng sẽ có một cuộc họp khẩn cấp trong Ban điều hành IAEA trong hai tuần tới. Washington và giờ đây là EU kêu gọi đưa vấn đề lên Hội đồng bảo an LHQ?
Tôi phải nói với bạn rằng, không ai muốn lên Hội đồng bảo an - nếu họ có thể tránh được điều đó...nhưng nếu có đưa lên Hội đồng bảo an, đó cũng sẽ là một biện pháp đã được cân nhắc kỹ. Nếu người Iran muốn đi theo con đường đối đầu, mọi người đều bị phương hại, chẳng còn câu hỏi nào về điều đó nữa. Nhưng theo quan điểm của tôi, họ sẽ bị tổn hại hơn, bởi vì bên kia là cả một cộng đồng quốc tế đoàn kết hơn.
Iran đã đóng vai trò quan sát một bản nghị định thư, nhưng vẫn chưa thực sự đặt bút ký. Nghị định thư này cho phép các thanh sát viên tham quan các điểm tình nghi. Giờ đây, Tehran đe doạ ngừng.
Tất nhiên, điều đó càng khiến tình hình căng thẳng thêm. Nó cũng sẽ phản công lại Iran bởi vì ít nhất chúng ta nhìn thấy nguy cơ hiện tại rõ ràng. Nếu không có bất kỳ sự thánh sát nào, mọi người sẽ tha hồ tưởng tượng những gì họ muốn về các hoạt động của Iran, và điều đó gây hại cho Iran.
Ông nói về ''Xây dựng lòng tin'', nhưng ít ra kể từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad lên nắm quyền hồi tháng 6 năm ngoái, các hoạt động của Iran hầu như toàn là phá vỡ lòng tin?
Điều này rất bức xúc bởi vì mọi người đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng lòng tin. Đó là một quá trình chậm chạp. Bạn có thể sụp đổ ngay trong một đêm. Một lần nữa, tôi hy vọng các nhà chức trách Iran sẽ hiểu rằng, nếu họ để mất lòng tin, thì xây dựng lại nó sẽ trở nên rất phực tạp trong tương lai. Điều đó rất bức xúc. Nhưng nếu bạn có nhiệm vụ giống như tôi, bạn sẽ phải rất bình tĩnh.
Điều gì xảy ra nếu Iran đang cố mua thời gian để chế tạo bom?
Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra trong một vài tuần tới. Ngoại giao không chỉ là nói. Ngoại giao phải được hỗ trợ bởi áp lực, và trong những trường hợp cuối cùng, bằng cả vũ lực. Chúng ta có các quy định. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể đã giữ những quy định đó thông qua việc nhận thức thấy sự sai trái. Nếu không, bạn sẽ áp đặt những hình phạt. Tất nhiên, đó là giải pháp cuối cùng, nhưng đôi khi bạn phải làm điều đó.
Ông giận dữ?
Không, tôi không giận, nhưng tôi muốn đảm bảo chắc chắn quá trình này sẽ không bị lạm dụng. Đó là một sự khác biệt. Tôi vẫn muốn có thể tránh sự leo thang, nhưng đồng thời tôi cũng không muốn cơ quan mình bị lừa dối; Tôi không muốn quá trình này bị lạm dụng. Tôi nghĩ điều đó đã rõ ràng. Tôi có trách nhiệm, và tôi muốn hoàn thành nó với ý thức tốt nhất có thể.
-
Trần Kiên (gt)