221
5362
Nhân vật và đối thoại
nhanvat
/thegioi/nhanvat/
752199
Ariel Sharon - Vị chỉ huy không khoan nhượng
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Ariel Sharon - Vị chỉ huy không khoan nhượng
,

Ariel Sharon là người có "bộ da dày" và rất tự hào về điều đó. Ông không quan tâm ai yêu hay ghét mình, dù họ là người Do Thái hay người Ảrập.

Soạn: AM 670107 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân Palestine theo dõi tin tức về sức khỏe của Thủ tướng Ariel Sharon. Hiện ông đang hôn mê sâu tại bệnh viện Hadassah-Ein Kerem ở Jerusalem.

Mục đích duy nhất trong đời vị cựu binh và nhà chính trị kỳ cựu này đảm bảo an ninh trọn vẹn cho Israel. Ông mong muốn gìn giữ từng tấc đất và các quyền chính trị của người Do Thái trong khi lại có ý định chỉ trao cho người Palestine rất tối thiểu cả hai thứ này.

Nhiệm vụ của Ariel Sharon - cái mà kẻ thù của ông gọi là nỗi ám ảnh nham hiểm - là chiến đấu vì an ninh của Israel.

Viên chỉ huy không nhượng bộ

Sharon sinh ở Palestine năm 1928. Thời đó, vùng đất này do Anh cai quản. Khi còn trẻ, ông tham gia tổ chức quân sự bí mật Haganah và tham chiến trong chiến tranh Do Thái - Ảrập năm 1948-49 sau khi thành lập nhà nước Do Thái.

Trong những năm 1950, ông đã chỉ huy nhiều hoạt động quân sự mang tính trừng phạt. Trong số này có một vụ việc năm 1953, san phẳng 50 ngôi nhà ở làng Qibya và giết chết 69 thường dân Palestine. Một vụ tấn công khác năm 1955 theo lệnh của Sharon đã cướp đi mạng sống của 38 binh sĩ Ai Cập ở Dải Gaza.

Sharon được thăng chức Thiếu tướng và chỉ huy một sư đoàn trong Cuộc chiến Sáu Ngày hồi tháng 6/1967, trong đó Israel chiếm Đông Jerusalem, Bờ Tây và Dải Gaza.

Các biện pháp chiếm đóng khắc nghiệt mà Sharon áp dụng ở đó đã làm cho người Palestine "nếm mùi đầu tiên" của một người đàn ông mà dần về sau họ coi là kẻ thù tàn bạo.

Thảm họa Lebanon

Soạn: AM 670109 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sharon bước vào chính trường từ một người lính chiến đấu ngoài mặt trận.

Sharon đầu tiên được bầu vào Knesset năm 1973 song từ chức 1 năm sau đó để giữ vai trò cố vấn an ninh cho Thủ tướng Yitzhak Rabin. Năm 1977, ông tái cử vào Quốc hội Israel.

Sharon là người chủ trì cuộc xâm lược tàn khốc của Israel vào Lebanon năm 1982. Với vai trò là Bộ trưởng Quốc phòng và không cần báo cáo rõ ràng với Thủ tướng Menachem Begin, Sharon cử quân đội tới Beirut.

Cuộc tấn công này đã chấm dứt hoạt động của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của Yasser Arafat tại Lebanon khiến PLO không còn căn cứ để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến cuộc thảm sát hàng trăm người Palestine do các tay súng Cơ đốc giáo ở Lebanon gây ra trong hai trại tị nạn tại Beirut dưới sự điều khiển của Israel.

Sau sự kiện ấy, Sharon bị buộc phải rời khỏi chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 1983 sau khi tòa án tuyên ông phải chịu trách nhiệm gián tiếp.

Trở lại chính trường

Soạn: AM 670113 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Mỹ Bush: "Sharon là con người của hòa bình".

Đối với hầu hết các chính trị gia thì bản cáo trạng trên có nghĩa là dấu chấm hết cho một sự nghiệp chính trị. Nhưng với Sharon lại khác. Ông vẫn là một người rất nổi tiếng trong phe hữu Israel và ông cảm thấy nếu cứ tiếp tục, ông lại sẽ có một cơ hội nữa.

Với vai trò là Bộ trưởng Nhà đất đầu những năm 1990, Sharon chủ trì kế hoạch xây dựng lớn chưa từng có trong các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Gaza kể từ khi Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ này năm 1967.

Sau khi liên minh cánh hữu của Binyamin Netanyahu lên nắm quyền năm 1996, tân Thủ tướng của Israel đã nhượng bộ trước áp lực phải đưa vị cựu tướng vào Nội các. Khi chỉ định Sharon giữ chức Ngoại trưởng năm 1998, ông Netanyahu tuyên bố cựu binh này là người thích hợp nhất cho công việc.

Sharon tiếp tục trở thành nhà lãnh đạo đảng Likud sau khi Netanyahu thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1999.

Sau khi các hòa đàm ở Trại David năm 2000 đổ vỡ, Sharon tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng chống lại Thủ tướng Ehud Barak, miêu tả ông này là một kẻ tiếm quyền sẵn sàng đổi Jerusalem lấy thỏa thuận hòa bình.

Thời đại mới, đảng mới

Chuyến thăm gây tranh cãi năm 2000 của Sharon tới khu thánh đường al-Aqsa ở đông Jerusalem, vốn cũng là khu linh thiêng đối với người Do Thái, là một trong những sự kiện làm dấy lên phong trào intifada (nổi dậy) thứ hai của người Palestine.

Soạn: AM 670115 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ariel Sharon, nhà lãnh đạo không khoan nhượng.

Giới chỉ trích cho rằng ông Sharon biết chắc chuyến thăm sẽ kích động bạo lực và đặt cược sự ủng hộ của công chúng Israel vào một nhà lãnh đạo không khoan nhượng như ông, người sẽ biết cách giải quyết vấn đề một cách cứng rắn.

Ngày 6/2/2001, ông giành một chiến thắng áp đảo, lên giữ chức Thủ tướng Israel với cam kết mang lại "an ninh và hòa bình thực sự" cho người Do Thái.

Tiếp theo hàng loạt các vụ đánh bom và tấn công tự sát của các tay súng Palestine ở Israel những năm 1990 và sau này, ông Sharon quyết định củng cố an ninh cho người dân Do Thái bằng cách xây hàng rào an ninh ở Bờ Tây, một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, dù vấp phải phải sự phản đối gay gắt từ bên trong Israel, Sharon vẫn cho di dời người định cư và quân đội bảo vệ họ ra khỏi Dải Gaza và 4 khu định cư Do Thái ở bắc Bờ Tây.

Khi mối bất đồng trong nội bộ đảng Likud về kế hoạch di dời khỏi Gaza lên tới đỉnh điểm, Sharon cùng nhiều đồng minh quyết định rời Likud để thành lập một đảng mới mang tên Kadima. Đảng này được nhiều người xem là phương tiện của Sharon, tập trung nhiều chính trị gia dưới ảnh hưởng từ nhà lãnh đạo kỳ cựu.

  • Thanh Hảo (Tổng hợp)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,