221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1231268
Hải quân Trung Quốc "mềm" hay "cứng"?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Hải quân Trung Quốc 'mềm' hay 'cứng'?
,

Liệu có một động cơ ngầm trong cuộc viễn chinh chống cướp biển Somali ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc, một thứ quyền lực "mềm" mong manh?

Lực lượng hải quân Trung Quốc. (Ảnh: armybase)

Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận hồi cuối năm ngoái khi họ công bố rằng Hải quân thuộc Quân đội giải phóng nhân dân (PLAN) nước này sẽ bắt đầu thanh sát vịnh Aden để truy quét cướp biển Somali. Hai tàu khu trục của PLAN và một tàu chiến đấu hậu cần đã tới ngoài khơi vùng Sừng châu Phi tháng 1 vừa rồi. Các tư lệnh Trung Quốc đã phối hợp nhịp nhàng với lực lượng chống cướp biển của các châu lục khác như Mỹ hay EU. Tuy nhiên, những người nghi ngờ lại nhìn thấy một động cơ ngầm trong cuộc viễn chinh của Trung Quốc.

Một sức mạnh không cần phải lo ngại?

Người phát ngôn Trung Quốc đưa ra một loạt lý do cho việc triển khai quân ở Ấn Độ Dương của họ. Giám đốc Cục Hải quân, Ma Luping, nói với phóng viên rằng mục tiêu chính của việc này là bảo vệ những đội tàu buôn của Trung Quốc, cũng như tàu cung cấp hàng hóa tới châu Phi của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc LHQ. Xiao Xinnian, Phó Tham mưu trưởng PLAN  nói rằng những tàu chiến đấu này sẽ giúp Trung Quốc thể hiện được “quan điểm tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế”, tạo ra “hình ảnh của một cường quốc có trách nhiệm” và thể hiện khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc tăng cường “hòa bình và ổn định thế giới” trong khi vẫn “giải quyết các mối đe dọa về an ninh và hoàn thành những trọng trách quân sự đa dạng” (theo Tân Hoa Xã, ngày 23/12/2008).

Bắc Kinh muốn chứng tỏ rằng họ là một người bảo vệ đáng tin cậy đối với trật tự hàng hải toàn cầu. Đã có lúc các nhà chiến lược Trung Quốc tranh luận rằng “các hoạt động quân sự phi chiến tranh” có thể giúp đối phó với những nguy hiểm an ninh phi truyền thống như cướp biển. Các nhà phân tích cho rằng giải quyết những thách thức như vậy không chỉ thể hiện trách nhiệm là một cường quốc đang nổi lên của Trung Quốc mà còn giúp họ chứng minh “sức mạnh mềm”, khiến cho Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các quốc gia châu Á khác. Chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc dường như dựa trên giả thuyết rằng một quốc gia có thể lấy được thiện chí quốc tế bằng cách cung cấp “những hàng hóa công quốc tế” như an ninh hàng hải, một lĩnh vực mà tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi. 90% đơn hàng của thương mại thế giới được vận chuyển bằng tàu biển.

Việc PLAN tuần tra vịnh Aden, được các lãnh đạo Trung Quốc nhắc đến một cách không ầm ĩ. Trọng tâm trong chính sách hàng hải của Trung Quốc chính là tạo nên một hình ảnh Trung Quốc giống như một cường quốc hàng hải rộng lượng, một sức mạnh mà các nước châu Á không cần phải lo ngại khi Trung Quốc xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu. Tuy nhiên, thực tế lại chủ quan và phức tạp hơn nhiều. Một chiến thuật ngoại giao tốt hiếm khi dẫn tới một tiến trình lịch sử tốt.

Các quan chức và học giả có ảnh hưởng của Trung Quốc nghĩ rằng thuật ngữ quyền lực mềm sẽ làm tăng thêm sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc. Tại Đại hội Đảng lần thứ 17 của Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói: “Văn hóa đang ngày càng trở nên một nguồn liên kết và sáng tạo quốc gia quan trọng và là một nhân tố chủ chốt trong cuộc cạnh tranh về sức mạnh tổng thể của quốc gia”. Học giả Shen Dingli, thuộc Trường Đại học Fudan khẳng định, “các quốc gia trong khu vực đều đón nhận chính sách ngoại giao hài hòa của Trung Quốc”.

Theo học giả Shen, Trung Quốc có thể tận dụng một số nguồn dự trữ về quyền lực mềm. Các lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói về chuyến vượt biển ở Đông Nam và Nam Á của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) dưới triều Minh như một bằng chứng cho thấy không có mối họa nào từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chuyến vượt Ấn độ Dương đầu tiên được coi như tiêu chí cho những động thái của Trung Quốc tại các vùng biển ngày nay, như thứ trưởng bộ thông tin Trung Quốc Xu Zuyuan nói: chuyến đi của Trịnh Hòa ở Ấn Độ Dương chứng tỏ “một sự trỗi dậy hòa bình là một kết quả tất yếu của sự phát triển của lịch sử Trung Quốc (Tân Hoa Xã ngày 7/7/2004).

Việc các nước châu Á có chấp nhận phiên bản lịch sử này của Trung Quốc hay không sẽ quyết định sự hiệu quả của quyền lực hải quân mềm của Trung Quốc.

Cạm bẫy ngọt ngào

Tàu chiến của Trung Quốc

Tuy nhiên, dù rất ngưỡng mộ quyền lực mềm, học giả của trường Havard Joseph Nye cảnh báo rằng cách tiếp cận có vẻ tử tế và hiền lành thường có những cạm bẫy nếu nó đi quá giới hạn. Hàng hóa công quốc tế có thể trở thành lời bào chữa tốt cho những chính sách can thiệp trong khi “những thứ bạn thấy tốt thì người khác có thể thấy là xấu”.

Các sử gia nhìn nhận chuyến đi của Trịnh Hòa có gì đó hơn là một hành vi thiện chí. Theo sử gia Edward Dreyer, chỉ riêng quy mô, độ tinh vi và sức chiến đấu của những chiến hạm nhà Minh cũng đã chuyển đi một bức thông điệp tới các nước ở Ấn Độ Dương và biển Đông rằng việc sử dụng quân sự là không cần thiết nếu muốn áp đặt ý chí chính trị của các hoàng đế Trung Hoa.

Nếu thực tế chuyến đi của Trịnh Hòa là những cuộc biểu dương sức mạnh thì cũng dễ hiểu tại sao các nhà quan sát châu Á đọc được những ý nghĩa lẩn khuất đằng sau việc triển khai chống cướp biển của PLAN hơn là chấp đó như một hành động bình thường của một quốc gia ôn hòa. Nhiều nhà bình luận Ấn Độ đã coi hoạt động chống cướp biển của Trung Quốc như là bước đầu tiên để tiến tới có được sự hiện diện hải quân vĩnh viễn ở Ấn Độ Dương.

Đối với Ấn Độ, kỹ năng và sức mạnh của hải quân Trung Quốc báo trước một sự rắc rối trong tương lai, một sự rắc rối có thể buộc Ấn Độ không chỉ phải củng cố quốc phòng ở Ấn Độ Dương mà còn phải tạo sức mạnh ở Thái Bình Dương, đáp trả lại việc Trung Quốc triển khai quân ở tiểu lục địa này. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tập trận Malabar vào năm nay lại diễn ra không phải ở bờ biển Malabar của Ấn độ mà ở bờ biển của Nhật Bản và Okinawa, với sự tham dự của các chiến hạm Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Những lo ngại này không chỉ giới hạn ở Ấn Độ Dương. Tính hiệu quả của việc tạo ra hình ảnh ôn hòa của Trung Quốc ở biển Đông vẫn còn là một câu hỏi mở.

Những câu hỏi treo

Cần phải giám sát ba vấn đề gắn chặt với quyền lực mềm. Trường hợp Trung Quốc tiến hành chống cướp biển là một ví dụ thử nghiệm cho cách tiếp cận ngoại giao kiểu này.

Trước tiên, quyền lực mềm sẽ dẫn đến kết quả cứng trong chừng mực nào? Quyền lực mềm dường như cho rằng các quốc gia sẽ phải gạt sang bên lợi ích của mình nếu muốn cung cấp đủ các hàng hóa công quốc tế hoặc nếu một quốc gia tiến hành quyền lực mềm đề nghị họ làm như vậy.

Bắc Kinh hiểu rõ rằng các nhà lãnh đạo châu Á phản ứng một cách lịch sự về câu chuyện của Trịnh Hòa nhưng vẫn tránh xa cuộc phiêu lưu này. Quyền lực có thể làm giảm mối e ngại về hành động của một quốc gia nhưng không thể đưa lại những hành động tích cực. Đứng xem các cường quốc làm việc gì đó thì rất dễ, nhưng tốn người hao của trên danh nghĩa của người khác thì sẽ rất khó khăn và nguy hiểm về chính trị.

Thứ hai, liệu có chuyện một quốc gia nào nhận được sự yêu mến của khắp toàn cầu? Học giả thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại Walter Russell Mead cho rằng không. Những bằng chứng ở Ấn Độ Dương và Biển Đông củng cố quan điểm của Mead. Chính sách “ngoại giao mỉm cười” của Trung Quốc vấp phải cả sự nhiệt tình và thờ ơ, thậm chí là không tin tưởng như ở Ấn Độ.

Thứ ba, làm thế nào mà một quốc gia có thể duy trì quyền lực mềm khi họ bắt đầu sử dụng sức mạnh cứng? Dù cho Bắc Kinh có kể câu chuyện vượt biển của họ như thế nào đi nữa, nếu họ bắt đầu triển khai sức mạnh hải quân của mình theo một khía cạnh mới, hình ảnh ôn hòa của Trung Quốc sẽ bị thử thách. Và quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ bị phá huỷ nếu Bắc Kinh hành động vì lợi ích của riêng mình.  

Khi đó, nền văn minh rất hấp dẫn của Trung Quốc không thể đảm bảo được những thành công về ngoại giao và quân sự. Nếu Bắc Kinh, hay bất kể quốc gia nào khác, coi quyền lực mềm như một thứ bùa tung ra trước mọi thách thức, niềm hy vọng của họ sẽ sớm trở nên vô nghĩa.

  • Hạnh Khuê (Theo Jamestown)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,