221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
955890
Kỳ I: Khát vọng thống nhất trên vùng DMZ
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Kỳ I: Khát vọng thống nhất trên vùng DMZ
,

(VietNamNet) - Hình ảnh quen thuộc trên bất kỳ vùng phi quân sự nào ở bất kỳ đâu chỉ là hàng rào dây thép gai, bãi mìn và sự xuất hiện dày đặc của binh sĩ hai phía.

Tuy nhiên, ở vùng DMZ cách Thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng hơn một giờ xe, vẫn nằm dọc theo vĩ tuyến 38 đó, vẫn còn hàng rào dây thép gai, vẫn sự hiện diện của binh sĩ, nhưng giờ đây đã dày đặc những dấu hiệu thể hiện khát vọng thống nhất.

Cây cầu tự do

 

cau2
Cây cầu tự do vẫn bị chặn giữa.

Chiếc cầu sắt bắc qua sông chạy dọc DMZ mang tên cây cầu tự do. Nơi đây, 12.773 người bị giam giữ được trở về nhà trong ngày đầu thực hiện chương trình trao đổi tù nhân sau thoả thuận đình chiến cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên năm 1953. Dù cho chiếc cầu cũ kỹ, đơn giản này không mang giá trị kiến trúc, nhưng nó tải nặng giá trị lịch sử.

 

cau1

Người dân Hàn Quốc để lại những ước nguyện của mình.

cau3

Cầu mong gặp lại người thân bên kia hàng rào dây thép gai.

Chiếc cầu tự do bị chặn ngang bởi chằng chịt hàng rào dây thép gai. Sau khi hoàn thành chương trình trao đổi tù nhân. Chiếc cầu trên đã bị chặn lại. Trên chiếc cầu đó, người dân Hàn Quốc treo lên những khát vọng của mình, được thống nhất, được thông cầu và đặc biệt được gặp lại người thân ở bên kia hàng rào.

Những viên đá mang khát vọng hoà bình

 

da1
Những hòn đá từ mọi mặt trận

Cách cây cầu Tự do không xa là một bức tường hoà bình, trên đó gắn những viên đá được thu thập từ những trận địa trên khắp thế giới, những nơi từng chứng kiến sự mất mát, đau khổ của chiến tranh.

 

da2
Một du khách người Ấn Độ.

Trên bức tường đó, Lim Chang - Yuel, Tỉnh trưởng tỉnh Kyonggi, đề lại ước nguyện rằng: ’’Tôi ước rằng, quy tụ lại những hòn đá từ 86 trận địa trên khắp 64 quốc gia sẽ tạo nên một tảng đá lót đường cho tiến trình hoà giải Triều Tiên và đánh dấu bước khởi đầu cho một thế kỷ hoà bình, hoà hợp cho nhân loại’’.

Thống nhất trái đất

 

dat1
’’Cùng nhau hàn gắn thế giới’’

Ngay bãi gửi xe để vào khu vực đường hầm số 3, mọi người rất dễ bị lôi cuốn bởi một tác phẩm mang tên ’’Thống nhất trái đất’’.

’’Tác phẩm này thể hiện niềm hy vọng của mọi người về hoà bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên... Hai nửa quả cầu bị chia cắt thể hiện những tàn dư của chiến tranh lạnh - một bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Những tượng người xung quanh đang cố gắng cùng nhau thống nhất lại bán đảo này’’, đó là đề tựa trên biển giới thiệu về tác phẩm.

 

dat2
 
dat3
 

Hầu hết các du khách tới khu vực này đều chung tay ’’lắp lại’’ địa cầu với mong muốn góp sức giúp thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều Tiên.

Tuyến đường sắt hoà giải

 

sat1
Chiếc cầu thông tuyến đường sắt Nam - Bắc

Ngay trong vùng DMZ này, giờ đây mọi người dễ cuốn hút bởi một công trình hiện đại. Có lẽ, nếu như ở đô thị lớn, nó cũng chẳng có gì đặc biệt so với vô số các công trình khác. Tuy nhiên, đây là DMZ và công trình đó - nhà ga Dorasan - phải mất nửa thế kỷ đàm phán, hai miền Nam - Bắc Triều mới thống nhất thông tuyến đường sắt liên Triều. Và, nhà ga đó ra đời.

 

sat

Tổng thống Mỹ Bush và cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung thăm nhà ga Dorasan. (Ảnh chụp lại)

Từ nhà ga này, một chuyến tàu đặc biệt đã vượt sông Imjin vào ngày 12/2/2002 sang đất CHDCND Triều Tiên sau 52 năm ngừng hoạt động.

Đặc biệt, nhà ga Dorasan đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi Tổng thống Bush và cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung tới thăm vào ngày 20/02/2002.

Phát biểu trong chuyến thăm, ông Bush phát biểu: ’’Cầu mong tuyến đường sắt này đoàn tụ các gia đình Triều Tiên’’.

Trước đó, vào ngày 18/09/2000, tại lễ khởi công tuyến đường sắt này, Tổng thống Hàn Quốc lúc đó, Kim Dae Jung, đã nhấn mạnh: ’’Một kỷ nguyên hoà bình, thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên’’.

 

sat3

Nhà ga hiện đại

sat4

Rất nhiều người đã tài trợ cho công trình ga Dorasan với hy vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Vào ngày 17/05/2007, tuyến đường sắt Gyeongui hoàn thành. Nhiều nhân vật nổi tiếng, các chính trị gia và thậm chí người lái chuyến tàu cuối cùng vượt biên giới hai nước năm 1951 cũng có mặt trên hai đoàn tàu, một xuất phát từ CHDCND Triều Tiên và một từ Hàn Quốc. Mỗi tàu sẽ thực hiện hành trình khoảng 25km, đi qua biên giới cuối cùng thời Chiến tranh lạnh.

’’Chính phủ Hàn Quốc cũng như người dân nước này luôn mong mỏi những dấu hiệu nhân nhượng lẫn nhau’’, Brian Myers, phó giáo sư chuyên về quan hệ quốc tế tại trường đại học Dongseo cho hay.

Vào ngày trọng đại đó, cả người Hàn Quốc lẫn người CHDCND Triều Tiên cùng nhau đi trên hai chuyến tàu chở khách, mỗi tàu chở 150 người, chạy trên đoạn đường sắt do Hàn Quốc xây dựng.

Và, nhà ga Dorasan chính là nơi chuyển tiếp hành khách, hàng hoá giữa CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga. Giờ đây dù vẫn là biểu tượng của sự chia cắt nhưng nhà ga này sẽ là ’’cổng’’ trao đổi giữa miền Bắc và miền Nam Triều Tiên.

Edward Ahn (22 tuổi), một người Mỹ gốc Hàn cho biết: ’’Nhà ga Dorasan là biểu tượng tương lai của Nam - Bắc Triều Tiên. Hy vọng, tuyến đường sẽ nối liền hai đất nước thành một dải’’. 

Chùm ảnh người Nam Hàn ’’trông’’ về phương Bắc:

 

trong5

Từng đoàn người Hàn Quốc tới ga Dorasan làm thủ tục hải quan để thăm CHDCND Triều Tiên.

 

trong1

Trên lãnh thổ Hàn Quốc, người dân lên tháp ’’trông’’ về phía CHDCND Triều Tiên.

trong2

Mỗi dịp cuối tuần, người dân Hàn Quốc lại đổ về vùng DMZ.

trong3

Dùng ống nhòm ngắm làng mạc CHDCND Triều Tiên.

trong4

Ga Dorasan là ga đầu tiên thông tuyến Nam - Bắc Triều, nhưng không phải là ga cuối cùng.

  • Trần Kiên

Kỳ II: Ánh dương trên đỉnh Kim Cương

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,