221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
928296
Di sản của Tony Blair và bàn tay lịch sử
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Di sản của Tony Blair và bàn tay lịch sử
,

Một nhân vật có ảnh hưởng trên chính trường thế giới sẽ sớm từ chức Thủ tướng Anh sau 10 năm cầm quyền. Khi Công đảng tự hỏi "Giờ làm gì đây?", giới phân tích nhìn vào di sản của nhà lãnh đạo nổi tiếng này và 10 năm cầm quyền của ông có ý nghĩa gì đối với đất nước mà ông đã lãnh đạo cũng như với cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Anh Tony Blair
Thủ tướng Anh Tony Blair.

Cách đây 10 năm, ông Tony Blair lần đầu tiên đã được nhân dân Anh bầu chọn để lãnh đạo họ với tư cách là Thủ tướng (ông Blair đã tái đắc cử năm 2001 và 2005). Đó cũng là lần đầu tiên Công đảng giành thắng lợi trong ba cuộc bầu cử, làm cho ông Blair trở thành Thủ tướng Công đảng cầm quyền lâu nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, cử tri bầu ông Blair không phải để kiểm soát chính trường thế giới, để can thiệp vào tình hình chính trị phức tạp ở Balkans hay để đặt đất nước ông ở cùng phía với những nước phạm sai lầm lớn nhất trong các quan hệ quốc tế - tấn công bất hợp pháp Iraq. Ở mức độ nào đó, liệu chính sách đối ngoại của vị thủ tướng này có làm lu mờ di sản của ông hay không? Và bàn tay lịch sử sẽ thế nào trên đôi vai ông?

Đối nội

Tony Blair

Để đánh giá Tony Blair công bằng, dường như hoàn toàn lô-gíc để so sánh nước Anh năm 1997, sau 18 năm nằm dưới sự lãnh đạo của bà Margaret Thatcher, với nước Anh năm 2007. Chính sách tiền tệ thắt chặt trong 18 năm đó đã làm lung lay cấu trúc xã hội Anh: các bệnh viện không có đủ tiền, hệ thống giáo dục ọp ẹp, tội phạm tràn lan, và hệ thống đường sắt không an toàn.

Sự thật rằng ba chính phủ của ông Tony Blair đã đảo ngược xu hướng trên mà không tăng thuế nhiều được coi là một thành công, mặc dù việc chi hàng tỷ bảng Anh vào các dịch vụ công, hiện đại hóa hệ thống y tế quốc gia và cải thiện hạ tầng giáo dục chỉ có thể được mô tả là một bước tiến quan trọng.

Mặc dù tăng chi tiêu công cộng trong một thập kỷ, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, về mặt quan liêu giấy tờ. Hành vi chống xã hội gia tăng, điều trị tại các bệnh viện thường nguy hiểm hơn ở nhà do sự phổ biến của các bệnh truyền nhiễm. Hệ thống y tế tiếp tục tụt sau nhiều hệ thống khác ở EU và hệ thống giáo dục kém hơn so với các nước ngang hàng Anh tại châu Âu lục địa.

Về chính trị, chính quyền Tony Blair đã tiếp tục công việc của Neil Kinnock và John Smith, làm mới hình ảnh của đảng này bằng tên mới - đảng Lao động mới.

Cũng phải nói rằng ông Blair là một người hùng biện tài giỏi, một người tranh luận khôn ngoan và chính trị gia nhanh trí tại Quốc hội. Ông đã làm lu mờ mọi chính trị gia khác trong khi còn tại chức. Và chắc chắn trách nhiệm chính của ông là khôi phục quyền lực cho Công đảng sau hai thập kỷ mờ nhạt về chính trị, cải cách đảng nhằm giành được con tim và khối óc của phần lớn người Anh.

Đó là một thành tựu xuất sắc mà không ai có thể phủ nhận và phải được đặt lên hàng đầu trong di sản của ông.

Một thành công khác không thể không nhắc tới là thành công mà sẽ làm cho ông Blair nổi tiếng trong lịch sử với tư cách là lãnh đạo Anh, người cuối cùng cũng đã tìm ra giải pháp cho vấn đề Ailen. Ông đã lựa chọn đường lối mang tính xây dựng và khôn ngoan, chứ không phải cách suy nghĩ thiển cận và gây căng thẳng. Thỏa thuận Ngày thứ sáu tốt lành năm 1998 đã đưa quan hệ Anh - Ailen sang một trang mới, khép lại hàng thập kỷ bất ổn giữa hai bên.

Về kinh tế, lần đầu tiên Công đảng được công nhận là đảng của thành công kinh tế mặc dù người ta vẫn đang đánh giá chính sách vay tiền của chính quyền Blair đặt gánh nặng như thế nào lên vai của chính phủ tương lai. Dù sao đi nữa, việc Công đảng ngày nay làm cho nền kinh tế Anh tăng trưởng trong nhiều năm đã là một đóng góp quan trọng vào uy tín của đảng này.

Đối ngoại

Tony Blair

Lịch sử sẽ phán xét liệu Kosovo và Iraq có phải là hai đám mây sẽ ám ảnh Tony Blair tới cuối đời hay không. Hai sự kiện quan trọng đó sẽ mãi tồn tại trong di sản của ông và phủ bóng lên hình ảnh của ông trong sách lịch sử cho dù các quyết định của ông có thể là thiện chí.

Sự luyến tiếc Chiến tranh lạnh đã tô vẽ bức tranh một mặt về ông Slobodan Milosevic như là Kẻ tàn sát Balkans, bỏ qua sự thực rằng nhiều người Albania ở Kosovo đã chạy sang phía đông, tới chỗ những người Serbia, để tránh xa những kẻ khủng bố UCK (Quân đội giải phóng Kosovo) mà ông Blair và Clinton đã quyết tâm ủng hộ.

Anh về phe với Mỹ trong hành động sai lầm này có lẽ là do những lo sợ về một cuộc tàn sát nữa ở Balkans. Tuy nhiên, việc ủng hộ những kẻ khủng bố UCK đã làm cho tuyên bố chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế sau này trở thành trò cười và quyết định tạo ra một Albania lớn đối lập với một Serbia hợp nhất là quyết định sẽ có những hậu quả trong những năm tới bởi đó là điều mà 500 năm lịch sử đã cố ngăn chặn.

Về Iraq, ông Blair hiểu rằng một châu Âu xa rời Mỹ là bước đi nguy hiểm và ông muốn về phe với Washington trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử các quan hệ quốc tế. Những lời nói dối, sự giả mạo và lừa dối công luận mà dẫn tới cuộc xâm lược Iraq không bao giờ có thể được coi là chính đáng. Mặc dù quân đội Anh không tham gia vào hoạt động giết chóc cùng với quân đội Mỹ, Anh đã làm rất ít để sửa chữa sai lầm lớn này - kết cục khi châu Âu quên mất di sản chung của họ và chạy theo những lý tưởng viển vông ở bờ bên kia Đại Tây dương, như Vua George II và III đã từng trải nghiệm cách đây hai thế kỷ.

Tuy nhiên, cuốn sách về chính sách đối ngoại của Blair không chỉ có hai chương. Cuộc xâm lược Afghanistan, mặc dù về kỹ thuật là bất hợp pháp, được công luận cho là chính đáng do chính phủ Taliban đang che chở các trại huấn luyện khủng bố của al-Qaeda. Và cuộc tấn công khủng bố 9/11 đã trao toàn quyền cho chiến dịch nhằm lật đổ chế độ Mohammed Omar.

Trong trường hợp Afghanistan, cũng giống như các cuộc xâm lược nước ngoài trước kia mà Anh tiến hành, Taliban đã tái hợp, sản lượng thuốc phiện tăng trở lại mức cao kỷ lục và dường như không có sự cải thiện nhanh đối với chính quyền Afghanistan. Tầm với của Chính phủ Afghanistan chỉ bó hẹp trong các thành phố chính trong khi phần còn lại của đất  nước này nằm dưới dự kiểm soát của các tư lệnh quân đội.

Không thể coi Afghanistan là một thành công về chính sách đối ngoại, mặc dù cuộc xâm lược này là có thể thông cảm được, dù có tính tới hay không sự thật rằng phong trào Taliban bắt nguồn từ Mujaheddin - một tác phẩm của CIA.

Bàn tay lịch sử

Tony Blair phát biểu trước các công nhân Công đảng hôm 1/5
Tony Blair phát biểu trước các công nhân Công đảng hôm 1/5.

Tony Blair được bầu năm 1997 bởi ông đã hứa hẹn thay đổi căn bản cách điều hành đất nước, đưa ra đường lối mà dẫn nước Anh vững bước trên con đường dân chủ xã hội, cùng với cam kết cải thiện các dịch vụ công cộng.

Một thập kỷ là khoảng thời gian ngắn để đo mức độ thực hiện các chương trình của ông. Tuy nhiên, sự thực rằng hướng đi này không vấp phải sự hoài nghi của các đảng đối lập là tín hiệu rõ ràng rằng di sản của ông Blair sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Điều đó chỉ có thể được mô tả là một thành công.

Tuy nhiên, lịch sử có hai bàn tay. Trong khi một bàn tay sẽ đặt lên vai của ông Blair một cách vững vàng thì bàn tay khác sẽ chỉ hai ngón vào những sai lầm đối ngoại của ông ở Kosovo và Iraq.

Tạo ra sự cân bằng trước khi chuyển giao quyền lực cho ông Gordon Brown quả là khó khăn. Tuy nhiên, xét ở tầm thế giới, căn cứ vào việc ông Blair gặt hái được nhiều thành công hơn là thất bại, ngay cả trong chính sách ngoại giao, thập kỷ Blair sẽ là một chương quan trọng trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới.

Đoạn tuyệt di sản của ông Blair chỉ vì Kosovo và Iraq là cách nghĩ thiển cận, không đánh giá khách quan các chính sách của ông.

  • Minh Sơn (Theo Pravda)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,