Cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker, người hiện đang đứng đầu nhóm nghiên cứu về Iraq, vừa mới cho xuất bản tài liệu đánh giá được mong đợi từ lâu về các chiến dịch của Mỹ tại Iraq. Trong cuốn hồi ký của mình, James Baker nhớ lại những ý nghĩ của ông về tầm quan trọng phải lật đổ Saddam Hussein và những khó khăn trong việc chiếm đóng quốc gia này.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker. |
>>Nhóm nghiên cứu Iraq kiến nghị Mỹ thay đổi ngay chiến lược
Nhiều năm qua, câu hỏi tôi luôn đặt ra về Chiến dịch Bão Táp Sa Mạc là tại sao chúng ta không truất phế Saddam Hussein. Câu trả lời là, chiến dịch liên quân với mục đích giải phóng Kuwait có thể sau đó được mô tả như một cuộc chiến xâm lược của Mỹ. Hơn nữa, ngay cả nếu Saddam bị bắt và chế độ của ông ta bị lật đổ, quân đội Mỹ cũng vẫn phải đối mặt với bóng ma của sự chiếm đóng quân sự trong thời gian không xác định để bình ổn một đất nước và duy trì quyền lực cho chính phủ mới. Cuộc chiến đô thị kế tiếp chắc chắn sẽ làm nhiều binh sĩ Mỹ thương vong hơn bản thân cuộc chiến, do đó sẽ gây ra một cơn bão chính trị ngay tại nước Mỹ.
Và khi các nước láng giềng muốn thấy Saddam ra đi bao nhiêu thì họ cũng sợ Iraq có thể sẽ bị tan thành nhiều mảnh theo nhiều cách khách nhau và có thể rơi vào tay các giáo sĩ Hồi giáo ở Iran-những người có thể ‘’xuất khẩu’’ chủ nghĩa Hồi giáo chính thống với sự trợ giúp đắc lực của người Iraq dòng Shi’ite bấy nhiêu. Tất nhiên, khi đó những Giáo sĩ Hồi giáo Iran sẽ nhanh chóng trở thành một thế lực thống trị khu vực.
Sự nghiệp chính trị |
1930 sinh ra tại Texas, tốt nghiệp trường Princeton năm 1952, hành nghề luật. |
Cuối cùng, bản nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ cho phép chúng ta sử dụng vũ lực chỉ với nhiệm vụ duy nhất là ''tống cổ'' Iraq khỏi Kuwait, chỉ một nhiệm vụ duy nhất đó mà thôi. Khi các sự kiện đã tỏ rõ mọi điều, những lo lắng trên đều có cơ sở. Tôi không còn hỏi tại sao chúng ta không lật đổ Saddam vào năm 1991!
Liệu có phải tôi hoàn toàn chỉ trích Tổng thống George W. Bush vì đã làm như vậy 12 năm sau, làm cái điều mà chính quyền của cha ông đã không làm năm 1991? Không. Iraq liên tiếp vi phạm các nghị quyết của LHQ, trục xuất các thanh sát viên vũ khí năm 1998. Điều đó khiến Chính quyền Clinton phải thông qua chính sách thay đổi chế độ ở Iraq, và đây cũng là chính sách mà Tổng thống George W Bush theo đuổi. Sau sự kiện tấn công khủng bố 11/9/2001, sự kiên nhẫn của người Mỹ đối với Saddam Hussein cuối cùng cũng cạn kiệt.
Tính đến năm 2003, nhà lãnh đạo Iraq (Saddam Hussein) đã ‘’thò mũi’’ vào các nghị quyết của LHQ trong suốt 12 năm, biến chương trình đổi dầu lấy lương thực của LHQ thành nơi để tham nhũng (nhiều người chỉ trích gọi nó là Chương trình đổi dầu lấy dinh thự) và đặc biệt Chính quyền Iraq tiếp tục lạm dụng người dân.
Mọi cơ quan tình báo trên thế giới, trong đó có cả của Nga và Pháp, cũng tin – dù bây giờ đã sai - rằng Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tôi không nghi ngờ Tổng thống George W. Bush, trong việc dùng vũ lực đối với Iraq, cũng đã cân nhắc những quan ngại mà chúng ta từng đề cập năm 1991. Ông đơn giản quyết định rằng, chi phí mà tôi mô tả năm 1995, thông qua thực tế, đã được minh chứng vào năm 2003.
Trong một bài bình luận số ra tháng 8/2002 trên tờ New York Times vào đúng thời điểm 7 tháng trước khi các hành động thù địch diễn ra, tôi đã lập luận rằng ‘’giải pháp thực tế duy nhất để thay đổi thể chế ở Iraq một cách có hiệu quả là tấn công quân sự, trong đó bao gồm sử dụng binh sĩ trên bộ đủ để chiếm đóng nước này (kể cả Baghdad), truất phế bộ máy lãnh đạo hiện hành và thiết lập một chính phủ mới’’. Tuy nhiên, ‘’nó không thể thực hiện với giá rẻ’’.
Cách đúng đắn để thực hiện, trên cả phương diện chính trị và cơ bản nhất, tôi cho rằng, là tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng bảo an ‘’yêu cầu Iraq chấp nhận các biện pháp thanh tra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không có bất kỳ ngoại lệ, đồng thời cho phép thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết nào để thực thi’’. Nếu như Saddam áp dụng chiến thuật ‘’gian lận – rút lui’’ (thực tế sau này ông này đã sử dụng), tôi cho rằng chúng ta nên hành động lật đổ ông ta.
Tôi cũng cảnh báo rằng, giành được hoà bình có thể rất khó khăn và tốn kém – trên cả phương diện chính trị, kinh tế và thương vong. “Chúng ta sẽ gặp phải vấn đề là chiếm đóng trong bao nhiêu lâu và loại chính phủ hoặc chính quyền nào cần được thiết lập’’. Tôi đã viết rằng: “Trừ khi chúng ta thực hiện đúng cách, nếu không sẽ phải trả giá bằng các lợi ích chính sách đối ngoại khác của Mỹ, trong đó kể cả mối quan hệ với các nước Ảrập (thậm chí cả những đồng minh trong châu Âu và các nơi khác), và đặc biệt cả ưu tiêu chính sách đối ngoại hàng đầu - cuộc chiến chống khủng bố.
Cái giá phải trả có thể thấp, tôi nói ‘’nếu như Tổng thống quy tụ được một liên minh quốc tế ủng hộ nỗ lực này. Làm được vậy có thể cũng sẽ giành được sự ủng hộ của người dân Mỹ, một tiền đề cần thiết cho sự thành công của bất kỳ chính sách đối ngoại nào’’.
Vào tháng 1/2003, Viện chính sách công James A. Baker III và Hội đồng quan hệ đối ngoại đã đồng xuất bản một nghiên cứu mang tựa đề Các nguyên tắc hướng dẫn cho Chính sách hậu xung đột của Mỹ tại Iraq. “Không hề ảo tưởng khi cho rằng Iraq sẽ rất khó khăn, lộn xộn và nguy hiểm đối với tất cả những ai liên quan’’, bản nghiên cứu cảnh báo tiếp, hành động chiếm đóng lâu dài của Mỹ sẽ làm ảnh hưởng tới các lợi ích của Mỹ cũng như sự ủng hộ từ bên ngoài.
Nhóm nghiên cứu trên khuyến nghị rằng, quân đội Iraq nên được duy trì, không nên giải tán, để đóng vai trò như ‘’người bảo lãnh’’ cho hoà bình và ổn định. Và rằng, doanh thu dầu mỏ của Iraq đủ để chi trả cho việc tái thiết sau chiến tranh chỉ là mơ tưởng mà thôi.
Trên thực tế, Tổng thống George W Bush đã đạt được nghị quyết của HĐBA hồi 11/2002 yêu cầu Iraq tuân thủ hoặc phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Để nhanh chóng thu hút đồng minh thân cận Tony Blair, sau đó, Chính quyền Bush đã tìm kiếm ngay một nghị quyết thứ hai định nghĩa ‘’các hậu quả nghiêm trọng’’ có nghĩa là dùng lực lượng quân đội. Các nước trong HĐBA, đứng đầu là Pháp, đã phản đối bản nghị quyết đó.
Nghĩ lại, đó là một sai lầm khi tìm kiếm nghị quyết đó mà trước hết không hiểu được rằng chúng ta có phiếu để thông qua nó hay không. Tốt hơn hết là tự hiểu về ‘’những hậu quả nghiêm trọng’’ và tiếp tục mà không cần phải cố gắng rồi thất bại tìm kiếm bản nghị quyết thứ hai. Tôi đã viết hồi tháng 2/2003 rằng, Mỹ không tự cho phép mình bị bắt làm con tin bởi một mẫu thức chung nhỏ nhất của quan điểm trong Hội đồng bảo an.
Hành động dựa trên nghị quyết đầu tiên của LHQ và sự cho phép của quốc hội, Mỹ lãnh đạo liên minh ý chí tấn công quân đội của Saddam Hussein vào tháng 3/2003, và chiến thắng một cách nhanh chóng, dứt khoát và đúng như dự đoán.
Đáng tiếc, việc hình thành và thực hiện chính sách trong giai đoạn tiền chiến và hậu chiến đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc tranh cãi giữa một bên là Bộ Ngoại giao và CIA và bên kia là Bộ Quốc phòng và Văn phòng Phó Tổng thống.
Bộ Quốc phòng đã gây ra hàng loạt sai lầm tai hại, trong đó phải kể đến việc giải tán quân đội Iraq, theo đuổi kế hoạch giải tán đảng Baath (dẫn đến thực trạng rất nhiều người Iraq đủ tiêu chuẩn bị cấm không được tham gia vào chính quyền mới), không thể bảo vệ được các kho vũ khí và có lẽ không thể cam kết đủ quân để bình ổn đất nước một cách thành công.
Có điều chắc chắn là: sự khó khăn trong việc giành hoà bình đã bị đánh giá thấp một cách trầm trọng. Tuy nhiên, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng người Iraq trở nên ‘’dễ thở’’ hơn dưới thời Saddam Hussein. Theo kết quả thăm dò được công bố khi tôi đang viết hồi ký, 7 trong số 10 người Iraq nói rằng, cuộc sống của họ tốt hơn và 2/3 hy vọng mọi thứ sẽ được cải thiện trong năm tới.
Một lần nữa, sự hy sinh của nước Mỹ và các đồng minh đã lật đổ một chính phủ chuyên quyền và mang lại hy vọng tự do chính trị, kinh tế và cá nhân cho những người đang bị áp bức. Tuy nhiên, cái giá mà đất nước ta phải trả - chủ yếu là sự hy sinh của những thanh niên Mỹ anh dũng và gia đình họ, cũng như những thiệt hại về kinh tế, ngoại giao, chính trị và quân sự - là điều có thực và không thể bị bác bỏ.
Tuy nhiên, cái giá đó sẽ đáng nếu chúng ta có thể thúc đẩy tiến trình thành lập một chính phủ tiêu biểu, thúc đẩy tự do cá nhân cho nhiều nước và nhiều người ở Trung Đông. Vẫn còn nhiều câu hỏi liệu chúng ta sẽ thành công hay không dù Iraq đã tổ chức được cuộc bầu cử dân chủ, và người Palestine cũng thế, vậy mà kết quả trong mỗi việc có thể không thuận với các lợi ích của Mỹ.
Thêm nữa, Cuộc cách mạng Cedar đã chấm dứt 29 năm hiện diện của Syria tại Lebanon, và Libya đã từ bỏ chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt của mình.
Không kể những quan điểm về sự sáng suốt khi tấn công Iraq, điều quan trọng hôm nay đối với sự tín nhiệm chính trị, ngoại giao và quân sự của chúng trên trường quốc tế là chúng ta phải tìm được cách kiểm soát được ‘’trận chung kết’’ một cách hiệu quả và thành công. Lebanon hoá Iraq, biến Iraq thành trận địa tranh giành giữa các phe phái, hoặc nảy nở ra một chính phủ thù địch với Mỹ, đó là một hậu quả không mong đợi đối với Mỹ, khu vực và cả thế giới.
Không may, người ta vẫn nghi ngờ rằng những hậu quả đó có thể tránh được hay không?
-
Trần Kiên (theo Timesonline)