221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
850166
Lịch sử cuộc khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lịch sử cuộc khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên
,

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả những mốc thời gian được cho là quan trọng trong cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi có tin Chính quyền Bình Nhưỡng tiết lộ Chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.

Soạn: HA 918445 gửi đến 996 để nhận ảnh này

2006

12/4: Hội nghị thuyết phục CHDCND Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên đã thất bại.

3/7: Washington bác bỏ đe doạ của Bình Nhưỡng rằng, nước này sẽ tấn công hạt nhân nếu bị Mỹ tấn công. Nhà Trắng tuyên bố, mối đe doạ chỉ là giả thiết.

4/7: CHDCND Triều Tiên thử ít nhất 6 quả tên lửa, trong đó có tên lửa tầm xa Taepodong-2. Cộng đồng quốc tế đã lên án vụ thử này.

5/7: CHDCND Triều Tiên thử quả tên lửa thứ bảy. 

7/7: Hàn Quốc ngừng viện trợ cho CHDCND Triều Tiên để phản đối vụ thử tên lửa. 

15/7: Hội đồng bảo an LHQ nhất trí áp đặt lệnh từng phạt CHDCND Triều Tiên sau vụ thử tên lửa. Bản nghị quyết yêu cầu các thành viên LHQ cấm các hoạt động xuất nhập khẩu các nhiên liệu liên quan đến tên lửa cho CHDCND Triều Tiên, và yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng chương trình tên lửa đạn đạo.

11/9: Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ Christopher Hill cảnh báo CHDCND Triều Tiên trước các vụ thử hạt nhân, và coi đó là một hành động khiêu khích.

27/9: CHDCND Triều Tiên lên án các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ và coi đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc trong các vòng đàm phán. Trong bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ, đại sứ CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán, tuy nhiên Mỹ đã gây ra thế bế tắc.

3/10: Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ thử hạt nhân để tăng cường năng lực tự phòng trước các hành động quân sự thù địch của Mỹ. Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiến hành thử hạt nhân trong tương lại theo những điều kiện an toàn....song không tiết lộ thời gian cụ thể.

9/10: Hãng thông tấn của CHDCND Triều Tiên (KCNA) tuyên bố, lần đầu tiên nước này đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Không có phóng xạ bị rò rỉ khỏi bãi thử.

''Vụ thử nghiệm hạt nhân là một sự kiện lịch sử đem lại vui mừng cho quân đội và nhân dân Triều Tiên'' hãng KCNA đưa tin. Vụ thử được tiến hành dưới mặt đất.

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, vụ thử diễn ra lúc 10h36 phút sáng nay 9/10 (tức 8h36 giờ Hà Nội) tại Hwaideri gần thành phố Kilju. Một làn sóng địa chấn -3,58 độ đã được phát hiện ở tỉnh Bắc Hamkyung, các quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết.

2005

14/1: CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán.

19/1: Ứng cử viên chức Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice liệt CHDCND Triều Tiên là một trong ''6 tiền đồn của bạo chúa'' mà Mỹ cần giải phóng.

10/2: CHDCND Triều Tiên tuyên bố không tham gia vào vòng đàm phán 6 bên trong thời hạn không xác định, tố cáo chính quyền Bush đang cố ''chống đối, cô lập, đàn áp CHDCND Triều Tiên bằng bất cứ giá nào''. Bình Nhưỡng còn tái khẳng định quyết tâm sản xuất vũ khí hạt nhân để tự phòng. 

18/4: Hàn Quốc tuyên bố CHDCND Triều Tiên đã đóng cửa lò phản ứng Yongbyon, một động thái sẽ cho phép chiết suất thêm nhiên liệu hạt nhân.

1/5: CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản vào thời điểm trước khi diễn ra cuộc họp các thành viên Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.

11/5: CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hoàn thành quá trình chiết suất các thanh niên liệu tại Yongbyon, một phần của kế hoạch tăng cường kho hạt nhân.

16/5: CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc tổ chức đàm phán lần đầu tiên sau 10 tháng. Bình Nhưỡng muốn Seoul viện trợ phân bón.

25/5: Mỹ ngừng nỗ lực khai quật tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích tại CHDCND Triều Tiên vì bị ''quá hạn chế''.

22/6: CHDCND Triều Tiên yêu cầu thêm viện trợ lương thực từ Hàn Quốc trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng diễn ra tại Seoul.

9/7: CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ quay lại đàm phán hạt nhân trong khi Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến thăm đến khu vực.

12/7: Hàn Quốc viện trợ điện cho CHDCND Triều Tiên, một ưu đãi để Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân. 

25/7: Vòng đàm phán 6 bên lần thứ tư khai mạc tại Bắc Kinh.

7/8: Vòng đàm phán bế tắc.

13/9: Đàm phán được tái khởi động, tuy nhiên CHDCND Triều Tiên yêu cầu được xây dựng lò phản ứng nước nhẹ.

19/9: CHDCND Triều Tiên đồng ý từ bỏ tất cả các hoạt động hạt nhân vào tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố không có ý định tấn công CHDCND Triều Tiên.

20/9: CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ không ngừng chương trình hạt nhân cho đến khi được viện trợ một lò phản ứng hạt nhân dân sự.

7/12: Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ gán CHDCND Triều Tiên biệt danh ''chế độ tội phạm'' vì buôn bán vũ khí, buôn lậu ma tuý và làm tiền giả.

20/12: CHDCND Triều Tiên tuyên bố ý định nối lại kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân bởi vì Mỹ đã rút khỏi hợp đồng xây dựng 2 lò phản ứng mới.

Năm 2004

10/1: Một phải đoàn không chính thức của Mỹ thăm một cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tại Yongbyon.

22/1: Nhà khoa học hạt nhân Mỹ Siegfried Hecker phát biểu trước quốc hội rằng, Yongbyon có nhiều khả năng là nơi sản xuất plutonium, tuy nhiên ông này không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy CHDCND Triều Tiên có bom hạt nhân. 

23/5: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) điều tra về cáo buộc CHDCND Triều Tiên bí mật chuyển uranium tới Libya khi nước này đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân.

23/6: Vòng đàm phán 6 bên thứ ba được tổ chức tại Bắc Kinh, Mỹ đề nghị viện trợ năng lượng cho CHDCND Triều Tiên nếu nước này từ bỏ các chương trình hạt nhân.

2/7: Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell gặp người đồng nhiệm CHDCND Triều Tiên Paek Nam-sun trong một cuộc đàm phán cấp cao nhất giữa 2 nước kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát. 

23/8: CHDCND Triều Tiên gọi Tổng thống Mỹ George W Bush là ''kẻ khờ dại'', và là ''tên bạo chúa còn hơn cả Hitler''. Trước đó, ông Bush đã miêu tả nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il là ''bạo chúa''

28/9 CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã chuyển plutonium chiết xuất từ 8.000 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng thành vũ khí hạt nhân. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, Thứ trưởng Ngoại giao Choe Su-hon tuyên bố, vũ khí hạt nhân là cần thiết để phòng thủ trước ''sự đe doạ hạt nhân'' của Mỹ.

Năm 2003

2/1: Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng đối với CHDCND Triều Tiên nhằm làm giảm căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân, chỉ 2 ngày sau Nga cũng đã lên tiếng yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. 

6/1: IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu CHDCND Triều Tiên chấp nhận các cuộc thanh sát của LHQ và từ bỏ chương trình hạt nhân bí mật trong vòng một vài tuần hoặc phải đối mặt với hành động của Hội đồng Bảo an.

7/1: Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán với CHDCND Triều Tiên về ''cách thức đáp ứng những yêu cầu của cộng đồng quốc tế''. Tuy nhiên, Washington không hề đề cập đến ''cái sau đó sẽ được'' nếu Bình Nhưỡng tuân thủ các yêu cầu nói trên. 

9/1: CHDCND Triều Tiên đồng ý tổ chức đàm phán cấp nội các với Hàn Quốc vào ngày 21/1. 

10/1: CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT. 

24/1: Cuộc hội đàm liên Triều đã kết thúc mà không đạt được tiến triển gì. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đề xuất tổ chức cuộc gắp trực tiếp với Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il.

28/1: Trong bản Thông điệp liên bang hàng năm, Tổng thống Mỹ Bush khẳng định, CHDCND Triều Tiên là ''một chế độ áp bức, người dân phải sống trong sợ hãi và nghèo đói''.

Ông Bush cáo buộc CHDCND Triều Tiên ''lừa dối'' tham vọng hạt nhân của mình và khẳng định ''Mỹ và thế giới sẽ không để bị đe doạ''. 

29/1: CHDCND Triều Tiên nhận xét, bài diễn văn của ông Bush là ''một tuyên bố không che đậy ý đồ xâm lược lật đổ CHDCND Triều Tiên'' và gán cho ông này biệt danh ''Tên lang băm trơ trẽn''. 

Tuy nhiên, cũng thời điểm trên Bình Nhưỡng tái khẳng định yêu cầu tổ chức đàm phán song phương về hiệp ước không xâm lược lẫn nhau

31/1: Nhiều hãng tin dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các vệ tinh do thám đã theo dõi mọi hoạt động tại nhà máy điện nguyên tử Yongbyon, khiến mối quan ngại về khả năng Bình Nhưỡng đang cố gắng tái chế plutonium để sản xuất bom nguyên tử ngày càng gia tăng. 

 

4/2: Mỹ cho biết đang xem xét kế hoạch triển khai quân mới tại Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ cho lực lượng quân sự tại Hàn Quốc, trong bối cảnh Mỹ đang ráo riết chuẩn bị tấn công Iraq. 

5/2: CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã tái vận hành các cơ sở hạt nhân. 

6/2: CHDCND Triều Tiên cảnh báo Mỹ rằng, bất kỳ quyết định ''xây dựng lực lương quân đội nào'' trong khu vực cũng có thể dẫn tới việc Bình Nhưỡng phát động tấn công phủ đầu quân đội Mỹ.

12/2: IAEA phát hiện, CHDCND Triều Tiên đã vi phạm các quy định an toàn hạt nhân và đưa vấn đề này lên Hội đồng bảo an. 

16/2: Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il tổ chức sinh nhật lần thứ 61, song phương tiện thông tin nhà nước cảnh báo người dân nước này nên ''cảnh giác cao độ''.

17/2: Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiến hành tập trận chung vào tháng 3. 

24/2: CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa sang vùng hải phận giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. 

25/2: Ông Roh Moo-hyun tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc.

2/3: 4 máy bay phản lực của CHDCND Triều Tiên chặn một máy bay do thám của Mỹtheo sát máy bay này trong vòng khoảng 22 phút.

10/3: CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa lần thứ hai sang hải phận giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. 

22/3: Trong khi vẫn tiếp tục chiến dịch đánh bom Iraq,  Hàn Quốc và Mỹ tiến hành tập trận chung. CHDCND Triều Tiên phái đối ''thế đối đầu'' này và từ bỏ đàm phán với Hàn Quốc.

4/4: Mỹ tuyên bố, các binh sĩ đã được triển khai tới Hàn Quốc phục vụ công tác huấn luyện sẽ ở lại Hàn Quốc cho đến khi chiến dịch tập trận kết thúc.

7/4: Đàm phán cấp bộ trưởng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã bị hoãn sau khi Bình Nhưỡng không thể đảm bảo cuộc đàm phán trên có diễn ra hay không.

9/4: Hội đồng Bảo an LHQ bày tỏ lo lắng về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, song không lên án hành động nước này rút khỏi NPT.

 

12/4: Trong một động thái gây nhiều ngạc nhiên, CHDCND Triều Tiên ''bật đèn xanh'' sẵn sàng từ bỏ chính sách nhất quán về tổ chức đàm phán trực tiếp với Mỹ

18/4: CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu tái chế thanh nguyên liệu hạt nhân. Sau đó tuyên bố đó được sửa lại, Bình Nhưỡng đã thành công trong việc tái chế thanh nguyên liệu hạt nhân.

23/4: Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên bắt đầu tại Bắc Kinh.

24/4: Các quan chức Mỹ tuyên bố, Bình Nhưỡng cho biết có sở hữu vũ khí hạt nhân trong cuộc đàm phán trực tiếp lần đầu tiên giữa 2 nước tại Bắc Kinh, 1 ngày trước đó.

25/4: Các cuộc đàm phán kết thúc giữa bầu không khí cáo buộc lẫn nhau khi Mỹ cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã thừa nhận có sở hữu vũ khí hạt nhân.

28/4: Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cho biết, CHDCND Triều Tiên đã đề xuất với các quan chức Mỹ rằng, nước này có thể sẽ từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân nếu Mỹ chịu nhượng bộ.

Tuy nhiên, ông Colin Powell không tiết lộ những nhượng bộ đó là gì, song nhiều nguồn tin cho biết, Bình Nhưỡng muốn bình thường hoá quan hệ và nhận viện trợ kinh tế từ Mỹ. Ông Powell cho hay, Washington đang nghiên cứư đề nghị trên.

2/5: Ngoại trưởng Australia Alexander Downer bày tỏ quan ngại sau khi một quan chức thuộc Đảng Lao động CHDCND Triều Tiên bị phát hiện có mặt trên một chiếc tàu tình nghi có vận chuyển khối lượng lớn heroin trị giá khoảng 50 triệu USD tới Australia.

5/5: CHDCND Triều Tiên yêu cầu Mỹ giải thích thuật ngữ ''Đề nghị táo bạo'' tại các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh. 

12/5: CHDCND Triều Tiên tuyên bố phá vỡ Hiệp định 1992 ký kết với Hàn Quốc về việc duy trì bán đảo Triều Tiên thành một khu vực không có vũ khí hạt nhân.

15/5: Tổng thống Hàn Quốc  Roh Moo-hyun có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ George W Bush tại Washington để bàn về giải pháp ngăn chặn tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

2/6: Phái đoàn nghị sĩ Mỹ do Curt Weldon dẫn đầu tới thăm CHDCND Triều Tiên và cho biết, Bình Nhưỡng thừa nhận nước này có vũ khí hạt nhân.

9/6: CHDCND công khai kế hoạch xây dựng Vũ khí hạt nhân đánh chặn. 

18/6: CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa ''Vũ khí hạt nhân đánh chặn''. 

9/7: Cơ quan tính báo Hàn Quốc cho biết, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu tái chế một số lượng nhỏ trong tổng số 18.000 thanh nguyên liệu hạt nhân tại Yongbyon.

10/7: Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng cho cả đối thoại lẫn chiến tranh.

14/7: Bình Nhưỡng thông báo với Washington rằng nước này đã hoàn tất quá trình tái chế 8.000 thanh nhiên liệu hạt nhân để lấy plutonium cho sản xuất vũ khí hạt nhân từ ngày 30/6 vừa qua, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap trích lời nhà cựu lập pháp Hàn Quốc Chang Sung-min nói. Theo ông Chang, lời thừa nhận trên đã được đại diện CHDCND Triều Tiên đưa ra trong cuộc gặp không chính thức với quan chức Mỹ diễn ra tại New York hôm 8/7. 

15/7: William Perry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã dự báo rằng Washington có thể tấn công Bình Nhưỡng trong năm nay vì chương trình vũ khí hạt nhân nguy hiểm của quốc gia này. Tuyên bố trên tờ Washington Post, nhà quân sự kiêm chính trị gia trên nói: ''Tôi đã suy nghĩ trong nhiều tháng qua và thấy rằng nếu CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục kế hoạch hạt nhân của họ thì chúng ta phải nghĩ tới giải pháp chiến tranh''.

16/7: Nếu Washington đảm bảo không làm gì tổn hại tới chính phủ của nhà lãnh đạo Kim Jong Il, CHDCND Triều Tiên có thể chấp nhận hội đàm đa phương về chương trình hạt nhân, đại diện Bình Nhưỡng đã nói với quan chức Mỹ như vậy trong cuộc gặp không chính thức giữa hai bên diễn ra tại New York hôm 8/7

Năm 2002:

3-5/10: Trong khuôn khổ chuyến thăm Bình Nhưỡng, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James Kelly gây sức ép lớn đối với CHDCND Triều Tiên trước những nghi ngờ cho rằng, nước này vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo và năng lượng hạt nhân. 

Ông Kelly tuyên bố đã có bằng chứng cho thấy CHDCND Triều Tiên phát triển chương trình làm giầu uranium, thách thức Thoả thuận khung 1994.

Theo Thoả thuận khung nói trên, Bình Nhưỡng đã đồng ý từ bỏ tham vọng hạt nhân để được phép xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ an toàn hơn và nhận viện trợ dầu mỏ của Mỹ.

16/10: Mỹ tuyên bố, CHDCND Triều Tiên đã thừa nhận chương trình vũ khí hạt nhân bí mật. 

17/10: Bước đầu, Bình Nhưỡng đã chấp nhận hoà giải. Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il tuyên bố sẽ cho phép phái đoàn thanh sát viên vũ khí LHQ kiểm tra các cơ sở hạt nhân đã không còn hoạt động. 

 

18/10:  5 công dân Nhật Bản bị phía CHDCND Triều tiên bắt cóc 25 năm về trước đã được phép về thăm nhà trong thời gian ngắn, song không thực hiện được khiến tình hình căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng.

20/10: Hoà đàm Nam - Bắc Triều đổ vỡ do ''sự thừa nhận chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên''. 

Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell khẳng định, Mỹ có thể sẽ không viện trợ thêm cho Bình Nhưỡng. 

CHDCND Triều Tiên ngay lập tức bảo vệ quyền được phát triển vũ khí và sau đó xuống thang chấp nhận ngừng chương trình hạt nhân để đổi lấy hàng viện trợ của Mỹ và ký kết Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Mỹ. 

14/11: Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố, chuyến hàng viện trợ dầu trong tháng 11 sẽ là chuyến hàng cuối cùng tới CHDCND Triều Tiên nếu nước này không đồng ý ngừng ngay tham vọng hạt nhân của mình. 

18/11: Mây đen tiếp tục bao phủ bán đảo Triều Tiên sau tuyên bố của Bình Nhưỡng thừa nhận có vũ khí hạt nhân và có quyền như vậy. 

27/11: CHDCND Triều Tiên cáo buộc Mỹ cố ý hiểu sai tuyên bố của họ giữa ''khẳng định quyền sở hữu vũ khí'' và ''thừa nhận sở hữu''. 

4/12: Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị mở các cơ sở hạt nhân để phái đoàn thanh sát vũ khí LHQ kiểm tra. 

11/12:  Tên lửa Scud do CHDCND Triều Tiên sản xuất đã được phát hiện trên một chuyến tàu hướng tới Yemen, khiến Mỹ cảm thấy bị tổn thương.

Chính Mỹ đã bắt giữ chuyến tàu trên, song sau đó buộc phải cho chiếc tàu đó đi tiếp và thừa nhận cả CHDCND Triều Tiên và Yemen không vi phạm luật quốc tế.

12/12: CHDCND Triều Tiên đe doạ sẽ cho hoạt động trở lại các cơ sở hạt nhân để sản xuất năng lượng và khẳng định, quyết định ngừng viện trợ dầu mỏ của Mỹ khiến Bình Nhưỡng không còn sự lựa chọn nào khác. Bình Nhưỡng đã cáo buộc Mỹ phá vỡ Hiệp ước 1994. 

13/12: CHDCND Triều Tiên yêu cầu Cơ quan năng lượng nguyên tử  (IAEA) bỏ niêm phong và thiết bị giám sát - ''tai và mắt của IAEA" - khỏi nhà máy năng lượng Yongbyon.

22/12: CHDCND Triều Tiên bắt đầu bỏ các thiệt bị giám sát tại nhà máy Yongbyon plant.

24/12: CHDCND Triều Tiên bắt đầu sửa chữa nhà máy Yongbyon.

Các cuộc đàm phán Nam-Bắc Triều xung quanh viện nối lại tuyến đường sắt và đường bộ qua biên giới được tổ chức. 

25/12: Có nhiều nguồn tin cho rằng, Bình Nhưỡng đã bắt đầu chuyển các thanh nguyên liệu hạt nhân tới nhà máy năng lượng Yongbyon. 

26/12: IAEA bày tỏ quan ngại trước lời khẳng định của LHQ cho rằng, khoảng 1.000 thanh nguyên liệu hạt nhân đã được vận chuyển tới Yongbyon.

27/12: CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã trục xuất 2 thanh sát viên  IAEA và cho biết đang lên kế hoạch tái sản xuất plutonium trong vòng vài tháng.

  • Trần Kiên (theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,