221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
772407
Phía sau vầng hào quang Dubai
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Phía sau vầng hào quang Dubai
,

Cùng với sự vươn lên như vũ bão của Dubai là sự trưởng thành và mở rộng không ngừng của Dubai Ports World. Nhưng đằng sau vầng hào quang ấy là những khoảng tối của nền quân chủ.

>>>Kỳ I: Vì sao Nhà Trắng chịu nhượng thương cảng cho DP World

Soạn: AM 723673 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một chiếc phà của công ty P&O đậu tại cảng Cherboug, Pháp.

Cuối thập niên 1990, DP World mới chỉ là một công ty quản lý các hải cảng quy mô nhỏ tại Dubai. Sau một thời gian, Dubai Ports World bắt đầu mua một số bến cảng tại Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu.

Năm 2004, DP World đã trả 1,15 tỉ USD để mua quyền kiểm soát các hải cảng của tập đoàn CSX. Chính nhờ thương vụ này, DP World đã nắm được những bến cảng quan trọng tại châu Á và trở thành 1 trong 10 công ty quản lý cảng lớn nhất thế giới.

"DP World là một công ty của Dubai, không phải là công ty của UAE. Đó là sự khác biệt quan trọng", chuyên gia phân tích Anoushka Marashlian của Global Insight nhận định. Tham vọng của DP World là muốn vươn cánh tay ra khắp toàn cầu và đó chính là lý do giải thích tại sao công ty này không nhìn thấy trước phản ứng dữ dội từ phía Mỹ.

Xuất phát từ tham vọng này, đối với DP World, những tài sản được sáp nhập đóng một phần vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc giành quyền kiểm soát 6 thương cảng Mỹ đến với DP World hoàn toàn tình cờ. Đó chỉ là một phần nhỏ nằm trong thoả thuận mua công ty P&O có trụ sở tại Anh hồi năm ngoái.

Các bến cảng do P&O kiểm soát tại Mỹ hiện cần một số vốn đầu tư rất lớn để có thể đạt tới tiêu chuẩn như các cảng mà DP World đang điều hành tại Dubai. "Hãy tin tôi, họ không vạch kế hoạch để giành 6 hải cảng nhỏ tại Mỹ này. Điều làm họ thực sự quan tâm chính là những tài sản của P&O tại Ấn Độ và Trung Quốc".

Cũng phải nhìn nhận rằng đây là một phần rất quan trọng của thoả thuận vì nó sẽ giúp DP World hiện diện tại một thị trường quan trọng, nơi công ty này chưa hề có tài sản nào. "Đó là một giá trị mang tầm chiến lược", Giám đốc điều hành DP World Edward H. Bilkey nói trên kênh CNN như vậy.

Sự phát triển vượt bậc của DP World đã phản ánh sự chuyển đổi nhanh chóng của Dubai, từ một thành quốc chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dầu mỏ thành một trung tâm tài chính, thương mại của khu vực Trung Đông. Không chỉ sở hữu hãng hàng không hàng đầu thế giới Emirates Airline, Dubai còn vươn tay tới nhiều bất động sản khác ở nước ngoài trong đó có Khách sạn Essex House, New York. 

Khoảng tối trong bức tranh phát triển

Mặc dù phát triển với tốc độ vũ bão, song Dubai còn là một phần của Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), một nhà nước liên bang gồm 7 tiểu vương quốc Ảrập được hình thành vào đầu thập niên 1970. Và nền chính trị nơi này vẫn còn mang nặng tính "bộ lạc" nhất là tại những tiểu vương quốc nhỏ hơn Dubai - nơi sản sinh ra một trong số những kẻ tham gia vụ 11/9 thảm khốc.

Soạn: AM 723675 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cảng Miami, Mỹ.

Với tư cách là Thủ tướng của UAE, Sheik Mohammed đang cố gắng thực hiện hoài bão của mình - thúc đẩy nhà nước này trở thành một nền kinh tế Ảrập hiện đại, dựa trên nhiều nhân tố quan trọng khác ngoài nguồn thu từ dầu mỏ. Nhưng Tổng thống UAE lại là một người có xuất xứ từ Abu Dhabi, nơi tâm lý không thoải mái đang ngày càng tăng trước việc Dubai "gấp rút" hiện đại hoá và những kế hoạch "nóng vội" như việc xây toà nhà cao nhất thế giới tại nơi này.

Những người hoài nghi tập trung chỉ trích tình trạng quá tải và ô nhiễm ngày càng trầm trọng tại Dubai, cũng như dấu hiệu bất ổn tiềm tàng trong tầng lớn người lao động di trú đang phải làm những công việc "bẩn thỉu" tại Dubai.

Và chính Abu Dhabi trở thành một cản trở. Trong khi Dubai đang cố gắng đa dạng hoá nguồn thu, bớt phụ thuộc vào dầu mỏ một phần vì ngùôn dự trữ riêng của nước này đang teo nhỏ dần, thì Abu Dhabi vẫn ngập chìm trong dầu và lợi nhuận từ dầu. Tiểu vương quốc này tiếp tục hỗ trợ Dubai thông qua "việc chuyển khoản và trợ cấp năng lượng".

Người ta thắc mắc những khoản trợ cấp ấy lớn đến mức nào? "Đó là câu hỏi mà ai cũng đang cố gắng tìm ra câu trả lời chính xác. Rất bí mật", chuyên gia phân tích Marashlian nói.

Vậy là dù Sheik Mohammed cố gắng tách thương mại khỏi nền chính trị "bộ lạc" của vương quốc này thì Dubai cũng không thể tránh khỏi những tác động "khó từ chối" về nguồn thu tài chính.

Cung cách quản lý "gia đình trị"

Một nét đặc trưng không mấy tích cực khác của Dubai chính là cách quản lý kiểu "gia đình trị". Điều này được thể hiện ngay trong trường hợp của DP World. Dù là một tập đoàn toàn cầu, song cả DP World và cả những gương mặt châu Âu đang đại diện cho công ty này tại Mỹ đều chưa thực sự có được "phong cách làm việc của phương Tây".

Soạn: AM 723679 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tiểu vương Dubai - Sheik Mohammed.

Các vị Giám đốc điều hành của DP World nói rằng họ thích có quyền quản lý độc lập với hoàng gia Dubai, song gia đình nhà Maktoum vẫn nắm 100% cổ phiếu. Chủ tịch và Phó Chủ tịch DP World cũng đều là người Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. 4 trong số 11 thành viên hội đồng lãnh đạo công ty cũng mang quốc tịch UAE. Trong số này cũng có 3 công dân Mỹ.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều công ty khác của Dubai. Theo lời các chuyên gia phân tích thì: trong khi người phương Tây có thể điều hành những hoạt động thường nhật, quyền ra quyết định chiến lược chắc chắn nằm trong tay thành viên gia đình UAE.

Vấn đề ở chỗ niền tin của người ngoài đối với Dubai lại chủ yếu dựa vào uy tín của nhà lãnh đạo. Với số dân 860.000 người và mức GDP bình quân mỗi năm đạt 36 tỉ USD, Dubai "vừa đủ" để chịu sự quản lý của một người. Và bản thân Sheik Mohammed hiện đang là người quản lý rất hiệu quả tất cả các dự án ở Dubai. Ông được coi là người có tầm nhìn xa trông rộng, và nếu như ông có thường xuyên xuất hiện tại những khu vực xây dựng, đó không phải là ông muốn "thể hiện sự quản lý xuống cả cấp vi mô".

Theo nhận xét của Robert Crick, người điều hành phân viện Dubai thuộc ĐH Middlesex, Anh: "Dubai là phần vững chắc nhất của chủ nghĩa tư bản kiên cố mà bạn từng thấy và Sheikh Mohammed giống như một bạo chúa có tư tưởng khai sáng của thế kỷ 18".

Dù sao vẫn phải thừa nhận thực tế: hình ảnh của bất kì chế độ quân chủ nào cũng chỉ được thể hiện qua hình ảnh của người cầm quyền. Các thương nhân làm ăn tại Dubai được nghe rất nhiều giai thoại về tốc độ "hoàn thành công việc" của vị Tiểu vuơng, giống như việc thành lập hãng hàng không Emirates.

"Tốc độ làm việc của ông ấy cực tốt", cựu Đại sứ Mỹ tại UAE David Mack nhận xét. "Nhưng cuối cùng tất cả mọi việc chỉ dồn vào tay một người. Không hề có sự phân định rõ ràng nào. Cũng chẳng hề có giải trình trách nhiệm". 

Theo một báo cáo của Uỷ ban điều tra 11/9, từ cách đây 7 năm, Mỹ đã nghi ngờ một số quan chức của UAE có quan hệ với Osama bin Laden. Báo cáo cho biết các quan chức UAE đã trực tiếp cộng tác với Bin Laden vào khoảng năm 1999.

Báo cáo còn nêu ra thông tin tình báo Mỹ cho thấy Bin Laden từng tới thăm một khu vực ở sa mạc Afghanistan tháng 2/1999, nằm ngay gần một trại săn bắn của các quan chức UAE. Khi ấy quân đội Mỹ khi ấy đã lên kế hoạch cho một cuộc không kích.

Các nguồn tin tình báo thu thập từ bộ lạc địa phuơng cho thấy bin Laden thường đi từ trại săn của y tới một khu trại hơn để thăm các quan chức UAE. "Thông tin tình báo quốc gia xác định địa điểm và nhận dạng của chiếc trại lớn và cũng thấy sự hiện diện của một phi cơ UAE gần đó. Nhưng vị trí chiếc trại của bin Laden thì không thể khẳng định chính xác", trích báo cáo.

Vụ tấn công bằng tên lửa định trước ấy đã không bao giờ diễn ra và bin Laden tiếp tục thay đổi địa điểm. Một tháng sau đó, quan chức chống khủng bố hàng đầu của Nhà Trắng Richard Clarke đã "triệu một quan chức UAE tới để bày tỏ lo ngại về mối quan hệ có thể giữa UAE và bin Laden". Phía CIA cũng hy vọng sẽ tiếp tục duy trì doanh trại Afghanistan tại đó để bin Laden có thể quay trở lại và Mỹ sẽ tiến hành không kích.

Tuy nhiên, hình ảnh thu được cho thấy chưa đầy một tuần sau cú phone của Clarke, doanh trại đã nhanh chóng được dỡ bỏ và khu vực này bị bỏ hoang. Các quan chức CIA lúc đó đã vô cùng tức giận. Họ cho rằng việc tháo dỡ doanh trại đã xoá bỏ khả năng tóm bin Laden.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,