221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
772391
Vì sao Nhà Trắng chịu nhượng thương cảng cho DP World
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Vì sao Nhà Trắng chịu nhượng thương cảng cho DP World
,

Bằng một thoả thuận trị giá 6,8 tỉ USD, quyền kiểm soát 6 hải cảng lớn tại Mỹ sẽ rơi vào tay một công ty Ảrập - Dubai Ports World. Ngay lập tức, thương vụ này đã trở thành đề tài gây tranh cãi kịch liệt trên chính trường Mỹ. Một cuộc đối đầu ngầm giữa Nhà Trắng và Quốc hội đã diễn ra khi các nghị sĩ lo ngại thoả thuận có thể đe doạ tới an ninh nước Mỹ trong khi chính quyền Bush lại bí mật "gật đầu". Thực hư vụ này ra sao?

Soạn: AM 722439 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cảng Miami, Flordia là 1 trong 6 hải cảng có tên trong thoả thuận chuyển nhượng của DP World.

Khi công ty thuộc sở hữu của chính phủ Các tiểu vương quốc Ảrập (UAE) - Dubai Ports World mua Công ty Hàng hải Hơi nước Peninsular and Oriental (P&O) có tới 169 năm tuổi của Anh, họ tình cờ "vớ được" một miếng bở: P&O đang kiểm soát 6 hải cảng quan trọng tại các thành phố lớn của Mỹ như New York, Baltimore.... Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hoàn tất thương vụ với P&O, quyền quản lý 6 thương cảng nước Mỹ sẽ thuộc về DP World như một phần thoả thuận.

Thoả thuận tưởng như đã được hoàn tất khi chính quyền Bush bí mật ra điều kiện với DP Worlds - nếu chịu hợp tác với Mỹ trong những cuộc điều tra tương lai, Nhà Trắng sẽ chấp nhập cho công ty này quyền điều hành hoạt động tại 6 bến cảng. Theo một phần thoả thuận, Dubai Ports World sẽ phải cung cấp chi tiết về phương hướng hoạt động của họ tại các bến cảng Mỹ, bao gồm chi tiết về thiết kế, bảo dưỡng hay hoạt động của các cảng và thiết bị tại đó.

Tuy nhiên, Nhà Trắng lại không áp đặt những hạn chế thông thường khác như không yêu cầu DP World phải chỉ định một công dân Mỹ chuyên trách giải quyết các yêu cầu liên quan tới chính phủ. Theo các chuyên gia luật, điều này là khá bất bình thường bởi lẽ những yêu cầu loại này thường được gắn kèm với thoả thuận mua bán có yếu tố nước ngoài trong các ngành khác ở Mỹ.

Sợi dây bền chặt giữa UAE và Nhà Trắng

Có lẽ không phải tự nhiên khi chính quyền Bush đưa ra những nhượng bộ nêu trên. Nó phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa Mỹ và Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.

Đã từ lâu UAE có mối quan hệ thân mật với gia đình Bush. Các tài liệu ghi lại cho thấy UAE và một trong số các vị sheikh của vùng đất này đã đóng góp ít nhất 1 triệu USD cho Quỹ Thư viện Bush trước năm 1995. Chính Quỹ này đã thành lập nên Thư viện Tổng thống George Bush tại College Station, Texas.

Soạn: AM 722443 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dubai đang phát triển với tốc độ vũ bão.

Đặc biệt, theo một số quan chức Mỹ, vài tuần trước khi Nhà Trắng thoả thuận với DP World, UAE đã gửi 100 triệu USD sang hỗ trợ các nạn nhân thảm hoạ Katrina. Dù một mực tuyên bố rằng không hề có mối liên hệ nào giữa thoả thuận trị gía 6,8 tỉ USD và lòng "hảo tâm" của UAE, song Nhà Trắng vẫn tuyên bố số tiền mà họ nhận được từ UAE gấp gần 4 lần tổng số tiền mà tất cả các nước khác cộng lại.

Cho tới nay, Mỹ mới chỉ nhận được 126 triệu USD viện trợ từ cộng đồng quốc tế trong đó có cả số tiền của UAE. Các quốc gia khác, bao gồm một số nước Trung Đông cũng cam kết những khoản viện trợ lớn, song tới nay vẫn chưa chuyển tiền sang.

Các nguồn tin cho hay UAE đã gửi 100 triệu USD để cứu trợ nạn nhân Katrina vào hôm 21/9 năm ngoái bằng cách chuyển vào một tài khoản tại Bộ Ngoại giao Mỹ. 2/3 số tiền đã được trao cho Cơ quan điều hành cứu trợ liên bang để giúp 100.000 gia đình. Phần còn lại sẽ được gửi tới Bộ Giáo dục để tái thiết trường học, khuôn viên ĐH gần khu vực New Orleans.

Nhưng liệu có phải chính quyền Bush bất chấp sự phản đối kịch liệt từ phía Quốc hội để gật đầu cho thoả thuận của DP World chỉ đơn thuần do "cảm kích" trước tấm lòng hào phóng của UAE?

Theo một số chuyên gia phân tích, câu trả lời không đơn giản như vậy. Một động lực lớn đứng sau quyết định "dũng cảm" ấy của chính quyền chính là Dubai - gương mặt tiêu biểu trong số 7 tiểu vương quốc thuộc UAE và mối quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền Bush và người cai quản thành quốc này.

Câu chuyện Dubai Inc.

Soạn: AM 722453 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một đường phố ở trung tâm Dubai.

Ngược thời gian trở về đầu năm 1985, vị Hoàng tử của vương quốc Ảrập ít tên tuổi ấy đã rất bực bội khi một hãng hàng không huỷ chuyến bay của ông vào phút chót. Ngay lập tức, vị hoàng tử đã triệu một người Anh điều hành cơ quan du lịch Dubai tới để hỏi về chi phí khai trương một công ty hàng không.

"10 triệu đô la", vị quản lý người Anh có tên Maurice Flanagan đáp. Ngay sau đó, hoàng tử đã yêu cầu Flanagan bắt tay vào việc và chiếc phi cơ đầu tiên của hãng hàng không non trẻ đã cất cánh trong năm đó.

Cho đến nay, sau 17 năm hoạt động, hãng hàng không Các tiểu vương quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng không ngừng, 20%/năm, trở thành hãng hàng không thu được nhiều lợi nhuận thứ hai trên thế giới. Các phi cơ của hãng bay tới 80 sân bay tại 55 quốc gia trên toàn thế giới.

Vị hoàng tử đã sáng lập ra công ty hàng không khi ấy là Sheik Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Hiện ông là Tiểu vương Dubai, và phong cách quản lý của ông trong thời gian qua đã thực sự gây sự chú ý đối với Washington. Chính ông là người đã tạo dựng nên một Dubai Inc. (Khu liên hợp Dubai), thành phố được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Dubai hay "Singapore giữa Trung Đông"

Trước việc thoả thuận của DP World trở thành đề tài gây tranh cãi kịch liệt trên chính trường Mỹ, dư luận lại càng tỏ ra thắc mắc về Dubai Inc. Người ta tự hỏi Dubai Inc. là gì? Ai nắm quyền điều hành nó?

Những người chỉ trích thoả thuận của DP World thì nhắm vào mối quan hệ giữa Dubai với người gây ra vụ 11/9 - Osama bin Laden và coi vương quốc này là nhà nước Ảrập đầy nguy hiểm. Trong khi đó, người ủng họ thì lại hướng vào chi tiết Dubai đã thay đổi nhiều, trở thành một trung tâm tài chính, thương mại dựa trên luật pháp của phương Tây. Sự thật nằm giữa hai luồng quan điểm này.

Soạn: AM 722455 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cảng Dubai.

Sheik Mohammed, được người dân Dubai gọi là "ông chủ", đã nắm thực quyền quản lý tiểu vương quốc này vào năm 1995. Kể từ đó, ông đã tái kiến thiết lại Dubai theo "Tầm nhìn 2010" mà ông phác thảo ra. Chiến lược bao gồm thúc đẩy ngành du lịch, tài chính và các công ty truyền thông, đồng thời biến hải cảng của thành quốc này trở thành một mô hình hiệu quả mà Dubai Ports World đã thực hiện đối với những hải cảng ở Ấn Độ, Trung Quốc...

Tới nay, Dubai đã trở thành một "Singapore ở Trung Đông" - ốc đảo thương mại với những nguyên tắc kinh doanh khắt khe giữa lòng một khu vực đầy bất ổn.

Gia đình Sheik Mohammed sở hữu mọi công ty lớn tại Dubai, và trả công cho nhân viên giống như cách một công ty đa quốc gia vẫn làm: dựa vào thành quả, chứ không do mối quan hệ gia đình. Trung tâm các dịch vụ tài chính của Dubai hoạt động theo mô hình luật pháp của Anh và Úc.

Nơi này đã thu hút các tập đoàn lớn như Credit Suisse và Morgan Stanley. Cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Minh bạch Quốc tế đã xếp UAE là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất tại Trung Đông, đứng thứ 30 trong danh sách 158 quốc gia được xếp hạng trên toàn thế giới.

Đây chính là môi trường mà Dubai Ports World đi lên.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

    Kỳ II: Hành trình phát triển của DP World

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,