221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
770277
Ấn Độ - Lời giải cho bài toán cân bằng chiến lược
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Ấn Độ - Lời giải cho bài toán cân bằng chiến lược
,

Ấn Độ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, trở thành một người khổng lồ Nam Á. Sự phát triển ấy đã tạo ra nhiều thay đổi trên bàn cờ chiến lược khu vực. Đã đến lúc người Mỹ không thể bàng quan trước "hũ mật Ấn Độ" nếu muốn duy trì vai trò của họ ở châu Á.

>>> Ấn Độ - điểm hẹn mới của các nhân tài
>>> Chất xám Ấn Độ hồi hương
>>> Gió đổi chiều

Soạn: AM 717769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bình minh trên vùng ngoại ô Gurgaon, New Delhi.

"Thiên đường Mỹ" giữa lòng New Delhi

Phải mất một lúc mới định hình được nét Ấn Độ ẩn trong mọi thứ được trưng bày tại khu mua bán sầm uất Metropolitan, nằm tại vùng ngoại ô Gurgaon giàu có của thủ đô New Delhi. Trên những tấm áp phích quảng cáo cho bộ phim đang được công chiếu là hình diễn viên phim hành động Hollywood Harrison Ford đang ngạo nghễ nhìn xuống người xem. Phía dưới gian bán hàng, đồ của Tommy Hilfiger xếp cùng hàng với Reebok và Benetton. Tất cả đều mang vẻ "American".

Ngay cả khu vực bán đồ ăn cũng mang đậm hương vị Mỹ. Tại đây, những gian bán bánh Tex Mex chen chúc với các cửa hàng xúc xích, còn gian bán kem thì bày đầy loại kem Smoothies mà người Mỹ ưa thích. Trong gian Pizza Hut, thanh thiếu niên mua những chiếc pizza mang đậm hương vị Ấn Độ nhưng có nhãn hiệu toàn cầu như Spicy Korma và Tikka Chicken, rắc đầy ớt xanh.

Chỉ duy cách người dọn vệ sinh giữ thăng bằng với đống hộp bìa các tông trên đầu anh ta và một tấm biển bắt mắt dán ngay trước cửa thang máy với dòng chữ: "Cần thận với bộ sari của bạn khi dùng thang" là dấu hiệu cho thấy nơi này không phải là trung tâm mua sắm ở Alabama...

***

Sức hút của "hũ mật Ấn Độ"

Chỉ mới tuần trước, Tổng thống Mỹ Bush đã bày tỏ một vài nhận xét của mình về sở thích đối với món pizza của giới trẻ Ấn Độ. Họ chính là những đối tượng mà ông muốn hướng đến.

Trong bài phát biểu trước chuyến thăm, ông đã nói: "Tầng lớp trung lưu Ấn Độ ước tính có tới 300 triệu người. Hãy nghĩ về điều ấy. Riêng tầng lớp này đã lớn hơn toàn bộ dân số Mỹ. Tầng lớp ấy đang mua máy điều hoà nhiệt độ, đồ làm bếp, máy giặt và rất nhiều chủng loại hàng hoá này có xuất xứ từ công ty Mỹ như GE hay Whirlpool".

Rõ ràng, chính quyền Bush đã nhận thức một cách nghiêm túc những đổi thay diễn ra tại Ấn Độ. Với tỉ lệ tăng trưởng hiện đạt mức 8%, trong 15 năm qua, nền kinh tế Ấn đã chuyển đổi từ chỗ là một quốc gia thuộc Thế giới Thứ 3, thành một cường quốc đang trỗi dậy, có khả năng trở thành đối thủ của Trung Quốc.

Soạn: AM 717773 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bên trong khu thương mại sầm uất tại Gurgaon.

Và chẳng có gì là ngạc nhiên khi trong đoàn thăm Ấn Độ lần này, bên cạnh những quan chức chính quyền là các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, những người muốn tìm kiếm mối quan hệ làm ăn mới với Ấn Độ. Tất cả nói lên một điều rằng: Mỹ đang muốn bước chân vào thị trường rộng lớn Nam Á.

Trở lại thời điểm cách đây 5 năm, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ bị chi phối bởi những lệnh trừng phạt do vụ thử hạt nhân năm 1998 của New Delhi. Nhưng gần đây, khi tác động của cuộc cải tổ kinh tế mang lại gương mặt mới cho Ấn Độ, mối quan hệ ấy đã có nhiều thay đổi.

Trong vòng 3 năm qua, các ngân hàng đầu tư trên thế giới liên tục đưa ra dự báo khả quan về tương lai kinh tế Ấn Độ. Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs thậm chí còn nói rằng tới năm 2032, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Còn một dự báo do Cục tình báo trung ương Mỹ CIA đưa ra thì cho rằng tới năm 2020, Ấn Độ có thể đuổi kịp Trung Quốc, trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

"Khoảng 20% dân số thế giới trong độ tuổi 24 là người Ấn và 70% dân số Ấn dưới độ tuổi 36. Với những thống kê này, tôi tin tưởng rằng lực lượng lao động trẻ của chúng ta đang tham gia vào cuộc cạnh tranh quy mô toàn cầu", Nandan Nilekani, Chủ tịch tập đoàn Infosys Technologies, một trong những công ty phần mềm mạnh nhất tại Ấn Độ phát biểu.

Ngay cả số dân nói tiếng Anh ở Ấn Độ cũng vượt trội Mỹ. Đây rõ ràng là ưu thế của Ấn Độ so với Trung Quốc trong con mắt Mỹ.

"Những gì chúng tôi thường được nghe và thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ về Ấn Độ trước đây không mấy vui vẻ. Tờ New York Time đôi khi còn in hình một con voi trên đường phố Delhi và coi đó là tin duy nhất về Ấn Độ. Nhưng giờ đây, thay vì hình ảnh con voi là hình một kỹ thuật viên phần mềm 25 tuổi", Chuyên gia tư vấn Anupam Yog phát biểu.

Thực tế là ở một đất nước chưa từng chứng kiến sự cần thiết của những toà nhà cao tầng như Ấn Độ, một không khí khác lạ đang diễn ra. Bên trong những toà tháp bằng kính, các nhân viên người Ấn làm việc thâu đêm để trả lời câu hỏi của khách hàng Mỹ liên quan tới lĩnh vực ngân hàng; các kỹ sư ngồi miệt mài bên máy vi tính để thiết kế lại động cơ cho máy bay Mỹ. Người dân sống trong những khu công quản có cái tên như Công viên Malibu và Beverly, xây bằng bê tông cứng theo kết cấu hiện đại; những vị Tổng giám đốc trẻ tuổi thoải mái chơi golf tại những câu lạc bộ của Gurgaon bất chấp tình trạng thiếu nước "kinh niên".

Soạn: AM 717779 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giới trẻ Ấn Độ ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ cao. Nhờ vào lực lượng này, Ấn Độ có thể"tự tin" tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Được hỏi về chuyến thăm của ông Bush, những thanh niên "nghiện" bánh pizza người Ấn đặc biệt tỏ ra hồ hởi. Manoj Dahiya, 25 tuổi, một kỹ sư phần mền làm việc tại công ty Fidelity Investments của Mỹ bộc bạch: "Không một nước nào chịu nổi sự sự cô lập với Mỹ".

Người bạn cùng ăn trưa với anh, Hitesh Chawla, 24 tuổi, một chuyên gia phân tích của Evalueserve -  công ty Ấn Độ chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ văn phòng như lập hồ sơ, nghiên cứu cho các doanh nghiệp Mỹ nói thêm: "Nhưng khi tất cả các lãnh đạo thế giới đều muốn thiết lập quan hệ liên minh với Ấn Độ, đó cũng là một dấu hiệu tốt".

Xét theo khía cạnh nào đó, tâm lý "chống Mỹ" ở Ấn Độ đang tan dần. Theo một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 71% dân số Ấn Độ có quan điểm tích cực đối với Mỹ, tăng 5% so với năm 2003. Còn theo cuộc khảo sát của tờ tuần san Outlook, Ấn Độ tuần này, dù 72% người được hỏi cho rằng Mỹ là nước hay "ức hiếp", song tới 2/3 tỏ ra hoan nghênh ông Bush, coi ông là "người bạn của Ấn Độ".

Mặt trái của sự phát triển

Chuyến thăm của ông Bush lần này mang theo nhiều thoả thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và năng lượng. Ngoài ra, Mỹ còn muốn công bố việc thành lập Lãnh sự quán mới tại Ấn Độ - một động thái nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Song điểm gây tranh cãi nhất, đồng thời là trọng tâm của chuyến thăm lần này chính là thoả thuận hợp tác hạt nhân. Washington đã rất nỗ lực để thuyết phục cộng đồng quốc tế bỏ qua hiệp định cấm phổ biến mà New Delhi đã từ chối ký, để cho phép việc trao đổi hạt nhân giữa hai nước bắt đầu. Theo đó, Mỹ sẽ bán năng lượng hạt nhân Ấn Độ giúp nước này giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng trầm trọng với điều kiện Ấn Độ mở cửa các cơ sở hạt nhân dân sự cho thanh sát viên quốc tế. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ tại Mỹ và cả ở Ấn Độ, khi các đảng cánh tả trong chính phủ liên minh cho rằng nó ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia của Ấn Độ.

Theo các chuyên gia phân tích, mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn không chỉ quan trọng đối với Mỹ, mà cũng rất quan trọng đối với Ấn Độ. Nếu như vậy, liệu có phải Ấn Độ sẽ phải hy sinh một lợi ích gì đó khi chấp nhận mối quan hệ này?

"Chúng tôi không xích lại gần Mỹ mà không thận trọng", một quan chức Ấn Độ nói. "Không ai vội vàng xây dựng liên minh. Chúng ta có thể có những điểm tương đồng, nhưng quan hệ liên minh cần nhiều hơn thế. Nó có nghĩa phải từ bỏ một số quyền ra quyết định, điều mà chúng tôi cảm thấy khó khăn. Chúng ta sẽ hữu ích hơn đối với Mỹ nếu chúng ta độc lập".

Chưa biết liệu Ấn Độ và Mỹ có vượt qua những bất đồng trong thoả thuận hạt nhân trước khi ông Bush kết thúc chuyến thăm New Delhi hay không. Về lâu về dài, vẫn còn nhiều bóng đen cản trở tương lai kinh tế đầy khả quan của Ấn Độ.

Hiện tại, cơ sở hạ tầng của nước này vẫn còn yếu kém. Đường xá tắc nghẽn, thiếu nước kinh niên, thiếu điện, và hệ thống sân bay vẫn phải chật vật để vận hành. Ngoài ra, là một hệ thống quan liêu hành chính ngoằn ngoèo, khúc khuỷu.

Soạn: AM 717797 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vẫn còn những khu ổ chuột thế này giữa lòng thủ đô New Delhi, nơi người dân không đủ nước và điện, cũng không hề biết tới những nhãn hiệu toàn cầu.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của Ấn Độ, vẫn còn mặt trái bị lãng quên. Đất nước này vẫn còn hơn 300 triệu người đang phải chật vật sống với chưa đầy 1 USD/ngày. Khoảng 45% trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Ngay cả cộng đồng doanh nghiệp nơi này cũng đang muốn chính phủ san bằng khoảng cách giữa người giàu, và người nghèo.

***

Ngay tại thủ đô New Delhi là khu ổ chuột Bhumi Heen Camp. Cư dân ở đây chưa bao giờ được thấy gian hàng Pizza Hut. Đường xá cũng chỉ là những con đường đầy cát sỏi, không hề được rải nhựa. 20 năm kể từ khi khu ổ chuột này mọc lên, nhiều người đã xây tường gạch xung quanh phần đất nhỏ bé của mình. Những đường cống lộ thiên chạy dọc theo các con hẻm, len qua những ngôi nhà và thường xuyên trong tình trạng ứ đọng rác thải.

Trước cửa một túp lều sập xệ, còn nhỏ hơn một chiếc giường đôi, Suman Singh đang nhanh tay tỉa  những chiếc xari cho một nhà máy xuất khẩu gần đó. Cô kiếm được 18 pence/ngày nhờ công việc này. Cô đã tới thủ đô cùng với gia đình khi mới lên 5, để mong thoát khỏi cảnh nghèo của vùng nông thông, nhưng 20 năm kể từ khi rời làng ra đi, gia đình ấy vẫn đang chờ đợi một ngôi nhà chính thức.

"Chúng tôi đang đợi chính phủ cấp cho miếng đất", Singh nói. Trên trần nhà, một chiếc bóng điện treo tòng teng đủ để thắp sáng cho cả nhà. Việc giặt giũ chỉ được thực hiện trong những chiếc chậu khi nào có nước. Có lẽ trong tương lai gần, Singh sẽ không thể mua nổi chiếc máy giặt của Mỹ.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,