221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
684820
Gian nan tới vòng 4 hội đàm 6 bên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Gian nan tới vòng 4 hội đàm 6 bên
,

Hôm 9/7, đúng vào ngày Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice bắt đầu chuyến công du Đông Á, hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này đồng ý quay trở lại bàn đàm phán 6 bên.

Soạn: AM 492097 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lãnh đạo 6 bên tại vòng 3 hội đàm về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên diễn ra tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Trung Quốc.

Cùng ngày hôm đó tại Washington D.C, một phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố Mỹ hoan nghênh động thái của CHDCND Triều Tiên và hy vọng vòng hội đàm diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 7 sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Thông tin này lại một lần nữa khiến dư luận chú ý tới vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoại giao con thoi kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán

Kể từ khi kết thúc vòng 3 hội đàm hồi tháng 6 năm ngoái, đã có nhiều hoạt động ngoại giao sắc sảo được tiến hành "sau hậu trường". Mới đây, một loạt hoạt động ngoại giao con thoi vẫn diễn ra. Khởi đầu là việc Ngoại trưởng Rice thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; sau đó Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đường Gia Triền thăm CHDCND Triều Tiên từ ngày 12-14/7 với tư cách đại diện cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Trong ngày 14/7, có một cuộc hội đàm giữa đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cuộc hội đàm này diễn ra trước chuyến thăm Mỹ của ông Đường Gia Triền và chuyến thăm Trung Quốc của một đoàn đại biểu Hàn Quốc.

Những hoạt động ngoại giao sôi nổi đang diễn ra cho thấy mỗi bên đều đang xúc tiến những bước chuẩn bị cuối cùng để đảm bảo vòng 4 hội đàm sẽ đem lại hiệu quả.

Trên thực tế, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã tái khởi động các cuộc tiếp xúc từ tháng 5 thông qua cái gọi là Kênh New York. Tổng thống Hàn Quốc khi ấy là Roh Moo-hyun đã tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ George W. Bush. Ngay sau đó, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc gặp cấp bộ trưởng lần thứ 15, đưa ra một thoả thuận 12 điểm.

Một chi tiết đáng lưu ý là nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il đã gặp Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Chung Dong-young vào ngày 15/6. Cuộc gặp đã thổi một luồng hy vọng mới vào các cuộc hội đàm vốn bị đình trệ suốt 1 năm qua.

Tại cuộc hội đàm, ông Kim cho rằng nếu Mỹ tôn trọng CHDCND Triều Tiên, nước này sẽ không cần có vũ khí hạt nhân và sẽ sẵn sàng trở lại bàn đàm phán vào tháng 7. Đáp lại, Chung Dong-young đã đưa ra một đề xuất quan trọng rằng nếu CHDCND Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc sẽ dành cho nước này một chương trình viện trợ kinh tế quy mô lớn. Ông Kim cho biết sẽ nghiên cứu đề xuất này.

Ít lâu sau, Mỹ công nhận CHDCND Triều Tiên là một nước có chủ quyền và lặp lại rằng Mỹ không có ý định tấn công CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng hiểu tuyên bố này có nghĩa là Mỹ công khai rút lại quan điểm trước đây, coi CHDCND Triều Tiên là "tiền đồn của sự chuyên quyền". Động thái này đã tạo ra những điều kiện thích hợp để tiếp tục các cuộc hội đàm.

Nỗ lực không chỉ từ một phía

Hồi tháng 2, CHDCND Triều Tiên tuyên bố có sở hữu vũ khí hạt nhân. Rõ ràng, tuyên bố này đã làm tăng mức độ phức tạp của vòng hội đàm tiếp theo. Nếu lộ trình giải quyết bế tắc hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được vạch ra tại những cuộc hội đàm này, đó sẽ là thành công lớn. Nhưng để đạt được điều đó, cần thêm nhiều nỗ lực nữa.

Trước hết, CHDCND Triều Tiên cần phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và Mỹ phải đưa ra những đảm bảo về mặt an ninh. Trong 3 vòng đàm phán trước, hai nước bị lún vào cuộc tranh cãi xung quanh việc ai sẽ làm trước. Từ bỏ vũ khí hạt nhân có thể là một quá trình lâu dài, phức tạp và khó có thể tưởng tượng rằng một bên thì nên làm còn bên kia lại khoanh tay chờ đợi.

Thứ hai, các vấn đề không liên quan thì không nên xuất hiện trong các cuộc hội đàm. Đồng thời, mỗi bên nên tránh giọng điệu khiêu khích và nên góp phần tạo ra môi trường lành mạnh cho các cuộ đàm phán. Việc Mỹ gọi nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il là "Ông Kim" và nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng coi Tổng thống Bush là "một người thú vị" có thể coi là dấu hiệu tích cực.

Soạn: AM 492099 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại diện 6 bên tại vòng 3 hội đàm.

Hàn Quốc đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc khởi động vòng hội đàm tới. Kể từ mùa hè năm ngoái, nước này đã duy trì tiếp xúc với CHDCND Triều Tiên ở nhiều cấp khác nhau trong đó có cả liên lạc cấp cao. Hàn Quốc bày tỏ nguyện vọng muốn làm người "trung gian cân bằng" trong các vấn đề ở Đông Bắc Á và đã chứng minh ý định của mình qua đề xuất quan trọng về viện trợ cho CHDCND Triều Tiên.

Cụ thể, hôm 12/7 vừa qua, Hàn Quốc đề nghị nếu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và tạm thời ngừng chương trình lò phản ứng nước nhẹ, Hàn Quốc sẽ cung cấp 2 triệu kw điện. Hàn Quốc cũng sẽ cung cấp 1/2 triệu tấn gạo và kết nối hệ thống đường xe lửa thông giữa hai nước. Đây được coi là nhân tố quan trọng trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc của Tổng thống Roh với nước láng giềng.

Với tư cách là nước chủ nhà, Trung Quốc vẫn tiếp tục đối thoại với tất cả các bên liên quan nhằm đưa ra thời gian biểu và các vấn đề cụ thể trong hội đàm. Kể từ tháng 2, khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc đã hai lần cử phái viên sang Bình Nhưỡng. Đầu tiên là Wang Jiarui, người đứng đầu Phòng quan hệ quốc tế Uỷ ban Trung ương ĐCS Trung Quốc hôm 19/2 và người thứ hai là Đường Gia Triền.

Trung Quốc hy vọng tất cả các bên sẽ có đủ "kiên nhẫn" để giải quyết tình trạng bế tắc về hạt nhân hiện nay. Trung Quốc hy vọng, dù cho các cuộc hội đàm có diễn tiến phức tạp ra sao, mỗi bên nên tiếp tục tin tưởng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết hoà bình thông qua đối thoại.

Vai trò của Trung Quốc đã được nhiều bên thừa nhận. Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc đã ca ngợi chính phủ Trung Quốc vì những nỗ lực giúp hội đàm 6 bên được tiếp diễn. Khi gặp gỡ ông Đường Gia Triền, nhà lãnhd đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il cũng đã bày tỏ sự khâm phục trước những cố gắng của Bắc Kinh.

  • Huyền Trang - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,