221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
594718
Lebanon và Hezbollah: Đi lên từ thù hận!
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Lebanon và Hezbollah: Đi lên từ thù hận!
,

Cuộc biểu tình của những người ủng hộ Hezbollah là một trong những phong trào rầm rộ nhất trong lịch sử hiện đại Lebanon. Đối với những người theo đạo Cơ đốc, đây thực sự là một cơn ác mộng.

Người Lebanon ủng hộ phe đối lập biểu tình chống Israel.

Xem cảnh biểu tình

Năm 1940, người Hồi giáo ở Lebanon bất bình khi Tổng thống Emile Edde đối xử với họ như những công dân loại hai. Đáp lại, ông Edde mỉa mai rằng: "Lebanon là đất nước của người theo đạo Cơ đốc. Hãy để người Hồi giáo tới sống ở Mecca". Những lời ấy đã lột tả thái độ ghẻ lạnh mà người theo đạo Cơ đốc dành cho người Hồi giáo ở Lebanon cũng như lột tả niềm mong ước loại bỏ cộng đồng Hồi giáo tại đây.

Chưa đầy 10 năm sau đó, vào năm 1946, Quốc vương Abdullah I của Jordan đưa ra ý tưởng thống nhất Syria và Jordan theo kế hoạch mà ông gọi là "Đại Syria" dưới sự trị vì của triều đại Hashemite. Abudullah I đã có chuyến công du vòng quanh khu vực, gióng giả kêu gọi các nước ủng hộ kế hoạch của ông. Tại Lebanon, ông đã gặp và hội đàm với Thủ lĩnh phái Maron (Thiên chúa giáo Syria) là Antune Arida. Antune Arida đưa cho ông một đề nghị "khó lòng từ chối", đó là: người theo phái Maron ủng hộ kế hoạch của Syria chỉ với điều kiện Abdullah sáp nhập các vùng lãnh thổ của người Hồi giáo tại Lebanon vào "Đại Syria".

Có thể nhiều độc giả sẽ phê bình thậm chí đặt nghi vấn đề tính chân thực của câu chuyện kể trên, nhưng mọi người có thể tìm thấy nó trong hồi ký của Hoàng tử Adil Arslan xuất bản năm 1983. Ông từng là một chính khách theo phái Druze tại Lebanon và làm việc tại Syria. Tất nhiên, câu chuyện ấy đã kích động lòng hận thù và đánh mất niềm tin của người Hồi giáo tại Lebanon.

Năm 1975, căng thẳng giữa hai phái leo thang mạnh mẽ tới mức Tổng thống Syria Hafez al-Assad buộc phải tiến hành sự can thiệp mang tính chính trị vào nội tình Lebanon. Ông khuyến khích Tổng thống Lebanon khi ấy là Sulayman Franjiyyieh ban hành một văn bản trong đó đưa ra một số nhượng bộ đối với đề xuất mà người Hồi giáo yêu cầu từ những năm 1940 bao gồm: quyền đại diện bình đẳng tại Quốc hội; tăng thêm quyền lực và quyền tự trị cho Thủ tướng dòng Sunni - người được Quốc hội lựa chọn mà không phải là một vị Tổng thống theo phái Maron; quyền bình đẳng ở nơi công sở và đề nghị xem xét Lebanon như một "quốc gia Ảrập".

Tuy nhiên, đề xuất này đã bị chính những người Hồi giáo bác bỏ vì cho rằng cải tổ mà chính phủ đưa ra quá trễ và quá ít. Trong cuộc họp kéo dài 12 giờ đồng hồ giữa Tổng thống Assad và người đại diện nhóm Hồi giáo tại Lebanon Kamal Jumlatt ngày 27/3/1976, ông Assad hỏi: "Tại sao các ông muốn leo thang bạo lực? Văn bản pháp luật sẽ đáp ứng 95% yêu cầu của các ông. Các ông còn muốn gì hơn nữa?". Đáp lại, Jumblatt giận dữ nói ông muốn loại bỏ những người Cơ đốc giáo "từng thống trị người Hồi giáo suốt 140 năm nay".

Tuyên bố này được nhà báo Anh Patrick Seale trích đăng trong cuốn sách có tựa đề: "Assad: Cuộc chiến cho Trung Đông". Cuốn sách được viết dựa trên cuộc phỏng vấn Jumblatt, người hiện nay đang lãnh đạo phe đối lập trong đó người Thiên chúa giáo chiếm đa số tại Lebanon.

Người biểu tình tràn xuống các đường phố thủ đô Beirut.

Bản thân hai câu chuyện trên đã cho thấy quãng đường gian khổ mà Lebanon đi qua kể từ năm 1976 cũng như tính chất phức tạp, lộn xộn của nền chính trị nước này. Tất nhiên, cả hai luồng quan điểm của Edde và Jumblatt đều không thể chấp nhận tại một đất nước vốn có quá nhiều phe phái như Lebanon. Có người thắc mắc rằng nếu như Tổng thống Edde còn sống, ông sẽ nói gì trước hơn nửa triệu người biểu tình, mà số đông là người Hồi giáo dòng Shi'ite, tuần hành trên khắp các đường phố Beirut hiện nay? Đây là một Lebanon hoàn toàn khác với đất nước ông từng lãnh đạo trong những năm 1936-1941 và để tiếp tục cuộc sống, người theo đạo Cơ đốc tại Lebanon phải nhận thức rằng: Lebanon như của Edde không còn tồn tại nữa. Dù muốn dù không, họ cũng phải hiểu rằng đây là một Lebanon nơi 40% dân số là người Shi'ite. Phần lớn trong số này hoặc là thành viên của Hezbollah hoặc là người ủng hộ Thủ lĩnh Hasan Nasrullah. Đây là thực tế mà tất cả mọi người kể cả Tổng thống Mỹ Bush phải nhìn nhận một cách thận trọng trước khi phác thảo ra những kế hoạch cho Lebanon trong tương lai.

Ván cờ Hezbollah

Cuộc biểu tình mà những người theo nhóm Hezbollah tiến hành là một trong những phong trào rầm rộ nhất trong lịch sử hiện đại Lebanon. Đối với những người theo đạo Cơ đốc, đây thực sự là một cơn ác mộng. Nó cho thế giới thấy rằng người Shi'ite có "biệt tài tổ chức" và họ nhất quán trong mục tiêu với Syria, đồng thời chống lại kế hoạch Trung Đông mà ông Bush đưa ra.

Nhiều người cho rằng chỉ trong nháy mắt, thủ lĩnh Hezbollah Nasrullah có thể gây ra cảnh hoang tàn tại Lebanon, tạo ra những phẫn nộ trong cộng đồng người Shi'ite Iraq. Và Tổng thống Bush thì không thể làm điều gì khiến người Shi'ite ở Iraq phẫn nộ vì họ đang đóng vai trò chủ đạo trong việc làm dịu tình hình, giữ ổn định tại đây. Tuy nhiên, Nasrullah quá khôn ngoan để hiểu rằng ông ta không nên hành động như vậy.

Nasrullah đã và đang nhắc nhở người Mỹ cùng các thành viên phe đối lập kêu gọi triển khai Nghị quyết 1559 LHQ rút quân đội Syria khỏi Lebanon rằng người Shi'ite vẫn còn ở đó, vẫn còn tồn tại trong con mắt các nước khác trên thế giới và người Shi'ite có vũ trang.

Hàng trăm nghìn người đổ xuống các đường phố Beirut.

Tính chất tượng trưng trong cuộc biểu tình do Hezbollah tổ chức được thể hiện khá rõ ràng. Trước hết, việc người biểu tình không mang theo cờ Hezbollah mà chỉ mang theo cờ của Lebanon đã cho thấy người Shi'ite tận tâm với Lebanon và với những nước trung thành với đạo Hồi dòng Shi'ite bao gồm Iran, Iraq, Syria. Đám đông những người ủng hộ Nasrullah tụ họp trên các đường ranh giới từng phân chia Lebanon trong thời kỳ nội chiến, trên những khu vực nơi trước đây là chiến hào. Nasrullah tuyên bố rằng nơi này từng bị Israel phá huỷ năm 1982 và bị chính người Lebanon tàn phán trong suốt cuộc nội chiến.

Thứ hai, Nasrullah không cho phép bất kì ai mang theo súng để chứng tỏ sự tiến bộ của những người đi theo ông ta từ những năm 1970 tới giờ. Ông ta cũng không cho bất cứ ai bắn bất kì phát đạn nào lên trời và nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình hoà bình, chỉ nhằm mục đích vạch trần nửa bên kia của Lebanon và cảm ơn Syria.

Cuộc biểu tình của Hezbollah thật sự có hiệu quả. Nó đã phát đi bức thông điệp cần thiết tới Mỹ và thế giới. Tờ New York Times đưa tin Mỹ sẽ giải quyết vấn đề với Hezbollah theo một hướng khác sau cuộc biểu tình rầm rộ tại Beirut. Tờ báo trích đoạn: "Sự chuyển hướng về quan điểm của chính quyền Mỹ được coi là cách công nhận "dè dặt" rằng Hezbollah, ngoài khả năng hỗ trợ những vụ tấn công tại Israel, còn là một lực lượng chính trị to lớn tại Lebanon và có thể làm cản trở nỗ lực buộc Syria rút quân của phương Tây".

Tờ báo nói thêm rằng sẽ rất nguy hiểm khi làm Hezbollah tức giận và sẽ thông minh hơn nếu thuyết phục nhóm này tranh cử trong các cuộc bầu cử tại Lebanon.

TIN LIÊN QUAN:
Về vị cựu Thủ tướng vừa bị ám sát ở Lebanon
Dân chúng Lebanon thương tiếc tiễn đưa cựu Thủ tướng Hariri
Lebanon kêu gọi nước ngoài giúp đỡ điều tra vụ Hariri
Phe đối lập Lebanon yêu cầu chính phủ từ chức
Lebanon: Bom xe giết chết cựu Thủ tướng Rafik Hariri
Mỹ nghi Syria chủ mưu vụ đánh bom cựu Thủ tướng Lebanon

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,