221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
577120
Hỏi đáp về khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Hỏi đáp về khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên
,

Dưới đây là những phân tích xung quanh tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đồng thời đánh giá về cơ sở chính sách của phương Tây và châu Á đối với vấn đề này.

Bình Nhưỡng tuyên bố ''ngừng vô thời hạn'' tham gia vào các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của nước này.

Đàm phán 6 bên có mang ý nghĩa quan trọng?

Tất nhiên là có. Cuộc xung đột giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ có thể là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với an ninh Đông Á trước mắt và cả lâu dài. 

Mỗi tháng trôi qua, nguy cơ bất hoà ngày càng leo thang, trong khi Bình Nhưỡng dường như tận dụng thời gian đó để tăng cường năng lực hạt nhân của mình.

Cho dù vấn đề mang tính nghiêm trọng và cấp thiết, 3 vòng đàm phán vừa qua không đạt được mấy kết quả khả quan.

Trong khi đó, Mỹ và CHDCND Triều Tiên, ít nhất là bề ngoài, dường như còn quá xa để có thể tạo ra một bước đột phá trong nỗ lực giải quyết vấn đề.

Biết gì về chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên?  

CHDCND Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân và đang xây dựng kho vũ khí của mình. Vấn đề đối với phần còn lại của thế giới là rất khó để kiểm chứng tuyên bố trên.

Hầu hết các chuyên gia kiểm soát vũ khí nghi ngờ Bình Nhưỡng đã theo đuổi chương trình vũ khí - chắc chắn là đến năm 1994, thời điểm nước này ký thoả thuận ngừng tất cả các hoạt động có liên quan đến hạt nhân. 

Tuy nhiên, tháng 12/2002, nước này tái khởi động lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon và trục xuất 2 giám sát viên hạt nhân LHQ. Cho đến nay, vấn chưa rõ các hoạt động hạt nhân tại Yongbyon.

Nếu như lò phản ứng trên hoạt động hết công suất, một số nhà phân tích tin rằng nó có thể sản xuất đủ  plutonium để sản xuất một vũ khí hạt nhân trong một năm.

Cục tình báo trung ương Mỹ CIA cho biết, chương trình làm giàu uranium có thể sản xuất ít nhất 2 quả bom mỗi năm vào giữa thập kỷ này.

CHDCND Triều Tiên có bao nhiêu vũ khí?

Thật khó để có thể trả lời câu hỏi trên nếu không có sự thanh sát toàn diện của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA. Các chuyên gia tin rằng, CHDCND Triều Tiên có thể đã chiết đủ plutonium để sản xuất một số lượng nhỏ bom.

Các quan chức Mỹ cho biết, Bình Nhưỡng đang sở hữu một hoặc 2 quả bom nguyên tử. Khoảng 8.000 thanh nguyên liệu đã qua sử dụng được nhập kho từ năm 1994 có thể cũng đã được sử dụng để chiết suất plutonium để sản xuất vũ khí.

CHDCND Triều Tiên cũng tuyên bố đã hoàn thành việc tái chế số thanh nhiên liệu trên, cho dù Hàn Quốc và Mỹ tỏ ra vẫn nghi ngờ.

Cuộc khủng hoảng thực sự vì cái gì?

Mối quan hệ giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đóng băng kể từ khi Tổng thống Mỹ George W Bush liệt Bình Nhưỡng vào cái gọi là ''liên minh ma quỷ'' hồi tháng 1/2002. 

Căng thẳng thực sự leo thang kể từ tháng 10/2002 khi Mỹ cáo buộc CHDCND Triều Tiên đang phát triển một chương trình hạt nhân bí mật dựa trên cơ sở nguyên liệu uranium.

Washington không chỉ quan ngại về việc Bình Nhưỡng phát triên vũ khí hạt nhân mà còn muốn ngăn chặng khả năng CHDCND Triều Tiên xuất khẩu tên lửa và công nghệ hạt nhân sang các quốc gia hoặc các tổ chức khác. 

Kể từ tháng 10/2002, CHDCND Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, trục xuất thanh sát viên IAEA và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn liên tục cảnh báo về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến hạt nhân. Thường rất khó để có thể xác định được tính chính xác đằng sau mỗi động thái của CHDCND Triều Tiên. 

Tuy nhiên, dường như Bình Nhưỡng đang cố gắng dùng con bài hạt nhân để chiếm ưu thế trong quá trình đàm phán Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và ''kiếm'' thêm viện trợ kinh tế của Mỹ. 

Ngay sau khi ông Bush tái cử, nhiều người hy vọng hai bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, tuyên bố mới đây của CHDCND Triều Tiên dường như đã ''giết chết'' khả năng đó.

Liệu ngoại giao có giải quyết được vấn đề?

Câu trả lời là có thế, nhưng không dễ dàng gì. Rất khó có thể tìm được đủ ''cà rốt'' kinh tế và ngoại giao để thuyết phục giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Chính quyền Bush đặc biệt rất lo ngại bởi CHDCND Triều Tiên đã phá vỡ Hiệp định khung 1994 về hạt nhân. Và cho dù đang phải chịu sức ép về kinh tế, mối quan tâm đầu tiên của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il là sự tồn tại của chính ông và những người ủng hộ trong lực lượng quân đội nước này. 

Quan ngại?

Tất nhiên, đứng trên phương diện phổ biến vũ trang, đặc biệt khi vũ khí huỷ diệt hàng loạt có thể rơi vào tay những nhà nước hoặc tổ chức ''cứng đầu'' và có thể dẫn tới những thảm hoạ hạt nhân không thể tưởng tượng nổi.

Ngoài ra, vũ khí huỷ diệt hàng loạt có thể được chuyển giao cho các bên thứ ba. CHDCND Triều Tiên đã từng chuyển giao công nghệ tên lửa cho nhiều nước. 

Sự khác nhau giữa CHDCND Triều Tiên và Iraq dưới mắt Mỹ? 

Iraq và CHDCND Triều Tiên là 2 trước hợp khác nhau hoàn toàn. CHDCND Triều Tiên có nhiều vấn đề lớn trong nước. Trong khi đó, 2 đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản đều có chính sách tích cực thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Có lẽ quan trọng hơn, CHDCND Triều Tiên có thể có bom hạt nhân, trong khi Iraq thì không. Quan điểm của chính quyền Bush có thể là ''hành động'' trước khi một quốc gia có được ''một năng lực hạt nhân''. Đối với CHDCND Triều Tiên, điều đó là quá trễ.

(Trần Kiên - Theo BBC)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,