221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
540900
Chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ 2 của ông Bush
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ 2 của ông Bush
,

Ngay từ khi còn vận động cử tri, Tổng thống Bush từng cam kết sẽ đưa ra một chính sách đối nội "táo bạo" và tiếp tục chính sách đối ngoại theo hướng giải quyết những xung đột còn đang tiếp diễn.

Soạn: AM 187630 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Bush và phu nhân.

Mở đầu bài phát biểu, ông Bush khẳng định: "Chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế, cải cách hệ thống thuế đã lỗi thời; chúng ta sẽ củng cố an sinh xã hội cho thế hệ trẻ và mở các trường công".

Theo một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ John Fortier, nhiệm kỳ hai thường là thời kì khó khăn đối với các Tổng thống. "Việc khởi đầu một nhiệm kỳ 2 thực sự là cơ hội để ông Bush làm một việc gì đó nếu muốn sử dụng chiến thắng ngày hôm qua".

Ông Bush sẽ dồn "số vốn liếng chính trị" của ông vào những vấn đề cầm quan tâm như: biến luật giảm thuế cho người giầu thành vĩnh cửu, đơn giản hoá việc hoàn thuế, hạn chế các vụ kiện tốn kém, tạo cho người dân có cơ hội chuyển một phần khoản thuế thu nhập của họ vào tài khoản hưu trí - một kế hoạch có thể tiêu tốn tới 2000 tỉ USD trong vòng 10 năm.

Mặc dù thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, có thể ông Bush vẫn phải thoả hiệp. Những thành viên Dân chủ trong Thượng viện vẫn có quyền phủ quyết bất kì đề xuất nào trong chương trình nghị sự của Tổng thống. "Cuộc chiến" gay cấn nhất có thể liên quan tới các vị trí trong Toà án tối cao.

Việc Thẩm phán William Rehnquist mới đây bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp có thể báo hiệu trước việc ông Bush phải chỉ định 3 thẩm phán mới.

Soạn: AM 187628 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tổng thống Bush và phu nhân đứng cạnh Phó Tổng thống Dick Cheney khi công bố chiến thắng.

Ông Bush đã cam kết sẽ giảm chi tiêu và thâm hụt ngân sách khổng lồ. Song để làm được điều đó, ông cần phải đối mặt với Quốc hội. Tới nay, chưa bao giờ ông phủ quyết một dự luật chi tiêu nào.

Đối ngoại

Kế hoạch cho Iraq

Sẽ không có thay đổi lớn về chính sách Iraq của chính quyền Bush trong nhiệm kỳ hai. Vấn đề đối với Tổng thống Mỹ hiện nay là làm thế nào ông có thể kết thúc cuộc chiến mà ông phát động.

"Chúng tôi không có ý định đưa ra quyết định gì khác biệt. Đó chỉ là sự tiếp nối và rất quan trọng", cố vấn chính sách đối ngoại của ông Bush là Danielle Pletka phát biểu.

Vấn đề tại Fallujah hiện đang là mối quan tâm lớn đối với Mỹ. Quân đội Mỹ dự kiến sẽ tiến hành những vụ không kích nhằm vào nơi ẩn náu của lực lượng nổi dậy tại đây sau khi cuộc bầu cử kết thúc, tuy nhiên, họ vẫn đang chờ ý kiến của Thủ tướng lâm thời Iraq Allawi.

Bên cạnh trọng tâm là vấn đề Iraq, chính quyền Bush cũng đặt ra một chính sách đối ngoại cụ thể trong nhiệm kỳ 2, hướng đến giải quyết những mâu thuẫn và xung đột đang tồn tại.

Vấn đề Iran

Những nhân vật hiếu chiến trong chính quyền Bush kêu gọi LHQ cấm vận Iran nếu nước này không chịu từ bỏ tham vọng hạt nhan, song đây không phải là điều dễ thực hiện. Bush sẽ phải gây áp lực với IAEA để cơ quan này nêu vấn đề Iran trước LHQ. Ông Bush cũng có thể phải đối mặt với những căng thẳng trong quan hệ với Iran nếu ông thực hiện cam kết điều tra báo cáo do Uỷ ban 11/9 đưa ra về việc Iran từng hỗ trợ các điệp viên Al-Qaeda.

Quan hệ Israel - Palestine

Tổng thống Bush sẽ tiếp tục ủng hộ kế hoạch Gaza của Thủ tướng Sharon: rút toàn bộ người Do Thái khỏi Dải Gaza và sáp nhập một số vùng tại khu Bờ Tây. Mặc dù từ chối hội đàm trực tiếp với ông Arafat, ông Bush có thể tìm được "tiếng nói chung" với người kế nhiệm nhà lãnh đạo Palestine.

Ảrập Xêút

Chính quyền Bush trong nhiệm kỳ hai hy vọng tiếp tục các mối quan hệ vững chắc với chính quyền Ảrập Xê út. Hiện Ảrập Xê út đang hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và truy quét các phần tử Al-Qaeda tại nước này.

Afghanistan và Pakistan

Mặc dù kỳ bầu cử Tổng thống Afghanistan hồi tháng trước được coi là một thành công lớn đối với chính sách của ông Bush, vẫn tồn tại bất đồng giữa hai chính quyền trên một số vấn đề. Hiện, chính quyền Bush phản đối việc ông Karzai kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế để giải giáp các tù trưởng địa phương vì Tổng thống Afghanistan không muốn thấy quân đội nước ngoài can thiệp vào xung đột địa phương.

Mặc dù Bin Laden có thể đang lẩn trốn tại một số vùng hẻo lánh của Pakistan, ông Bush sẽ tiếp tục coi Pakistan là một đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố.

CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc

Trong nhiệm kỳ 2, ông Bush có thể đưa ra cách tiếp cận mới trong vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Dự kiến, chính quyền sẽ ủng hộ các cuộc hội đàm 6 bên và phản đối hội đàm song phương mà Bình Nhưỡng ủng hộ. Kể từ khi đưa ra quyết định rút 12.500 lính khỏi Hàn Quốc để đối phó với những thách thức ở nơi khác, Tổng thống Bush vẫn chưa cho biết liệu việc phân bổ lại binh sĩ tiếp tục được tiến hành trong nhiệm kỳ 2 hay không.

Trung Quốc

Bắt đầu nhiệm kỳ 1 với quan hệ "không mấy êm ả" với Trung Quốc, ông Bush đã thay đổi hướng hành động và theo đuổi một chính sách thân thiện. Mỹ ủng hộ chính sách "một nước Trung Quốc" trong vấn đề Đài Loan và chính sách "Một nhà nước, hai chế độ" đối với Hong Kong. Bên cạnh đó, Mỹ coi Trung Quốc là nhân tố quan trọng giúp duy trì các cuộc hội đàm đa phương với CHDCND Triều Tiên.

Nhật Bản

Thủ tướng Junichiro Koizumi vẫn là một đồng minh thân cận của Bush trong vấn đề Iraq. Quan hệ liên minh Mỹ - Nhật sẽ tiếp tục được duy trì trong nhiệm kỳ 2.

Châu Âu

Sau khi theo đuổi kế hoạch mở rộng NATO về phía đông với việc thắt chặt quan hệ với các quốc gia Đông Âu và ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, chính quyền Bush trong nhiệm kỳ 2 có thể bắt đầu khắc phục quan hệ với những nước Tây Âu "già cỗi" như Đức và có thể là Pháp.

Châu Phi

Chính quyền Bush cam kết tăng gấp 3 viện trợ của Mỹ cho cuộc chiến chống HIV/AIDS ở các nước trong đó cam kết tăng viện trợ cho châu Phi thêm 50% thời gian từ 2003-2006. 

  • Huyền Trang - (Tổng hợp) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,